TP. Hồ Chí Minh tập trung hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh Các nhà khoa học bàn giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025 |
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại phục hồi sản xuất kinh doanh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố (TP) vừa ban hành Quyết định số 3589 về Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thương mại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, có 5 Bộ tiêu chí áp dụng cho các đơn vị, gồm: Kinh doanh thương mại, cung ứng hàng hóa (hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán lẻ lương thực thực phẩm); chợ truyền thống; chợ đầu mối; doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; văn phòng làm việc của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ trên địa bàn.
![]() |
Chợ truyền thống được phép mở cửa hoạt động trở lại, khi đảm bảo Bộ tiêu chí an toàn trong phòng chống dịch vừa được TP. Hồ Chí Minh ban hành |
Theo đó, các đơn vị trên chỉ được phép hoạt động khi đảm bảo Bộ tiêu chí này, trên nguyên tắc hoạt động phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch theo quy định và xem đây là yếu tố quan trọng hàng đầu. Các đơn vị chỉ được sản xuất, kinh doanh khi đáp ứng các Bộ tiêu chí về hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19.
Về điều kiện hoạt động an toàn, người lao động, người sử dụng lao động tại các đơn vị; các đối tác; khách hàng mua sắm, sử dụng hàng hóa, dịch vụ vụ đã tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19. Trong đó, người đã tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm) hoặc mắc Covid-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng (được kích hoạt mã QR xanh trên ứng dụng “Y tế HCM” hoặc xuất trình giấy tờ: Là người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng; đã tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm) được tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt xã hội theo mức độ kiểm soát dịch của Thành phố.
Đối với người chưa tiêm vắc xin ngừa Covid-19, phải có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 (xét nghiệm nhanh hoặc RT-PCR) còn hiệu lực theo quy định, được ưu tiên làm việc trực tuyến hoặc tại các bộ phận hạn chế tiếp xúc và phải cam kết đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.
Đặc biệt, các đơn vị chỉ được sản xuất, kinh doanh khi đảm bảo các tiêu chí về hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19. Trong quá trình hoạt động, người lao động, người sử dụng lao động tại các đơn vị; các đối tác; khách hàng mua sắm, sử dụng hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ việc khai báo y tế, quy định 5K khi đến làm việc, liên hệ công tác, giao dịch.
Đáng chú ý, Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP giao Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý Khu công nghệ cao, UBND TP. Thủ Đức và các quận huyện chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương TP và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát, tổ chức hậu kiểm về đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 của các đơn vị trên địa bàn TP. Xử lý đối với các hành vi vi phạm theo quy định phòng, chống dịch và các quy định pháp luật khác, đồng thời yêu cầu các đơn vị thực hiện khắc phục mới được phép hoạt động.