Trường hợp nào bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm? Những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết An toàn thực phẩm: Đến Tết lại lo |
Theo Sở An toàn Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cho biết, theo kế hoạch từ 20/12/2023 đến hết 20/3/2024, Thành phố sẽ tăng cường kiểm tra liên ngành từ tuyến thành phố đến tuyến quận, huyện, phường, xã, thị trấn, trong đó tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết Nguyên đán và lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, các làng nghề chế biến thực phẩm.
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kiểm tra tại các chợ đầu mối |
Bà Phạm Khánh Phong Lan- Giám đôc Sở An toàn Thực phẩm TP Hồ Chí Minh cho biết: “Hoạt động tăng cường thanh, kiểm tra trước dịp Lễ, Tết nhằm hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm cũng như kịp thời ngăn chặn việc sản xuất kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng; đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Song song với công tác này, chúng tôi sẽ huy động tối đa các kênh truyền thông phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm đến người dân”.
Theo đó, TP Hồ Chí Minh sẽ thành lập các Đoàn kiểm tra chuyên ngành, liên ngành tổ chức kiểm tra giám sát việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội xuân 2024 trên địa bàn thành phố.
Tập trung kiểm tra những doanh nghiệp sản xuất, chế biến kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
“Đặc biệt kiểm tra những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán như thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả, phụ gia thực phẩm, thực phẩm đông lạnh nhập khẩu…. và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống”- bà Phạm Khánh Phong Lan cho biết.
Nhóm sản phẩm từ thịt là trọng tâm trong công tác kiểm tra |
Theo đó, công tác kiểm tra sẽ tập trung kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm/nhóm sản phẩm: Thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, đồi uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả… và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Chú trọng kiểm soát những đầu mối sản xuất nhập khẩu, chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ truyền thống, cơ sở giết mổ, vận chuyện thực phẩm.
Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Thành phố xác định, trong quá trình kiểm tra sẽ kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong bảo đảm an toàn thực phẩm.