Thứ hai 12/05/2025 19:45

Trái dứa Mường Chà giúp dân thoát nghèo

Từ năm 2012 trở lại đây, trên những sườn đồi ở xã Na Sang, xã Sa Lông (huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên) cây dứa được trồng khá phổ biến. Dứa Mường Chà không chỉ là loại trái cây ngon, được nhiều người chọn mua mà hơn thế, nhờ trái dứa, nhiều hộ đồng bào Mông đã vượt qua đói nghèo.
Dứa Mường Chà được bày bán dọc đường từ thành phố Điện Biên vào huyện Mường Chà

Cây dứa bén duyên đất Mường Chà

Năm 2012, phong trào trồng dứa bắt đầu xuất hiện ở Mường Chà. Từ mấy ngàn mét vuông trồng dứa ban đầu, đến nay, Mường Chà đã có mấy chục héc- ta dứa, tập trung chủ yếu tại 2 xã: Na Sang (23 héc-ta ) và Sa Lông (15 héc-ta), diện tích còn lại được trồng rải rác tại các xã như: Huổi Lèng, Ma Thì Hồ, Mường Mươn…

Theo anh Lý A Vàng (người dân tộc Mông, xã Sa Lông, huyện Mường Chà), ban đầu giống dứa được mang về từ tỉnh Lào Cai, đến nay, bà con đã tự lo được giống. Hiện mỗi mét vuông, gia đình anh đang trồng khoảng 8 gốc dứa. Với giá bán trung bình hiện nay từ 8.000 – 10.000 đồng/quả to, 4.000 – 6.000 đồng/quả nhỏ, 1 héc-ta dứa, trừ khoảng 10 triệu đồng tiền phân bón, gia đình anh Vàng vẫn có thu nhập khoảng 70 - 80 triệu đồng mỗi năm. Mức thu nhập cao hơn hẳn so với trồng ngô lúa.

Nhờ nguồn thu này, nhiều hộ người Mông đã thoát nghèo. “Chăm sóc cây dứa không quá vất vả, vốn đầu tư ít mà hiệu quả kinh tế khá cao nên đất nào trồng được dứa là nhà tôi chuyển trồng dứa hết. Hiện gia đình có 2 héc-ta dứa. Hộ trồng nhiều nhất trong xã có tới 8 - 9 héc-ta trồng dứa” - anh Vàng cho biết. Cùng với gia đình anh Vàng, mấy năm trở lại đây, có rất nhiều hộ đồng bào Mông cũng chuyển sang trồng dứa. Nếu năm 2012, toàn huyện có khoảng 15 héc-ta dứa thì đến nay diện tích trồng dứa tăng gấp 3 lần.

Nỗi lo đầu ra cho trái dứa

Trò chuyện với anh Vàng và một số người dân ở xã Sa Lông được biết, việc trồng dứa ở Mường Chà hoàn toàn do người dân tự trồng chứ không được hỗ trợ về vật tư hay hướng dẫn kỹ thuật. Minh chứng cho lời anh Vàng là hình ảnh ruộng dứa trải dài nhưng các quả dứa có kích thước không đều nhau, quả to, quả bé, quả chín vàng, quả còn ương…

Dứa được các hộ dân tính toán trồng gối nhau, mỗi lần cách nhau khoảng 20 ngày để dứa chín dần chứ không chín cùng một lúc, như vậy việc tiêu thụ cũng sẽ thuận lợi hơn. Việc trồng và thu hoạch dứa kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau.

“Nếu như trước kia ít người trồng, những quả dứa to chúng tôi bán được từ 10.000 – 15.000 đồng/quả, thương lái đến tận đồi mua. Nay vì diện tích mở rộng, sản lượng dứa tăng cao nên giá bán chỉ còn 8.000 – 10.000 đồng/quả to” – anh Vàng cho hay.

Ngoài tiêu thụ tại chỗ, hiện người dân Mường Chà còn mang dứa đi bán tại các địa bàn lân cận như: Thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và thị xã Mường Lay. Tuy nhiên, so với trồng ngô hay lúa thì trồng dứa vẫn cho thu nhập tốt hơn hẳn.

Năm 2016, trước tin đồn về việc người trồng dứa ở Mường Chà có sử dụng chất kích thích để tăng trưởng, cho trái dứa chín đều…, Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 1 (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) đã kiểm nghiệm, phân tích mẫu về các chỉ tiêu như: thuốc trừ cỏ, kích thích sinh trưởng, tẩm củ quả nhằm bảo quản được lâu, Ethephone điều hòa sinh trưởng, gây chín hàng loạt… trên dứa Mường Chà nhưng đều âm tính. Kết quả này không chỉ minh oan cho dứa Mường Chà, mà còn góp phần khẳng định chất lượng nông sản của vùng đất này.

“Dứa cho thu nhập ổn định và có thể trồng gối vụ, thu hoạch quanh năm, vì thế không dại gì chúng tôi lại bỏ “thuốc độc” vào chính nồi cơm của mình” – chia sẻ của các hộ đồng bào Mông trồng dứa ở Mường Chà đã phần nào cho thấy, ý thức của người trồng đối với sản phẩm gắn liền với tên tuổi của quê hương, là nguồn thu cho nhiều hộ gia đình nơi đây.

Tuy nhiên, cũng không khỏi lo ngại khi mà đến nay, nông dân ở Mường Chà vẫn phát triển diện tích trồng dứa một cách tự phát, thiếu quy hoạch và liên kết bài bản. Bởi lẽ, khả năng tự xoay xở đầu ra của người nông dân chỉ có mức độ. Đã đến lúc, Mường Chà cần có quy hoạch phát triển cụ thể, để cây dứa thực sự thành cây xóa nghèo của bà con, chứ không vấp phải nỗi lo bị ép giá vì sản lượng không có nơi tiêu thụ như nhiều loại nông sản khác.

Mai Hoàng

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa