TP Hồ Chí Minh nêu nhiều kiến nghị với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 23/9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư Hôm nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh

Công tác xây dựng Đảng tạo sự chuyển biến tích cực

Cùng dự buổi làm việc với Tổng Bí thư còn có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng lãnh đạo các ban Đảng và bộ ngành Trung ương.

Về phía TP. Hồ Chí Minh có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh; Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh; Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh; Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh; cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh…

TP Hồ Chí Minh nêu nhiều kiến nghị với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu Đoàn công tác của Trung ương Đảng có chuyến thăm và làm việc với Thành ủy TP. Hồ Chí Minh. Ảnh SGGP

Thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi báo cáo trước Đoàn công tác về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Đại hội XI của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Theo Chủ tịch TP. Hồ Chí Minh, năm 2021, năm đầu triển khai thực hiện Nghị quyết, thành phố chịu sự ảnh hưởng nặng nề và nghiêm trọng của đại dịch Covid-19. Nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm cao nhất, Thành ủy - Ban Thường vụ Thành ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống dịch, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ chính trị đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vừa kiểm soát dịch bệnh, đưa thành phố trở lại với trạng thái “bình thường mới”, từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo đảm các hoạt động xây dựng Đảng theo Nghị quyết đề ra.

Công tác chính trị, tư tưởng tạo sự chuyển biến tích cực, nhất là qua giai đoạn phòng chống dịch Covid-19. Công tác tổ chức, cán bộ và đảng viên được quan tâm, gắn với việc tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo của Thành ủy trên các mặt công tác tổ chức xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng được triển khai thực hiện phù hợp với tình hình nhiệm vụ chính trị địa phương, đơn vị.

TP Hồ Chí Minh nêu nhiều kiến nghị với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ân cần thăm hỏi các cán bộ của TP. Hồ Chí Minh. Ảnh SGGP

Công tác xây dựng chính quyền, công tác dân vận cũng được quan tâm đặc biệt, phát huy hiệu quả và ngày càng thể hiện rõ nét trong điều kiện thành phố tập trung phòng chống dịch và phục hồi kinh tế. Người dân thành phố luôn chung tay thực hiện các chủ trương, chính sách của thành phố như phong trào hiến đất làm đường, mở rộng hẻm, hay “Lấy sức dân chăm lo cho dân” trong mùa dịch vừa qua.

9 tháng đầu năm, ngân sách TP. Hồ Chí Minh thu 350.000 tỷ đồng

Đặc biệt, trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ thành phố đã xây dựng 22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, với 9 nhóm giải pháp trọng tâm. Ngay khi TP. Hồ Chí Minh cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, Thành ủy đã chủ động ban hành Nghị quyết cho giai đoạn phục hồi, chỉ đạo ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thành phố giai đoạn 2022 - 2025.

Nhờ đó, tình hình phục hồi và phát triển thành phố trong 9 tháng đầu năm 2022 có nhiều khởi sắc và khá đồng bộ. Cụ thể, từ mức tăng trưởng âm 6,78% vào năm 2021, TP. Hồ Chí Minh đã đạt mức tăng trưởng dương 3,82% vào 6 tháng đầu năm 2022 và dự kiến trong 9 tháng sẽ đạt 9,71%.

Quy mô, tốc độ tăng trưởng các ngành, lĩnh vực cơ bản đạt trạng thái trước khi có dịch. Tổng thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2022 đạt trên 90%, tương đương 350.000 tỷ đồng. Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp tăng trưởng khá, thương mại - dịch vụ - du lịch phục hồi mạnh mẽ; thu hút FDI đạt 2,91 tỷ USD.

TP Hồ Chí Minh nêu nhiều kiến nghị với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố tại buổi làm việc. Ảnh SGGP

Ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh: Trong 2 năm qua, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh luôn tập trung công tác lãnh đạo nhằm đổi mới công tác quản trị thành phố, tìm ra những động lực mới cho tăng trưởng và phát triển thành phố; tập trung tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc về thể chế, nhất là trong lĩnh vực đầu tư. Đồng thời ưu tiên triển khai các dự án có tính cấp bách về y tế, giáo dục, nhà ở xã hội, cải thiện môi trường, các dự án giao thông trọng điểm kết nối giữa thành phố với các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; tập trung huy động tối đa các nguồn lực, chú trọng đầu tư tư nhân, phát huy hiệu quả hợp tác công - tư; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nhà, đất và tài sản khác gắn liền với đất thuộc sở hữu Nhà nước.

Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp, phát huy tối đa hiệu quả của các nguồn lực đầu tư của thành phố đã có nhiều đổi mới. Các phong trào, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao từng bước khôi phục và chất lượng được nâng lên.

Trong công tác phòng chống dịch, TP. Hồ Chí Minh đã trải qua 4 đợt dịch, trong đó nặng nề nhất là đợt dịch thứ 4 với biến chủng Delta (từ ngày 27/4 đến hết tháng 9/2021). Thành ủy - Ban Thường vụ Thành ủy đã tập trung lãnh đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc, tập hợp được chung sức đồng lòng của người dân thành phố và sự ủng hộ của các địa phương cả nước và bạn bè quốc tế để vượt qua dịch bệnh, chăm lo cho đời sống người dân.

TP. Hồ Chí Minh kiến nghị nhiều ý kiến để phát huy tiềm năng, lợi thế “đầu tàu kinh tế”

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cũng nhìn nhận việc triển khai một số đề án, chương trình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ thành phố bị chậm. Một số dự án xây dựng kết cấu hạ tầng chưa được triển khai hoặc chậm tiến độ. Ảnh hưởng nặng nề của đại dịch đã tác động đến nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội giảm sâu trong năm 2021; mặc dù năm 2022 đã phục hồi nhưng sẽ ảnh hưởng chỉ tiêu chung của nhiệm kỳ…

Từ những kết quả và những khó khăn, hạn chế thời gian qua, TP. Hồ Chí Minh xác định từ nay đến hết nhiệm kỳ sẽ tập trung cho công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và công tác dân vận. Trong đó có việc tổ chức triển khai có hiệu quả Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI về "xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh".

Trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp kiểm soát, thích ứng linh hoạt đối với đại dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với diễn biến tình hình.

Thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, ông Phan Văn Mãi kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư tiếp tục quan tâm chỉ đạo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó trọng tâm là định hướng chiến lược, chủ trương và cơ chế để thành phố phát huy tiềm năng, thế mạnh, xây dựng và phát triển. Trung ương tiếp tục chọn thành phố là nơi thực hiện thí điểm đối với những vấn đề mới phát sinh mà thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển, nhưng chưa có quy định hay những quy định hiện hành của Nhà nước không còn phù hợp.

TP Hồ Chí Minh nêu nhiều kiến nghị với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Toàn cảnh buổi làm việc của Tổng Bí thư với Thành ủy TP. Hồ Chí Minh. Ảnh SGGP

Đồng thời, mở rộng việc phân cấp, phân quyền trên một số lĩnh vực nhằm tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của thành phố. Bên cạnh đó là hoàn thiện về thể chế cho TP. Thủ Đức phù hợp với quy mô và vai trò theo mô hình thành phố trong thành phố; có chính sách tương xứng để phát huy tiềm năng, thu hút được nguồn lực phát triển trong đó có Trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

TP. Hồ Chí Minh cũng kiến nghị Trung ương ưu tiên các nguồn lực tài chính để thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông theo quy hoạch cấp quốc gia; đồng thời với chính sách và cơ chế huy động các nguồn lực tài chính mà thành phố có nhiều lợi thế.

Đảng đoàn Quốc hội quan tâm chỉ đạo tổng kết và tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách thí điểm tạo động lực phát triển TP. Hồ Chí Minh (thay thế Nghị quyết 54 của Quốc hội) kịp thời, đồng bộ, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện và giám sát việc thực hiện Nghị quyết mới của Quốc hội. Bên cạnh đó, Ban Cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo giải quyết dứt điểm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tồn đọng liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP. Hồ Chí Minh.

“Định kỳ hàng năm và khi cần thiết tổ chức làm việc với TP. Hồ Chí Minh để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố phát triển”, ông Phan Văn Mãi nêu kiến nghị.

Nhóm PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Báo Công Thương trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Thủ tướng: Cần mạnh dạn giao việc khó cho kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Cần mạnh dạn giao việc khó cho kinh tế tư nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: Cần "mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân".
Việt Nam nằm trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Việt Nam nằm trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Việt Nam đã trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong nhóm 20 nền thương mại hàng đầu.
Tổng Bí thư chỉ đạo hoàn thiện đề án tổ chức quân sự địa phương

Tổng Bí thư chỉ đạo hoàn thiện đề án tổ chức quân sự địa phương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13 để xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương tinh, gọn, mạnh.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Armenia tiếp tục tạo nền tảng để thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại - đầu tư...

Tin cùng chuyên mục

Nhân sự 1/4: Thiếu tướng Công an nhận nhiệm vụ tại Quốc hội; các địa phương sắp xếp cơ quan báo chí

Nhân sự 1/4: Thiếu tướng Công an nhận nhiệm vụ tại Quốc hội; các địa phương sắp xếp cơ quan báo chí

Về thông tin nhân sự ngày 1/4, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng được phê chuẩn giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội.
Một nghị định, một lời khẳng định: Bài 2: Gửi thông điệp lớn

Một nghị định, một lời khẳng định: Bài 2: Gửi thông điệp lớn

Việt Nam công bố Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, gửi thông điệp mạnh mẽ về một quốc gia chủ động, minh bạch và kiến tạo luật chơi toàn cầu.
Một nghị định, một lời khẳng định - Bài 1: Nghị định và lòng tin chiến lược

Một nghị định, một lời khẳng định - Bài 1: Nghị định và lòng tin chiến lược

Việt Nam công bố Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, khẳng định vai trò đối tác tin cậy, có trách nhiệm và luôn nỗ lực vì lòng tin chiến lược.
Bộ Công Thương chủ động, nhanh chóng công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Bộ Công Thương chủ động, nhanh chóng công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Ngày 1/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược.
Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định EVIPA

Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định EVIPA

Nhà vua Bỉ Philippe khẳng định, Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) có lợi cho cả hai nước và phía Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định này.
Sáp nhập các tỉnh thế nào để phát huy được thế mạnh?

Sáp nhập các tỉnh thế nào để phát huy được thế mạnh?

Theo đại biểu Quốc hội, vấn đề quan trọng đang được đặt ra là sáp nhập các tỉnh thế nào để tỉnh mới phát huy được thế mạnh và phát triển sau sắp xếp.
Phân định rõ thẩm quyền để tinh gọn bộ máy

Phân định rõ thẩm quyền để tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân định rõ thẩm quyền của từng cấp chính quyền trong bối cảnh sắp xếp bộ máy hành chính.
Trình Chính phủ văn bản tinh gọn bộ máy trước 6/4

Trình Chính phủ văn bản tinh gọn bộ máy trước 6/4

Đối với các văn bản sẽ trình tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy,… các bộ, ngành cần trình Chính phủ trước ngày 6/4.
Bỉ mong muốn hợp tác về năng lượng tái tạo, khoáng sản quý hiếm với Việt Nam

Bỉ mong muốn hợp tác về năng lượng tái tạo, khoáng sản quý hiếm với Việt Nam

Nhà vua Bỉ bày tỏ mong muốn doanh nghiệp nước này đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, khoáng sản quý hiếm, xử lý nước thải...
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Nhà vua Bỉ Philippe

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Nhà vua Bỉ Philippe

Sáng 1/4, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân chủ trì lễ đón Nhà vua Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam.
Ông Nguyễn Quốc Hùng làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Ông Nguyễn Quốc Hùng làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Theo Nghị quyết số 1579/NQ-UBTVQH15, phê chuẩn ông Nguyễn Quốc Hùng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội khóa XV.
Bài 5: Tinh gọn bộ máy - góc nhìn từ chuyên gia, đại biểu

Bài 5: Tinh gọn bộ máy - góc nhìn từ chuyên gia, đại biểu

Để có góc nhìn bao quát hơn về công tác sắp xếp tinh gọn bộ máy, phóng viên Báo Công Thương đã ghi nhận ý kiến của một số đại biểu, chuyên gia về vấn đề này.
Thủ tướng:  Nghiên cứu, mở rộng chính sách miễn, ưu đãi thị thực

Thủ tướng: Nghiên cứu, mở rộng chính sách miễn, ưu đãi thị thực

Thủ tướng nhấn mạnh việc nghiên cứu, mở rộng chính sách miễn thị thực, ưu đãi thị thực, sửa đổi quy định về quốc tịch để phù hợp tình hình hiện nay.
Ông Nguyễn Hoàng Nhật giữ chức Phó Trưởng Ban Nhân Dân điện tử

Ông Nguyễn Hoàng Nhật giữ chức Phó Trưởng Ban Nhân Dân điện tử

Chiều 31/3, Báo Nhân Dân tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, đồng chí Nguyễn Hoàng Nhật giữ chức Phó Trưởng Ban Nhân Dân điện tử.
Ưu tiên trình Quốc hội xem xét nội dung phục vụ sắp xếp bộ máy

Ưu tiên trình Quốc hội xem xét nội dung phục vụ sắp xếp bộ máy

Theo Chủ tịch Quốc hội, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy.
Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội dự kiến khai mạc vào 5/5/2025

Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội dự kiến khai mạc vào 5/5/2025

Chiều 31/3/2025, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Vương quốc Bỉ

Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Vương quốc Bỉ

Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4/2025.
Việt Nam khẳng định vị thế ngày càng lớn trên trường quốc tế

Việt Nam khẳng định vị thế ngày càng lớn trên trường quốc tế

Báo chí nước ngoài nhận định, Việt Nam đang khẳng định vị thế ngày càng lớn trên trường quốc tế nhờ sự trỗi dậy mạnh mẽ về văn hóa, kinh tế và đổi mới.
Đại hội Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương

Đại hội Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương

Chiều 31/3, tại Hà Nội, Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương đã tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027.
Báo chí nước ngoài lạc quan về kinh tế Việt Nam

Báo chí nước ngoài lạc quan về kinh tế Việt Nam

Theo Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại, trong tháng 3/2025, báo chí nước ngoài nhận định tích cực, lạc quan về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam.
Mobile VerionPhiên bản di động