TP. Hồ Chí Minh: Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết

Ngày 4/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Hồ Chí Minh tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết” và đảm bảo công tác phòng chống dịch.
TP. Hồ Chí Minh đón những du khách đầu tiên “xông đất” năm 2022

Thông tin tại buổi họp báo, ông Trần Đoàn Trung - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh - cho biết, năm 2021 với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh đã kịp thời điều chỉnh, bổ sung nội dung hoạt động, thay đổi hình thức triển khai phù hợp trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh. Đặc biệt, các cấp công đoàn TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều sáng tạo, cách làm mới, mô hình hay, tiêu biểu đối với hoạt động chăm lo cho đoàn viên công đoàn, người lao động.

TP. Hồ Chí Minh: Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết
Ông Trần Đoàn Trung - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh - phát biểu tại buổi họp báo

Cụ thể, đối tượng chăm lo được mở rộng hơn, đa dạng ngành nghề, nhất là đối với lao động làm việc trong khu vực phi chính thức, số lượng và chất lượng được nâng lên. Nhiều chương trình thiết thực được các cấp công đoàn tập trung triển khai, nhất là công tác chăm lo cho đoàn viên công đoàn, người lao động khó khăn, mất việc làm do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đặc biệt, các trường hợp bị F0, nữ công nhân lao động, con công nhân lao động bị ảnh hưởng của dịch Covid-19… với tổng kinh phí là 400 tỷ đồng chăm lo cho hơn 420 nghìn đoàn viên và người lao động. Qua đó, khẳng định vai trò, vị trí của tổ chức công đoàn trong đồng hành cùng đời sống, việc làm của người lao động, tạo sự gắn kết mật thiết giữa đoàn viên, người lao động với tổ chức công đoàn, được sự đồng thuận ủng hộ tích cực của doanh nghiệp và xã hội.

Năm 2022, dự báo vẫn còn nhiều khó khăn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống của đoàn viên công đoàn và người lao động. Công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động vui Xuân, bình an đón Tết sum vầy là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp công đoàn thành phố.

“LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các cấp công đoàn tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức chăm lo Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, trọng tâm là Chương trình công nhân vui Tết cùng TP”- ông Trần Đoàn Trung khẳng định.

Theo đó, tổ chức công đoàn tham gia với người sử dụng lao động xây dựng phương án chi trả lương, thưởng Tết cho người lao động, các khoản phúc lợi khác cho người lao động trong dịp Tết Nguyên đán; sớm có thông báo công khai thời gian trả lương, thưởng và lịch nghỉ Tết của doanh nghiệp để người lao động an tâm sản xuất. Đồng thời phối hợp cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH), cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương rà soát và nắm bắt danh sách các doanh nghiệp đang khó khăn để có phương án giải quyết và hỗ trợ chăm lo Tết kịp thời cho đoàn viên, người lao động.

Về Chương trình “Tết sum vầy” năm 2022, riêng cấp TP họp mặt 10 nghìn hộ gia đình đoàn viên công đoàn, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện về quê đón Tết.

LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện chương trình “Tấm vé nghĩa tình”, gồm: trao tặng vé xe, vé tàu, vé máy bay cho đoàn viên công đoàn và người lao động khó khăn nhiều năm không có điều kiện về quê ăn Tết, công nhân lao động tiêu biểu trong lao động sản xuất về quê đón tết cùng gia đình trong những ngày giáp Tết Nhâm Dần năm 2022.

Tổ chức các hoạt động chăm lo cho con đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Nhân Dần năm 2022 như: Chăm lo con đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng dịch Covid-19, chăm lo nữ đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động mang thai, mới sinh con bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, trao sổ tiết kiệm Công đoàn Việt Nam cho trẻ em mồ côi là con đoàn viên công đoàn tử vong do dịch Covid-19, đồng thời phối hợp tổ chức Chương trình “Tết cho em”.

Song song đó, LĐLĐ TP tổ chức Chương trình “Gia đình công nhân lao động vui Tết cùng thành phố” năm 2022 cho 10.000 gia đình đoàn viên công đoàn tiêu biểu ở lại thành phố đón Xuân Nhâm Dần tham quan, vui chơi giải trí tại Công viên văn hóa Đầm Sen.

Ngoài ra, LĐLĐ TP sẽ tổ chức “Phiên chợ công nhân - online” và “Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình” Tết Nhâm Dần: triển khai ở các cấp công đoàn, riêng cấp TP phối hợp với hệ thống siêu thị Saigon Co.op tổ chức “Phiên chợ công nhân - online” chăm lo cho 4.000 đoàn viên, người lao động gặp khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 theo hình thức mua sắm trực tuyến với phiếu mua hàng trị giá 400.000 đồng/người lao động, đến đoàn viên.

“Với mong muốn tất cả đoàn viên, người lao động TP. Hồ Chí Minh vui xuân, đón Tết cổ truyền dân tộc được tươm tất, đầm ấm, sum họp, LĐLĐ TP rất mong tiếp tục nhận được sự chung tay của các doanh nghiệp cùng chăm lo cho người lao động có Tết no ấm bên gia đình. Đồng thời kêu gọi đoàn viên, người lao động vui Xuân tiết kiệm, an toàn, thực hiện nghiêm các hướng dẫn, quy định của Bộ Y tế về phòng chống dịch Covid-19…” - ông Trần Đoàn Trung bày tỏ.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người lao động

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuyển đổi xanh - xu thế tất yếu tại Bắc Trung Bộ

Chuyển đổi xanh - xu thế tất yếu tại Bắc Trung Bộ

Chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu không chỉ tại Bắc Trung Bộ, khi thế giới đang đối mặt với những thách thức to lớn từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.
Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Lâm Đồng

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Lâm Đồng

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Lâm Đồng đánh dấu bước ngoặt quan trọng của tỉnh nhà và hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Thanh Hóa kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng

Thanh Hóa kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng

Chiến thắng Hàm Rồng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đóng góp to lớn vào Ðại thắng mùa Xuân, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
​Lịch cúp điện Tiền Giang ngày 4/4/2025

​Lịch cúp điện Tiền Giang ngày 4/4/2025

Lịch cúp điện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ngày mai (4/4/2025), thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang.
Kinh tế Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông trước sáp nhập tỉnh

Kinh tế Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông trước sáp nhập tỉnh

Bình Thuận là tỉnh trội hơn về quy mô kinh tế so với 2 địa phương còn lại. Tuy nhiên, nếu sáp nhập 3 tỉnh này với nhau sẽ có nhiều dư địa để phát triển.

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai và Bình Phước từng sáp nhập, chia tách thế nào?

Đồng Nai và Bình Phước từng sáp nhập, chia tách thế nào?

Có những thời điểm Đồng Nai và Bình Phước đều thuộc trấn Biên Hòa. Sau nhiều lần chia tách, sáp nhập, 2 địa phương này đã khẳng định sức vóc trong khu vực.
Phú Thọ: Dâng hương tưởng nhớ công lao Đức Quốc Tổ

Phú Thọ: Dâng hương tưởng nhớ công lao Đức Quốc Tổ

Sáng 3/4, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.
Quân và dân Quân khu 4: Những trang vàng chói lọi

Quân và dân Quân khu 4: Những trang vàng chói lọi

Bộ tư lệnh Quân khu 4 vừa phối hợp với Báo Quân đội nhân dân tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề 'Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc'.
Hơn 250 gian hàng tại Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Hơn 250 gian hàng tại Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Tối 2/4, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2025 với hơn 250 gian hàng được quảng bá, giới thiệu.
Thái Nguyên: Người dân

Thái Nguyên: Người dân 'cầu cứu' nâng cấp Quốc lộ 37

Quốc lộ 37 đoạn Km96 đến Km100+875 đã quá tải, xuống cấp, không còn phù hợp với nhịp phát triển kinh tế - xã hội hiện tại của Thái Nguyên.
Đường vào khu kinh tế lớn nhất Hà Tĩnh

Đường vào khu kinh tế lớn nhất Hà Tĩnh 'nát như tương'

Hàng nghìn lượt xe tải hạng nặng lưu thông mỗi ngày khiến các con đường 'huyết mạch' vào Khu kinh tế Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) xuống cấp trầm trọng.
Lịch sử sáp nhập tỉnh của Long An và Tây Ninh

Lịch sử sáp nhập tỉnh của Long An và Tây Ninh

Trong lịch sử hình thành, Long An và Tây Ninh từng là một phần của phủ Gia Định. Hiện nay, 2 tỉnh ưu tiên phát triển công nghiệp và nông nghiệp công nghiệp cao.
Vì sao Nhơn Hội được chọn làm trung tâm hành chính Bình Định - Gia Lai?

Vì sao Nhơn Hội được chọn làm trung tâm hành chính Bình Định - Gia Lai?

Trước bối cảnh sáp nhập hai tỉnh Bình Định và Gia Lai, Bộ Xây dựng đã chính thức đề xuất chọn Khu kinh tế Nhơn Hội làm trung tâm hành chính mới.
Điện lực Nghệ An đồng hành cùng doanh nghiệp

Điện lực Nghệ An đồng hành cùng doanh nghiệp

Với sự đoàn kết, nỗ lực và quyết tâm cao, Công ty Điện lực Nghệ An đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định.
Xuyên đêm thu hồi trụ điện dự án đường Dương Quảng Hàm

Xuyên đêm thu hồi trụ điện dự án đường Dương Quảng Hàm

Trong vài ngày tới, ngành điện TP. Hồ Chí Minh sẽ hoàn thành việc thu hồi trụ điện trong phạm vi dự án mở rộng, nâng cấp đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp.
Lịch sử hình thành, sáp nhập tỉnh Bình Thuận

Lịch sử hình thành, sáp nhập tỉnh Bình Thuận

Năm 1976, Bình Thuận sáp nhập với Bình Tuy và Ninh Thuận thành tỉnh Thuận Hải. Đến năm 1991, tỉnh Thuận Hải tách thành 2 tỉnh là Ninh Thuận và Bình Thuận.
Bộ Nội vụ: Dự kiến trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về sắp xếp cấp tỉnh trong quý II

Bộ Nội vụ: Dự kiến trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về sắp xếp cấp tỉnh trong quý II

Theo Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ, Bộ Nội vụ dự kiến trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh trước ngày 30/6.
Điều chỉnh tiêu chí sắp xếp các đơn vị cấp xã

Điều chỉnh tiêu chí sắp xếp các đơn vị cấp xã

Theo Bộ Nội vụ, tiêu chí sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã có một số điều chỉnh để phù hợp với chỉ đạo cấp trên và tình hình thực tế.
Sáp nhập tỉnh: Thông tin về chính sách đặc thù đối với người dân

Sáp nhập tỉnh: Thông tin về chính sách đặc thù đối với người dân

Khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã, người dân vẫn sẽ tiếp tục được hưởng các chính sách đặc thù trên địa bàn như trước sắp xếp.
Nhà máy rác Côn Đảo: Nhiều vướng mắc cần được làm rõ

Nhà máy rác Côn Đảo: Nhiều vướng mắc cần được làm rõ

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang kêu gọi nhà đầu tư cho dự án Nhà máy xử lý rác Côn Đảo. Nhà máy này sẽ được xây dựng trên diện tích 1,92 ha đất rừng đặc dụng?
Đồng Nai: Thêm một huyện được duyệt kế hoạch sử dụng đất

Đồng Nai: Thêm một huyện được duyệt kế hoạch sử dụng đất

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Long Thành.
Giá vé tàu, máy bay dịp lễ tăng cao vẫn hết sớm

Giá vé tàu, máy bay dịp lễ tăng cao vẫn hết sớm

Ghi nhận tại Nghệ An, giá vé tàu, máy bay đi, đến từ địa phương này trong dịp lễ 30/4 – 1/5 đều tăng, trong đó, hành khách lựa chọn đi tàu tăng cao.
Thanh Hóa: Không để tình trạng

Thanh Hóa: Không để tình trạng 'chạy chọt', 'lợi ích nhóm' khi sắp xếp bộ máy

Thanh Hóa quyết không để xảy ra tình trạng 'chạy chọt', 'lợi ích nhóm', tham nhũng, tiêu cực khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính.
Lịch cắt điện Tiền Giang từ ngày 1-3/4/2025 mới nhất

Lịch cắt điện Tiền Giang từ ngày 1-3/4/2025 mới nhất

Cập nhật lịch cắt điện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ngày 1/4 đến 3/4/2025, cập nhật mới nhất từ Công ty Điện lực Tiền Giang.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Loay hoay xử lý 100.000 tấn rác ở Côn Đảo

Bà Rịa - Vũng Tàu: Loay hoay xử lý 100.000 tấn rác ở Côn Đảo

Rác ở Côn Đảo đang chất cao như núi, mỗi ngày phát sinh thêm hơn chục tấn. Nguy cơ ô nhiễm không khí, nguồn nước ngầm đang hiện hữu ở vùng đất này.
Mobile VerionPhiên bản di động