Thứ sáu 09/05/2025 23:32

TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ nỗ lực kiềm đà tăng giá hàng hóa

Mặc dù có nhiều khó khăn cộng v sức ép chi phí đầu vào cao, song các doanh nghiệp sản xuất, phân phối tại TP. Hồ Chí Minh đang nỗ lực kiềm đà tăng giá hàng hóa.

Nhiều sức ép tăng giá

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh (HUBA), nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đang phải cắt giảm lao động do gặp khó khăn về vốn, đơn hàng sụt giảm và áp lực nợ nần... Ngoài khó khăn trên, các doanh nghiệp còn phải đối diện với sức ép nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất cao.

Đó là chưa kể gần đây thị trường lương thực toàn cầu biến động khiến giá gạo và giá đường tăng vọt, kéo giá thành những sản phẩm này ở nội địa cũng tăng. Tất cả đang tạo sức ép tăng giá cho nhiều nhóm hàng, nhất là nhóm hàng thực phẩm có yếu tố nhập khẩu.

Các nhà bán lẻ đang thực hiện loạt hoạt động kích cầu và cố gắng kiềm đà tăng giá hàng hóa

Thực tế, thời gian gần đây, các nhà bán lẻ, chủ hệ thống siêu thị cho biết họ đã nhận nhiều đề nghị tăng giá sản phẩm từ các nhà cung cấp hàng hóa. Ông Nguyễn Anh Đức - Tổng Giám đốc Saigon Co.op - cho biết: Có nhiều nhà cung cấp đã đề nghị điều chỉnh tăng giá bán hàng hóa. Khi đưa ra đề nghị tăng giá bán hàng hóa, phần lớn các nhà cung cấp đều đưa ra lý do khá hợp lý như: Giá điện tăng, xăng dầu thời gian qua cũng liên tục điều chỉnh tăng lên; chi phí logistics, hoặc các chi phí liên quan đến nguồn nguyên liệu đầu vào tăng,…

Đáng chú ý, theo ông Đức, những mặt hàng lương thực, thực phẩm có liên quan đến nguyên liệu đầu vào như gạo, đường, dầu ăn, ngũ cốc… có xu hướng tăng và dao động khá nhiều. Có sản phẩm, nhà sản xuất đề nghị tăng đến 20%.

Trì hoãn tăng giá, đẩy mạnh giảm giá để kích cầu

Mặc dù nhà cung cấp đề nghị tăng giá song theo các nhà bán lẻ, nhận thấy tình hình thị trường còn nhiều khó khăn nên họ đã cố gắng trì hoãn việc tăng giá bán theo đề nghị của các nhà cung cấp. Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ cũng như doanh nghiệp sản xuất ở TP. Hồ Chí Minh đang phải cân nhắc nhiều hơn tới chiến lược kinh doanh, nhất là trong mùa tiêu dùng cuối năm và Tết sắp tới.

Theo đó, ở góc độ doanh nghiệp sản xuất, Công ty cổ phần Acecook Việt Nam cho biết đã chuẩn bị những sản phẩm mới, tiện dụng, giá cả phải chăng với tổng lượng tăng khoảng 20% so với ngày thường. Theo doanh nghiệp này, dù giá nguyên liệu đầu vào tăng cao nhưng các sản phẩm tại doanh nghiệp hầu như chưa tăng giá; thậm chí, còn giảm giá thêm 5%. Đáng chú ý, Acecook cho biết sẽ tiếp tục tung ra thị trường nhiều gói sản phẩm quà tặng tiện lợi như miến, mì ăn liền, viên canh ăn liền…

Tương tự, Công ty cổ phần Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) cho biết sẽ dành hơn 540 tỷ đồng để chuẩn bị gần 1.100 tấn thực phẩm tươi sống và 3.800 tấn thực phẩm chế biến đưa ra thị trường. Cùng với đó, doanh nghiệp còn tham gia vào chương trình bình ổn thị trường của thành phố, đồng thời thực hiện giảm giá tới 30% một số nhóm hàng hóa trong thời điểm cận Tết để hỗ trợ cho người tiêu dùng.

Ở góc độ nhà bán lẻ, các đơn vị lớn như: Saigon Co.op, Aeon, Lotte Mart, Winmart… đã và đang liên tục thực hiện những đợt khuyến mãi lớn, kéo dài ở tất cả các ngành hàng. Đơn cử Saigon Co.op đang triển khai giảm giá cho 21.000 sản phẩm trong 21 ngày với mức giảm đến 50%. Ông Nguyễn Ngọc Thắng, Giám đốc khối vận hành hoạt động Co.opmart kiêm Giám đốc Marketing Saigon Co.op chia sẻ: Điểm nhấn của chương trình lần này là 21 chương trình khuyến mãi riêng lẻ được thiết kế khoa học, phân bổ cho hầu hết ngành hàng và có ưu tiên cho những ngành hàng có sức tiêu thụ tốt, gắn với sinh hoạt hằng ngày của mọi gia đình người Việt. “Với hàng loạt chương trình giảm giá trực tiếp, mua 1 tặng 1, hàng giá 0 đồng, cấp độ thành viên càng cao càng nhiều ưu đãi, chúng tôi hi vọng khách hàng sẽ tiết kiệm chi tiêu rất nhiều trước khi bước vào cao điểm tiêu dùng cuối năm”- ông Thắng cho biết thêm.

Theo đánh giá của Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh, các hoạt động khuyến mãi của doanh nghiệp đã có những tác động tích cực tới doanh thu bán lẻ hàng hóa và tiêu dùng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10 của thành phố ước đạt 108.120 tỷ đồng (tăng 2,6% so với tháng trước, tăng 15% so với cùng kỳ).

Phát huy những kết quả trên, Sở Công Thương cho biết, các giải pháp kích cầu, tăng sức mua, bảo đảm bình ổn giá sẽ được triển khai đồng bộ trong những tháng cuối năm 2023, nhất là tiếp tục tổ chức chương trình khuyến mại tập trung (Shopping Season) lần thứ 2/2023 với số lượng doanh nghiệp tham gia lớn nhất từ trước đến nay. Chương trình hướng đến tăng sức mua trên thị trường bằng cách tận dụng tối đa các ngày lễ, tết như: Black Friday, Lễ Giáng sinh, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán….

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Tung nhiều khuyến mãi, siêu thị vẫn vắng khách dịp lễ

VPBank và BYD ưu đãi lãi suất độc quyền 0% trong 24 tháng cho khách hàng mua xe

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

TP. Hồ Chí Minh lan tỏa hàng Việt, tiêu dùng trách nhiệm

Việt Nam là vùng đất hứa cho các thương hiệu cao cấp

Tăng khuyến mại, kích cầu tiêu dùng nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5

‘Sinh lời trúng lớn’ cùng Techcombank với tổng giá trị giải thưởng đến 250 tỷ đồng

Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa trên mọi nền tảng

Quảng cáo sản phẩm ISUNA sai sự thật, lừa dối người dùng?

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ 'bán hàng’ - Việt Nam có buông lỏng?

Vụ sữa giả: Soi chiếu trách nhiệm người nổi tiếng với Luật về bảo vệ người tiêu dùng

Phiên chợ Xanh - Tử tế: 9 năm lan tỏa nông sản sạch

Sở Công Thương Hà Nội: Không thể 'tự ý' kiểm tra doanh nghiệp do ngành khác quản lý

Nestlé Việt Nam 30 năm khẳng định niềm tin với thị trường

Hà Nội: Kiểm tra an toàn thực phẩm tại huyện Thanh Trì

Khóa cửa kỹ thuật số: 'Bẫy tử thần' khi nhà cháy

Vì sao sản phẩm kém chất lượng vẫn có chứng nhận ISO?

Trang ‘Sữa Bột Tốt’ và trò lố nâng sữa ngoại, dìm hàng Việt, vi phạm Luật Cạnh tranh

Masan Consumer - Doanh nghiệp tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh

Xử lý nghiêm KOLs cung cấp thông tin sai sự thật