Thứ hai 12/05/2025 13:16
Chăm lo cho người có công

Trách nhiệm và vinh dự thiêng liêng

Năm 2017 - Kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã kêu gọi toàn dân thực hiện 3 tháng cao điểm vận động toàn dân “Đền ơn đáp nghĩa” (từ 27/4 và đến 27/7). Đây là hoạt động thể hiện sự biết ơn, tri ân với những hy sinh, đóng góp to lớn của các anh hùng liệt sĩ, người có công.
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh & Xã hội Đào Ngọc Dung (bên trái) tiếp nhận ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” Trung ương từ các cơ quan, tổ chức.

Để giành lại độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, chỉ tính từ năm 1945 đến nay, nước ta đã có gần 1,2 triệu liệt sĩ, gần 1 triệu người bị thương và là bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam, hơn 127.000 bà mẹ có cả chồng lẫn con hoặc nhiều con đã hy sinh vì Tổ quốc. Số người được công nhận là người có công với nước là 9 triệu người (chiếm gần 10% dân số). Ngoài các đối tượng được hưởng trợ cấp 1 lần còn có trên 1,4 triệu người được hưởng trợ cấp hàng tháng...

Về việc thực hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, theo Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh & Xã hội Đào Ngọc Dung, trong 10 năm qua, cả nước đã đóng góp xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa hơn 3.481 tỷ đồng, trong đó, quỹ Trung ương hơn 41,36 tỷ đồng, quỹ địa phương hơn 3.440,4 tỷ đồng; tặng 159.000 sổ tiết kiệm tình nghĩa trị giá gần 955 tỷ đồng; 100% các mẹ Việt Nam anh hùng được các đơn vị nhận phụng dưỡng; 98% xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ; 98,5% người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống người dân nơi cư trú. Từ phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã vận động được kinh phí để xây mới 90.000 căn nhà và sửa chữa 75.000 căn nhà cho gia đình người có công với tổng trị giá gần 12.200 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến nay, nhiều nhà Tình nghĩa, nhà Đại đoàn kết được xây dựng sau 30 năm qua đã bị hỏng và xuống cấp. Nhu cầu xây nhà và sửa nhà cho các gia đình người có công hiện nay là hơn 280.000 căn. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hồ sơ xác nhận người có công tồn đọng, chưa được giải quyết.

Từ thực tế này, tại Lễ phát động 3 tháng cao điểm vận động toàn dân “Đền ơn đáp nghĩa”, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan truyền thông, báo chí cùng Đảng, Nhà nước tiếp tục chăm lo cho người có công; xem đây là trách nhiệm và vinh dự thiêng liêng của mỗi gia đình Việt Nam với quá khứ hào hùng của dân tộc và với tương lai tươi sáng của các thế hệ mai sau.

Với vai trò của mình, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi: Mỗi cơ quan, tổ chức, mỗi gia đình không thuộc diện nghèo hãy bàn bạc và có một việc làm cụ thể để góp phần chăm lo cho các gia đình liệt sĩ, thương binh, gia đình chính sách. Trong đó, phấn đấu làm sao để không để một thương binh nào cần xe lăn mà không có xe lăn; các con liệt sĩ và thương binh nặng chưa có việc làm đều được giúp đỡ phù hợp; thêm nhiều căn nhà được xây mới hoặc sửa chữa cho các gia đình liệt sĩ, thương binh, cựu thanh niên xung phong, nạn nhân chất độc da cam và gia đình chính sách…

Ngay tại Lễ phát động 3 tháng cao điểm vận động toàn dân “Đền ơn đáp nghĩa”, 50 cơ quan, tổ chức trung ương, địa phương, cá nhân đã ủng hộ gần 3,8 tỷ đồng cho Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” Trung ương. Đây là việc làm có tính nhân văn sâu sắc, thể hiện đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”, truyền thống nhân văn của nhân dân ta, để từ đó nhân lên những tấm lòng, những hành động biết ơn đối với những hy sinh, đóng góp to lớn của các anh hùng - liệt sĩ, người có công.

Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ sẽ được tổ chức trọng thể cấp quốc gia vào sáng 27/7/2017 do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội chủ trì. Đồng thời gắn với đó sẽ tổ chức buổi gặp mặt 700 người có công tiêu biểu và 16 hoạt động lớn khác.
PV

Tin cùng chuyên mục

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức