TP. Hồ Chí Minh: Làm gì để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn?

Các chuyên gia đã có những kiến nghị để TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy nhanh mô hình kinh tế tuần hoàn để phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.
TP. Hồ Chí Minh và bài toán phát triển đô thị TOD TP.Hồ Chí Minh: Phát triển Cần Giờ hướng đến kinh tế xanh TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng công nghiệp văn hoá trong kỷ nguyên mới

Kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu

Phát triển bền vững với xu hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn tiếp tục nhận được sự quan tâm, lựa chọn, nhất là ở nhiều quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản… Kinh tế tuần hoàn đã được thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau, mang lại những lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường, gắn liền với sự phát triển bền vững ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tại TP. Hồ Chí Minh, thực tế trước đây, các hoạt động kinh tế tuần hoàn tại đây khởi xướng từ các hoạt động về bảo vệ môi trường, chứ chưa chuyển thành các hoạt động kinh tế với lợi ích rõ ràng.

Tuy vậy, thành phố có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế tuần hoàn nhờ tư duy nhanh nhạy và chấp nhận đổi mới của cả chính quyền lẫn doanh nghiệp; có lực lượng đông đảo các doanh nghiệp với nhiều tiềm năng về công nghệ, quản trị và liên kết quốc tế; các hoạt động đổi mới sáng tạo phát triển mạnh...

Thách thức đặt ra cho thành phố là cần có chính sách và giải pháp đồng bộ để nâng cao nhận thức chung của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn cũng như đảm bảo phát triển bền vững của kinh tế tuần hoàn, đặc biệt là cần theo kịp các xu hướng chung trên thế giới.

TP. Hồ Chí Minh: Làm gì để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn?
TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy nhanh mô hình kinh tế tuần hoàn để phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.

Theo ghi nhận, những năm qua, các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã học hỏi kinh nghiệm quốc tế, tiếp cận và phát triển các hình thức kinh tế mới như kinh tế tri thức, kinh tế tăng trưởng xanh, đến kinh tế tuần hoàn và các mô hình kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế nền tảng,…

Nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang nghiên cứu phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Thành phố đã tiến hành nhiều biện pháp để thúc đẩy mô hình kinh doanh theo xu hướng xanh hóa và phát triển kinh tế tuần hoàn - mô hình kinh doanh với mục tiêu giúp các doanh nghiệp tạo ra giá trị thông qua việc sử dụng tài nguyên trong nhiều chu kỳ và giảm lãng phí và tiêu thụ tài nguyên.

Riêng trong lĩnh vực ngành Công Thương, những năm qua thành phố đã định hướng ưu tiên sản xuất các sản phẩm hàm lượng công nghệ cao, thân thiện môi trường thông qua lồng ghép, triển khai 3 chương trình thành phần thuộc Chương trình trọng điểm phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển sản phẩm chủ lực của Thành phố; thực hiện Đề án sản xuất hạt nhựa và sản phẩm nhựa từ nguồn nguyên liệu tái chế (rác thải nhựa)…

Các chuyên gia nhận định, mặc dù đã và ngày càng xuất hiện nhiều hơn các mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn tại Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng, tuy nhiên mức độ hiểu biết về mô hình kinh doanh tuần hoàn vẫn rất hạn chế.

Làm gì để đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn tại TP. Hồ Chí Minh

Để phát triển mạnh mẽ kinh tế tuần hoàn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tới, ThS. Trần Thị Kim Quý - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho rằng, cần thiết phải thực hiện một số giải pháp trọng tâm, trọng điểm.

Cụ thể, đầu tiên cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, giáo dục, đào tạo về kinh tế tuần hoàn. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế tuần hoàn, mục tiêu để TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm dẫn đầu của cả nước áp dụng và thực hành kinh tế tuần hoàn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

Ngoài ra, cần xác định các ngành, lĩnh vực ưu tiên và phương thức tiếp cận đề xây dựng mô hình và lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoàn trên địa bàn thành phố. Thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo để tạo nền tảng kỹ thuật công nghệ cho hình thành và phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở các ngành, lĩnh vực ưu tiên.

Thúc đẩy các mô hình sản xuất và kinh doanh bền vững, xanh, tuần hoàn theo các tiêu chuẩn quốc tế như ESG. Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thiết bị, đào tạo nhân lực để thực hiện kinh tế tuần hoàn. Hỗ trợ phát triển thị trường, chia sẻ thông tin, dữ liệu về kinh tế tuần hoàn…

Cùng với đó, cần nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện khung pháp lý, chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, phát triển kinh tế tuần hoàn phải dựa trên cách tiếp cận mở. Trong đó, cần thiết phải gắn thực hiện kinh tế tuần hoàn với phát triển công nghệ, kinh tế số, kinh tế chia sẻ và cách mạng công nghiệp 4.0.

Đặc biệt, xác định việc đổi mới công nghệ là cốt lõi, là yếu tố quan trọng quyết định thành công khi áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Công nghệ mới sẽ giúp việc thực hiện mô hình này hiệu quả, giảm thải ô nhiễm, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tránh khai thác quá mức tài nguyên, đồng thời tạo được cơ hội việc làm mới.

ThS. Trần Thị Kim Quý nhận định, Việt Nam đang trong quá trình điều chỉnh cơ chế, chính sách theo hướng chú trọng tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển bền vững. Việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn là cơ hội để Việt Nam phát triển nhanh, bền vững và cũng là bước chuyển để tiến tới nền kinh tế xanh.

“Trong bối cảnh đó, TP. Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn đi đúng hướng, phù hợp sẽ góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, với khát vọng phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng”, ThS. Trần Thị Kim Quý nhấn mạnh.

Tại Việt Nam, khái niệm chính thức về kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện tại Điều 142 của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020: “Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường”.
Diệu Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế tuần hoàn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiều giải pháp để Đồng Nai tăng trưởng 2 con số

Nhiều giải pháp để Đồng Nai tăng trưởng 2 con số

Để mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP của Đồng Nai đạt 10%, UBND tỉnh Đồng Nai đã đưa ra các giải pháp ưu tiên yêu cầu các sở, ngành, địa phương thực hiện.
Bình Dương luôn tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Bình Dương luôn tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Bình Dương luôn tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển của doanh nghiệp trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa-Vũng Tàu: Tháng đầu năm

Bà Rịa-Vũng Tàu: Tháng đầu năm 'hút' 171 triệu USD vốn FDI

Trong tháng 1/2025, tổng vốn FDI cấp mới và tăng thêm của Bà Rịa-Vũng Tàu đạt 171 triệu USD, trong đó, cấp mới 3 dự án với tổng vốn 88 triệu USD.
Thanh Hóa: Thành lập Cụm công nghiệp Xuân Cao 2

Thanh Hóa: Thành lập Cụm công nghiệp Xuân Cao 2

Tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định thành lập Cụm công nghiệp Xuân Cao 2, thuộc huyện Thường Xuân, rộng hơn 43ha, với tổng mức đầu tư hạ tầng khoảng 280 tỷ đồng.
Thông xe 2 đoạn của cao tốc Bến Lức - Long Thành

Thông xe 2 đoạn của cao tốc Bến Lức - Long Thành

Ngày 7/2, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, VEC tổ chức lễ thông xe đưa vào khai thác một số đoạn tuyến thuộc Dự án Đường cao tốc Bến Lức-Long Thành
Kiên Giang: Đón gần 900 ngàn lượt khách du lịch đầu năm

Kiên Giang: Đón gần 900 ngàn lượt khách du lịch đầu năm

Theo thống kê, ước tính khách du lịch trong tháng 1/2025 của tỉnh Kiên Giang là 897,16 ngàn lượt khách, đạt 8,42% kế hoạch năm, tăng 69,35% so với tháng trước.
Bình Thuận: 10 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025

Bình Thuận: 10 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025

Năm 2025, tỉnh Bình Thuận đặt ra 10 nhiệm vụ trọng tâm để tập trung thực hiện nhằm bảo đảm thắng lợi các nội dung, các công việc, các Nghị quyết đã đề ra.
Bình Thuận: Nâng cao hiệu quả đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Thuận: Nâng cao hiệu quả đầu tư vào khu công nghiệp

Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp.
Đồng Nai: Tháng 1, thu hút đầu tư hơn 600 triệu USD

Đồng Nai: Tháng 1, thu hút đầu tư hơn 600 triệu USD

Trong tháng đầu của năm 2025, Đồng Nai thu hút được hơn 600 triệu USD vốn FDI, trong đó, 7 dự án đầu tư trực tiếp và điều chỉnh tăng vốn cho 16 dự án.
Vĩnh Phúc: Nỗ lực cho mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Vĩnh Phúc: Nỗ lực cho mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong năm 2025, ngay từ những ngày đầu năm, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai thực hiện 11 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chuyên gia ‘hiến kế’ để Bà Rịa – Vũng Tàu vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chuyên gia ‘hiến kế’ để Bà Rịa – Vũng Tàu vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia đã đề xuất một số giải pháp giúp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Infographic |Công nghiệp Nam Định tháng 1/2025

Infographic |Công nghiệp Nam Định tháng 1/2025

Công nghiệp Nam Định tháng 1/2025
TP.Hồ Chí Minh: Hơn 1.800 doanh nghiệp thành lập mới đầu năm

TP.Hồ Chí Minh: Hơn 1.800 doanh nghiệp thành lập mới đầu năm

Thống kê từ ngày 01/01/2025 đến ngày 20/01/2025, TP. Hồ Chí Minh đã cấp phép cho 1.802 doanh nghiệp hoạt động, với vốn đăng ký đạt 10.393 tỷ đồng.
Tháng 1/2025, tổng mức bán lẻ của Nam Định tăng 15,1%

Tháng 1/2025, tổng mức bán lẻ của Nam Định tăng 15,1%

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 1/2025 của Nam Định tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2024.
Tuyên Quang kỳ vọng bứt phá trong năm mới

Tuyên Quang kỳ vọng bứt phá trong năm mới

Trong năm vừa qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực vượt qua, tạo tiền đề bứt phá trong năm mới 2025.
Chuyên gia hiến kế gì cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

Chuyên gia hiến kế gì cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

Các chuyên gia đã có những góp ý để tạo động lực, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Bà Rịa-Vũng Tàu: Kỳ vọng vào mục tiêu tăng trưởng năm 2025

Bà Rịa-Vũng Tàu: Kỳ vọng vào mục tiêu tăng trưởng năm 2025

Năm 2025, ngành Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp hơn 484.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu hơn 5,9 tỷ USD.
Hạ tầng là

Hạ tầng là 'bàn đạp' phát triển công nghiệp Đông Nam Bộ

Quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng hiệu quả là một phần quan trọng của quá trình thúc đẩy phát triển công nghiệp bền vững, đặc biệt vùng Đông Nam Bộ.
Phát triển khoa học và công nghệ: Câu chuyện từ Lâm Đồng

Phát triển khoa học và công nghệ: Câu chuyện từ Lâm Đồng

Thời gian qua, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã phục vụ đắc lực cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng.
Bắc Ninh đẩy nhanh dự án đầu tư công từ quý I/2025

Bắc Ninh đẩy nhanh dự án đầu tư công từ quý I/2025

Tỉnh Bắc Ninh sẽ đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ tháng đầu năm 2025, đồng thời có hình thức xử lý nghiêm nhà thầu chậm tiến độ.
Nhóm giải pháp giúp ngành Công Thương Bình Thuận phát triển

Nhóm giải pháp giúp ngành Công Thương Bình Thuận phát triển

Ngành Công Thương Bình Thuận đã đưa ra 5 nhóm giải pháp thực hiện trong năm 2025 nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
Thành phố Huế: Giải pháp phát triển trong kỷ nguyên vươn mình

Thành phố Huế: Giải pháp phát triển trong kỷ nguyên vươn mình

Đồng hành cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, toàn thể nhân dân thành phố Huế sẽ tiếp tục tập trung một số giải pháp.
Mobile VerionPhiên bản di động