TP. Hồ Chí Minh quyết liệt các giải pháp “tăng tốc” giải ngân vốn đầu tư công

Trong những tháng đầu năm, tỷ lệ gải ngân vốn đầu tư công thấp đạt khoảng 12%, TP. Hồ Chí Minh đang quyết liệt nhiều giải pháp đẩy nhanh giải ngân đầu tư công.
TP. Hồ Chí Minh: Tập trung giải ngân đầu tư công và “rã băng” thị trường bất động sản Tháo gỡ khó khăn từng dự án để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Giải ngân vốn đầu tư công thấp

Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư công cho TP. Hồ Chí Minh gần 71.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương là 15.293 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 55.200 tỷ đồng, cao gấp 2 lần năm 2022 và gấp 2,6 lần số vốn giải ngân năm 2022.

TP. Hồ Chí Minh quyết liệt các giải pháp “tăng tốc” giải ngân vốn đầu tư công
TP. Hồ Chí Minh đang quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công các dự án hạ tầng giao thông năm 2023

Trước thách thức rất lớn trong giải ngân vốn đầu tư công của năm 2023, TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm, TP, Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có tỷ lệ gải ngân vốn đầu tư công thấp nhất của cả nước.

Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm, tổng vốn kế hoạch đầu tư công năm 2023 của TP. Hồ Chí Minh đã giải ngân 2.511 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 6% trên kế hoạch vốn Thành phố đã giao (41.526 tỷ đồng), tương đương tỷ lệ 3,6% trên tổng mức vốn Thủ tướng Chính phủ giao.

Tính đến ngày 12/5, TP. Hồ Chí Minh đã giải ngân 8.236 tỷ đồng, đạt 20% trên kế hoạch vốn của Thành phố, tương đương tỷ lệ 12% trên tổng mức vốn Thủ tướng Chính phủ giao.

Lý giải về nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công còn rất thấp trong những tháng đầu năm, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Thành phố giải ngân vốn đầu tư công thấp, nguyên nhân chủ yếu là do TP. Hồ Chí Minh tập trung giải quyết công tác giải ngân bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh

Vừa qua, trong buổi giám sát về đầu tư một số dự án công xây dựng trên địa bàn Tành phố giai đoạn 2021-2015, bà Nguyễn Thị Lệ - Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh - cũng nhìn nhận, công tác triển khai đầu tư công trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh rất chậm, thậm chí có một số dự án còn chưa giải ngân. Trong đó, có 9/23 dự án chậm trễ giải ngân.

Nguyên nhân chính do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm, thiếu sự phối hợp đồng bộ của các bên có liên quan. Đặc biệt, vẫn còn tình trạng một số chủ đầu tư thiếu chủ động trong việc theo dõi, kiểm tra, làm phát sinh khối lượng, hạng mục. Công tác quản lý dự án đầu tư còn tồn tại thiếu sót trong khâu lựa chọn nhà thầu, đơn vị thi công…

Quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp “tăng tốc” giải ngân

Vấn đề chậm giải ngân vốn đầu tư công tại TP. Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua như một “căn bệnh” mãn tính dù đã chỉ ra được nguyên nhân, song đến nay chưa tìm ra thuốc đặc trị nhăm mang lại hiệu quả. Do đó, TP. Hồ Chí Minh đã và đang quyết tâm thực hiện đồng bộ thêm nhiều giải pháp để tỷ lệ giải ngân đầu tư công năm 2023 phải đạt ít nhất 95% theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và như Nghị quyết đã được HĐND TP. Hồ Chí Minh thông qua.

Theo đó, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh thành lập 13 Tổ công tác của Ban Thường vụ Thành ủy để giám sát tiến độ thực hiện của 38 dự án lớn, quan trọng trên tổng số 134 dự án hạ tầng có bồi thường, giải phóng mặt bằng. Vốn bố trí cho những dự án này gần 49.700 tỷ đồng, chiếm 70% tổng kế hoạch vốn được giao năm 2023.

Cùng với đó, HĐND TP. Hồ Chí Minh cũng lập Đoàn giám sát việc thực hiện công tác đầu tư công giai đoạn 2021-2025. Đặc biệt, UBND TP. Hồ Chí Minh có văn bản chỉ đạo khẩn, ban hành Chương trình hành động về việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo từng cơ quan, đơn vị phải rút ngắn 30% thời gian giải quyết thủ tục. Đồng thời, theo dõi chặt tiến độ các dự án, kiên quyết phê bình các đơn vị chủ đầu tư chậm thực hiện với các nguyên nhân chủ quan để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.

Để thúc đẩy và “tăng tốc” giải ngân vốn đầu tư công, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục vận hành 3 tổ công tác về đầu tư công của Thành phố, gồm: Tổ công tác rà soát, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; Tổ công tác thúc đẩy giải ngân các dự án được giao vốn lớn; Tổ công tác rà soát các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

Đáng chú ý, năm 2023, số vốn cần giải ngân cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại các dự án đầu tư công trên đị bàn TP. Hồ Chí Minh lên tới 25.000 tỷ đồng, cao gấp 1,5 lần so với năm 2022. Để thúc đẩy giản ngân, Tổ công tác về mặt bằng sẽ làm việc hằng tháng với các quận, huyện, các chủ đầu tư để giải quyết các vướng mắc và thúc đẩy tiến độ triển khai.

Theo ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, năm 2023, Thành phố tập trung triển khai đầu tư công, ngoài xem xét vào thi đua, với các dự án đã được phân bổ vốn, đến cuối tháng 2, các chủ đầu tư cần có kế hoạch triển khai ngay, đảm bảo cuối năm giải ngân xong. Dự kiến đến hết tháng 6/2023, TP. Hồ Chí Minh giải ngân sẽ đạt tỷ lệ là 27% trên tổng mức vốn Thủ tướng Chính phủ giao.

Với các dự án có vốn đầu tư lớn, có ý nghĩa quyết định tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, cần bám sát chặt chẽ tiến độ, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt, các sở ngành phải giám sát chặt chẽ tiến độ các dự án đầu tư công, xác định trách nhiệm của chủ đầu tư và các cơ quan liên quan để có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đầu tư công

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10 tỉnh Bắc Giang ước đạt gần 81 nghìn tỷ đồng, lũy kế 10 tháng đạt hơn 562 nghìn tỷ đồng, tăng 28,1% so với cùng kỳ.
Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Một số ngành sản xuất chủ lực của tỉnh Vĩnh Long hoạt động khá khởi sắc trong 10 tháng đầu năm 2024, điển hình là sản xuất giày da, trang phục, phụ tùng xe...
Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Hơn 5 năm triển khai đồng bộ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Sóc Trăng đã tạo ra nhiều hiệu quả tích cực trong phát kinh tế nông thôn.

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 của tỉnh Bình Phước ước tính tăng hơn 7% so tháng trước và tăng hơn 20% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

10 tháng năm 2024, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp Hải Phòng tăng 14,45% so với cùng kỳ. Hải Phòng đang đẩy nhanh thành lập các khu, cụm công nghiệp mới.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Từ đầu năm đến nay, vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phục hồi ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Những năm qua, lượng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh, nhưng hạ tầng giao thông lại không đáp ứng kịp nhu cầu.
Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, đây là cách mà ngành Công Thương Hà Nội đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô.
Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Cần Thơ, số lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố lên tới 45.252 người, tăng 4.865 người so với cùng kỳ
Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Sở Công Thương Trà Vinh cho biết, trong tháng 10/2024 ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 5.300 tỷ đồng.
Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Nhờ sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả từ chương trình khuyến công, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Bình Dương đã phát triển, khẳng định vị thế.
Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đang khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, Quảng Ninh đã dành sự quan tâm, tích cực vào cuộc, đồng hành với doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Tỉnh Đồng Nai tổ chức lập quy hoạch xây dựng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó phát triển hạ tầng logistic đang được tập trung đẩy mạnh.
Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế có bước tăng trưởng khá, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, tăng hơn 17%.
Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Trong tháng 10 và 10 tháng đầu 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá.
Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh đã và đang tận dụng tối đa tiềm năng từ các khu kinh tế biển để phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành một địa phương mạnh và giàu từ biển.
Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Việc tối ưu hóa các giải pháp logistics giúp Tiền Giang nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí vận chuyển, đồng thời thúc đẩy xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư.
Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Với 775 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 3,4 tỷ USD, hiện Hàn Quốc đứng thứ 5 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tại tỉnh Quảng Ninh những năm qua, kinh tế tập thể từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về hình thức hợp tác.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động