Thứ tư 06/11/2024 04:41

Trên 800 gian hàng tham gia Hội chợ máy móc và nguyên liệu gỗ quốc tế Bình Dương 2023

Trên 800 gian hàng của các đối tác đến từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc,… tham gia Hội chợ máy móc và nguyên liệu gỗ quốc tế Bình Dương 2023.

Cơ hội lớn để tháo gỡ khó khăn cho ngành gỗ

Nhằm thúc đẩy công tác xúc tiến thương mại và phát triển của ngành Công Thương nói chung, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ nói riêng, sáng 9/8, tại Bình Dương, các hiệp hội ngành gỗ đã tổ chức Hội chợ máy móc và nguyên liệu gỗ quốc tế Bình Dương 2023 (BIFA WOOD 2023).

Khai mạc Hội chợ máy móc và nguyên liệu gỗ quốc tế Bình Dương 2023

Phát biểu khai mạc Hội chợ, ông Nguyễn Quốc Trị - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, 7 tháng đầu năm 2023, do sự gia tăng cạnh tranh địa chính trị, xung đột diễn biến phức tạp, kéo dài, lạm phát toàn thế giới tăng cao dẫn đến các thị trường xuất khẩu lâm sản chính của Việt Nam đều giảm.

Giá bán một số mặt hàng lâm sản chủ yếu như dăm gỗ, viên nén gỗ đã giảm từ 30 – 35% so với năm 2022; giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản sụt giảm mạnh, đạt 7,78 tỷ USD, giảm 25,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong bối cảnh khó khăn chung về thị trường, công tác xúc tiến thương mại nói chung và ngành gỗ nói riêng là hết sức quan trọng. Đây là giải pháp để biến những bất lợi thành cơ hội, biến nguy cơ thành thời cơ. Hội chợ máy móc và nguyên liệu gỗ quốc tế Bình Dương – BIFA WOOD năm 2023 chính là minh chứng cho sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo và thích ứng.

“Cùng với Hội chợ Hawa Expo 2023 tổ chức vào tháng 2/2023, BIFA WOOD 2023 sẽ góp phần giúp ngành chế biến gỗ lấy lại đà tăng trưởng trong các tháng cuối năm 2023 và thực hiện mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD lâm sản vào năm 2025 theo Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”, ông Nguyễn Quốc Trị nhấn mạnh.

Bình Dương là một trong những “thủ phủ” của ngành gỗ Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương chia sẻ, 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Bình Dương ước đạt 2.788,34 triệu USD, giảm 5,3% so với cùng kỳ, chiếm 18,45% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy tăng trưởng giảm nhưng ngành gỗ vẫn đóng một vị trí rất quan trọng vào sự phát triển chung trong bức tranh công nghiệp của địa phương.

Hội chợ máy móc và nguyên liệu gỗ quốc tế trong thời gian qua đã trở thành một thương hiệu triển lãm uy tín, được tổ chức thường niên tại Bình Dương. Hoạt động này cần được nhân rộng hơn để có thể thúc đẩy hoạt động giao thương, kết nối và xuất nhập khẩu tại chỗ.

“Qua Hội chợ lần này, tôi hi vọng các Hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước có cơ hội quảng bá các sản phẩm uy tín, chất lượng cũng như chia sẻ những bước tiến đột phá trong ngành công nghiệp sản xuất tại Việt Nam và nâng cao sự cạnh tranh trên trường quốc tế”, ông Nguyễn Văn Dành chia sẻ.

Ở góc độ ngành Công Thương, ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) nhận định, quý III/2023 đã ghi nhận những tín hiệu phục hồi về nhu cầu tại các thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Canada… cũng như xuất hiện nhiều xu hướng về sản xuất bền vững và yêu cầu mới từ các thị trường ngày càng chặt chẽ về các nguyên liệu mới, sản phẩm gỗ mới, số hóa quy trình sản xuất...

Điều này đòi hỏi ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam phải tập trung vào việc sử dụng nguồn nguyên liệu và quá trình sản xuất bền vững, giảm thiểu lượng phát thải ra môi trường.

Chính vì vậy, Hội chợ máy móc và nguyên liệu gỗ quốc tế Bình Dương 2023 sẽ là kênh xúc tiến thương mại hiệu quả, giúp các doanh nghiệp Việt Nam và khu vực giới thiệu sản phẩm, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến gỗ; tiếp cận với nhiều nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất, xuất khẩu.

Đồng thời cũng là cơ hội để giới chuyên môn, doanh nghiệp trực tiếp đánh giá, lựa chọn tại chỗ các sản phẩm máy móc thiết bị tiên tiến theo hướng tự động hoá của nhiều nhà sản xuất uy tín đến từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc…

Các đại biểu tham quan gian hàng

Máy móc, công nghệ và nguyên liệu gỗ là 2 trong 4 trụ cột phát triển của doanh nghiệp ngành gỗ. Ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhận định, việc áp dụng công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp ngành gỗ gia tăng năng suất lao động, hỗ trợ quản trị, nâng cao thương hiệu doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong bối cảnh hiện nay, đồng thời, mở ra cơ hội giao thương bền vững, lâu dài. Bên cạnh đó, nguồn cung gỗ nguyên liệu đa dạng, dồi dào trên khắp thế giới sẽ cho phép các doanh nghiệp chế biến gỗ mở rộng phát triển sản xuất, kinh doanh.

Hướng tới mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 20 tỷ USD

Trong năm 2022, xuất khẩu ngành gỗ và lâm sản đạt hơn 16,5 tỷ USD. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu kỳ vọng sẽ đạt 17 tỷ USD, trong đó, đồ nội thất, các mặt hàng như ván sợi, ván dăm, ván ép sẽ tăng trưởng trên 5%, gỗ pallet sẽ tăng trưởng từ 20 - 30%.

Để tiếp tục duy trì sự ổn định, hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 20 tỷ USD đến năm 2025, ngành gỗ đang chú trọng quảng bá hình ảnh, thương hiệu, kết nối với các đối tác trên thế giới, mở rộng thị trường thông qua các hội chợ, triển lãm. Một trong số đó là Hội chợ máy móc và nguyên liệu gỗ quốc tế Bình Dương 2023 nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu ngành gỗ đạt được bước đi vững chắc.

"Hội chợ sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 11/8/2023, với hoạt động triển lãm và hàng loạt sự kiện với quy mô sẽ giúp kết nối giao thương, giới thiệu quảng bá giới thiệu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ ngành chế biến gỗ Việt Nam", ông Đỗ Xuân Lập chia sẻ.

Hội chợ với quy mô trên 800 gian hàng, diện tích trưng bày 12.000 m2, quy tụ hơn 100 doanh nghiệp triển lãm máy móc, thiết bị công nghiệp, phụ kiện, phụ liệu phục vụ, nguyên liệu gỗ uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực. Hội chợ dự kiến sẽ thu hút hơn 8.000 khách tham quan, trong đó có hơn 2.000 khách tham quan quốc tế và hơn 6.000 khách tham quan trong nước.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài

Nỗi niềm trăn trở của 'tư lệnh' ngành nông nghiệp về đầu ra của sản phẩm OCOP

Chùm ảnh: Sôi động sản phẩm OCOP vùng miền tại triển lãm VIETNAM OCOPEX

Các thương vụ chia sẻ kinh nghiệm quốc tế đối với việc thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Hơn 8.400 khách tham quan chuyên ngành quy tụ tại triển lãm Fi VietNam 2024

Khách hàng quốc tế quan tâm đến nông sản Việt tại Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc

Doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm, phải bán “câu chuyện tạo ra sản phẩm”

Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu: Từng bước đưa sản phẩm Việt tiếp cận thị trường quốc tế

Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Động lực lớn thúc đẩy kinh tế

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn hợp tác Việt Nam – EU 2024 tại TP. Hồ Chí Minh

Hơn 13.600 lượt khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 & Aquaculture Vietnam 2024

Sắp diễn ra giao ban Thương vụ với trọng tâm về đề án Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế ngành vi mạch bán dẫn Việt Nam năm 2024

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải có yếu tố tiên phong

20 doanh nghiệp Hà Nội tham dự Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Lễ công bố sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần 9 được tổ chức ngày 4/11