Tranh Đông Hồ- Thú vui tao nhã ngày Tết của người Việt

Tranh Đông Hồ có cội nguồn từ xa xưa và ra đời chủ yếu phục vụ cho nhu cầu người chơi tranh vào dịp Tết đến, Xuân về. Mỗi bức tranh hàm chứa giá trị riêng, tượng trưng cho mơ ước của người dân và luôn gửi gắm vào đó những lời chúc phúc tốt đẹp nhất cho năm mới.

Trong các dòng tranh dân gian ở Việt Nam, tranh Đông Hồ thuộc dòng tranh in từ ván khắc gỗ, do người dân làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh sáng tạo, sản xuất và phát triển thành làng nghề. Nơi đây có một vùng đất trù phú, nông nghiệp phát triển, đời sống văn hóa cao… tất cả tạo thành cái nôi cho một dòng tranh chân quê, mang trong mình những nét tinh túy riêng với những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Tranh Đông Hồ- Thú vui tao nhã ngày Tết của người Việt
Tranh Đông Hồ được in từ ván khắc gỗ
Tranh Đông Hồ- Thú vui tao nhã ngày Tết của người Việt
Sản phẩm sáng tạo của Tranh Đông Hồ

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Oanh, một người nổi tiếng của dòng tranh dân gian Đông Hồ chia sẻ: Tranh Đông Hồ thường là tranh Tết, là thú vui tao nhã, một phong tục đẹp của người Việt Nam xưa, nay, đặc biệt ở các vùng đồng bằng Bắc bộ. Cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán, các gia đình dù giàu hay nghèo, ngoài bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành cũng không thể thiếu câu đối đỏ cùng những bức tranh Tết. Những bức tranh dân gian Đông Hồ màu sắc tươi tắn được dán lên tường nhà làm không khí thêm phần rộn rã, ấm cúng. Tranh Tết Đông Hồ không phải là sự minh họa về ngày Tết mà thông qua nội dung của các bức tranh này là sự gửi gắm, là lời chúc phúc cho những gì tốt đẹp nhất cho một năm mới phát tài, phát lộc bằng những hình ảnh biểu tượng dân dã, gần gũi nhưng lại chứa đựng những thông điệp ẩn ngữ đầy tính nhân văn.

Tranh Đông Hồ- Thú vui tao nhã ngày Tết của người Việt
Gian hàng tranh Đông Hồ phục vụ nhu cầu chơi tranh ngày Tết
Tranh Đông Hồ- Thú vui tao nhã ngày Tết của người Việt
Tranh Đông Hồ phản ánh những ước mơ, khát vọng cuộc sống tốt đẹp hơn

Với sự phong phú, đa dạng cả về mẫu mã, thể loại, chủ đề, tranh dân gian Đông Hồ phản ánh hầu hết những gì diễn ra trong đời sống bình dị của người lao động như: Chăn trâu thổi sáo, Hứng dừa, Đấu vật, Đánh ghen… cho tới những ước mơ, khát vọng cuộc sống tốt đẹp hơn như Lễ trí, Nhân nghĩa, Vinh hoa, Phú quý, Lợn đàn, Gà đàn… Cái hấp dẫn của tranh dân gian Đông Hồ là không chỉ đề cập cuộc sống: Thóc đầy bồ, gà đầy sân, ước mong vinh hoa phú quý mà còn đề cập đến cuộc sống lứa đôi, vợ chồng với cái nhìn hóm hỉnh mà sâu sắc.

Tranh Đông Hồ- Thú vui tao nhã ngày Tết của người Việt
Tác phẩm vinh quy bái tổ

Theo nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh, dòng tranh Đông Hồ có nội dung và hình thức biểu đạt rất phong phú, chủ yếu đi sâu miêu tả tính chân thực cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất đời thường trong mối quan hệ giữa người với người và giữa người với thiên nhiên thể hiện tính nhân quả cầu an, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài. Tính triết lý của tranh Đông Hồ rất sâu sắc vừa vui tươi dí dỏm, hóm hỉnh vừa sâu cay nửa hư nửa thực mang tính trừu tượng. Tranh dân gian Đông Hồ càng xem càng cảm nhận thấy ý nghĩa văn hóa sâu sắc, chứa đựng những ẩn ý, nhắc nhở, răn dạy chi tiết, đầy đủ về mọi sự đúng sai, phải trái ở đời, mang đậm một cái nhìn lạc quan, trìu mến và tha thiết đối với cuộc sống.

Tranh Đông Hồ- Thú vui tao nhã ngày Tết của người Việt
Tranh vừa vui tươi dí dỏm lại hóm hỉnh
Tranh Đông Hồ- Thú vui tao nhã ngày Tết của người Việt
Có khi lại sâu cay với nhiều ý nghĩa lắng đọng

Trước đây, một cái Tết cổ truyền đầy đủ, không thể nào thiếu vắng tranh Đông Hồ với những nét vẽ giản dị nhưng lại mang những hàm ý sâu xa. Ngoài tô điểm cho không gian gia đình, tranh dân gian Đông Hồ còn được chọn làm quà tặng cho người thân, bạn bè vào dịp Tết. Người ta tặng quà cho nhau bằng tranh, theo nội dung mà họ đã định từ trước phù hợp với hoàn cảnh tình cảm của người được trao tặng để trang trí trong ngày Xuân, mong sao “mọi việc như ý” cho một năm mới tốt lành. Đó là nét đẹp văn hóa trong tranh dân gian Đông Hồ mà có lẽ người Việt Nam mới có.

Tranh Đông Hồ- Thú vui tao nhã ngày Tết của người Việt
Tranh Đông Hồ vẫn còn sức hút đặc biệt với những người lớn tuổi

Trong cuộc sống hiện đại, vị thế của tranh Đông Hồ đã mai một ít nhiều. Nhưng tranh Đông Hồ vẫn hiện diện trong ngày Tết của nhiều gia đình. Với họ, tranh Đông Hồ vẫn còn nguyên giá trị và có sức hút đặc biệt bởi những đề tài trên tranh phản ánh đậm chất cuộc sống mộc mạc, giản dị, gần gũi, gắn liền với văn hóa người Việt.

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lễ hội Ẩm thực Balade en France: Mang chợ Pháp đến Hà Nội

Lễ hội Ẩm thực Balade en France: Mang chợ Pháp đến Hà Nội

Lễ hội Ẩm thực Pháp Balade en France sẽ diễn ra từ ngày 5-7/4/2024 với quy mô gần 80 gian hàng mang lại trải nghiệm không gian chợ Pháp tại Hà Nội.
Lâm Đồng: Nhóm tác giả trẻ ra mắt dự án sách “Xứ sở lạ lùng”

Lâm Đồng: Nhóm tác giả trẻ ra mắt dự án sách “Xứ sở lạ lùng”

Dự án sách "Xứ sở lạ lùng" vừa được ra mắt tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) bởi nhóm tác giả trẻ, những người có chung một tình yêu đối với Đà Lạt.
Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Triển khai các nhiệm vụ tổ chức diễu binh, diễu hành

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Triển khai các nhiệm vụ tổ chức diễu binh, diễu hành

Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ diễn ra sáng ngày 7/5/2024 tại Sân Vận động tỉnh Điện Biên.
Lễ hội đền Bà Triệu, khám phá di sản văn hóa đầy màu sắc

Lễ hội đền Bà Triệu, khám phá di sản văn hóa đầy màu sắc

Lễ hội đền Bà Triệu được tổ chức hàng năm vào các ngày 19-22/2 âm lịch, tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh hoá.
Hải Dương: Độc lạ với vẻ đẹp hiếm có của cây hoa gạo trổ hoa vàng rực

Hải Dương: Độc lạ với vẻ đẹp hiếm có của cây hoa gạo trổ hoa vàng rực

Không mang màu đỏ quen thuộc, cây hoa gạo vàng tại đền Long Động (xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) lại cho những bông hoa màu vàng rực rỡ.

Tin cùng chuyên mục

Hát Kiều (Quảng Bình) được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Hát Kiều (Quảng Bình) được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Mới đây, Sở Văn hóa-Thể thao Quảng Bình vừa tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều.
Hà Nội: Xếp hạng 3 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh ở huyện Phú Xuyên

Hà Nội: Xếp hạng 3 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh ở huyện Phú Xuyên

UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 1526/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn TP. Hà Nội
Chùa Thầy rực rỡ mùa hoa gạo

Chùa Thầy rực rỡ mùa hoa gạo

Non xanh, nước biếc cùng với ngôi chùa cổ kính, mái ngói rêu phong nay được tô điểm thêm bởi sắc đỏ của hoa gạo khiến khung cảnh chùa Thầy như một bức tranh vẽ.
Phát hành bộ tem Kỷ niệm 1100 năm sinh Đinh Tiên Hoàng đế (924-979)

Phát hành bộ tem Kỷ niệm 1100 năm sinh Đinh Tiên Hoàng đế (924-979)

Bộ tem được phát hành nhằm tri ân công lao to lớn của Đinh Tiên Hoàng đế, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc.
Phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
Hội vật Cầu nước làng Vân - lễ hội "độc nhất vô nhị" ở Bắc Giang

Hội vật Cầu nước làng Vân - lễ hội "độc nhất vô nhị" ở Bắc Giang

Lễ hội vật cầu nước làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang), cứ 4 năm được tổ chức 1 lần vào các ngày 12, 13 và 14 tháng 4 Âm lịch.
Tuần lễ Phim Quốc tế về thiên nhiên đã quay trở lại

Tuần lễ Phim Quốc tế về thiên nhiên đã quay trở lại

Với chủ đề “Thiên nhiên thì thầm, nảy mầm hành động”, Tuần lễ Phim Quốc tế thiên nhiên do Keep Vietnam Clean tổ chức đã chính thức quay trở lại từ ngày 21-29/3.
Chuyên trang đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Báo Nhân Dân

Chuyên trang đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Báo Nhân Dân

Báo Nhân Dân vừa ra mắt Chuyên trang đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ nhằm tái hiện toàn cảnh chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Hội nhạc sĩ Việt Nam phát động Tháng âm nhạc Bài ca Điện Biên

Hội nhạc sĩ Việt Nam phát động Tháng âm nhạc Bài ca Điện Biên

Tháng âm nhạc Bài ca Điện Biên vừa phát động hướng tới chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, qua đó khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước.
Lễ hội làng Hậu: Nối dài truyền thống văn hóa làng cổ

Lễ hội làng Hậu: Nối dài truyền thống văn hóa làng cổ

Lễ hội làng Hậu được tổ chức từ ngày 9-11/2 Âm lịch hàng năm, hội làng là nơi tìm về những giá trị truyền thống văn hóa của quê hương, cầu một năm bình an...
Thái Bình: Khai mạc lễ hội đền A Sào thờ Đức Thánh Trần

Thái Bình: Khai mạc lễ hội đền A Sào thờ Đức Thánh Trần

Ngày 19/3, tại khu di tích lịch sử Đình, Đền, Bến Tượng A Sào (xã An Thái), UBND huyện Quỳnh Phụ tổ chức khai mạc lễ hội đền A Sào năm 2024 với nhiều hoạt động.
Nét độc đáo ở lễ hội làng cổ Bát Tràng

Nét độc đáo ở lễ hội làng cổ Bát Tràng

Lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức vào ngày 14 – 15/2 âm lịch hàng năm, lễ hội là nơi để tìm về những giá trị lịch sử, văn hóa của làng nghề gốm.
Tục rước “Ông Lang” - phong tục đẹp ở làng Tân Phượng, Bắc Giang

Tục rước “Ông Lang” - phong tục đẹp ở làng Tân Phượng, Bắc Giang

Vào ngày 11 và 12/2 âm lịch hàng năm, thôn Tân Phượng (hay Phụng Pháp), xã Tân Mỹ, TP. Bắc Giang, tổ chức việc làng để tế lễ và rước 'Ông Lang' (lợn đen).
Thái Bình: Khánh thành di tích chùa Vĩnh Gia sau khi tu bổ, tôn tạo

Thái Bình: Khánh thành di tích chùa Vĩnh Gia sau khi tu bổ, tôn tạo

Ngày 17/3, thôn Vĩnh Gia, xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình tổ chức cắt băng khánh thành, trùng tu di tích điện chùa Vĩnh Gia được xây dựng từ cuối thế kỷ XV.
Điện Biên: Cần khai thác hiệu quả và xứng tầm giá trị các lợi thế, tiềm năng du lịch

Điện Biên: Cần khai thác hiệu quả và xứng tầm giá trị các lợi thế, tiềm năng du lịch

Điện Biên không chỉ nổi tiếng với chiến thắng lịch sử mà còn là một địa danh du lịch hấp dẫn với vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ và bản sắc văn hóa độc đáo.
Thánh đường duy nhất ở Hà Nội tấp nập trong tháng lễ Ramadan

Thánh đường duy nhất ở Hà Nội tấp nập trong tháng lễ Ramadan

Trong dịp tháng lễ Ramadan, Thánh đường duy nhất tại Hà Nội là AI Noor Mosque (số 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm) mỗi ngày có tới 300 người tới cầu nguyện và dự tiệc.
Thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thể thao

Thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thể thao

Năm 2023, qua công tác thanh tra, kiểm tra đã xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thể thao, nhất là các lĩnh vực nhạy cảm.
Về Sơn Đồng đi hội Giằng bông

Về Sơn Đồng đi hội Giằng bông

Hội Giằng bông được tổ chức ngày 6/2 âm lịch hàng năm (5 năm tổ chức linh đình 1 lần) tại làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội.
Đặc sắc lễ hội đền Đồng Nhân

Đặc sắc lễ hội đền Đồng Nhân

Đền Đồng Nhân thuộc quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), thờ Hai Bà Trưng là những nữ anh hùng kiệt suất đã khởi nghĩa chống quân Đông Hán giành độc lập cho dân tộc.
Bích Câu Đạo Quán: Nơi lưu giữ mạch nguồn di sản văn hoá

Bích Câu Đạo Quán: Nơi lưu giữ mạch nguồn di sản văn hoá

Bích Câu Đạo Quán – cụm di tích nổi tiếng về mối lương duyên tiên giới đang là địa chỉ tiếp nối lưu giữ mạch nguồn di sản văn hoá truyền thống của Hà Nội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động