Mông Cổ phản hồi cứng rắn yêu cầu bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin

Đáp lại lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Putin theo lệnh của ICC, Chính phủ Mông Cổ khẳng định lập trường trung lập, nhấn mạnh sự phụ thuộc vào các nước láng giềng.
Tổng thống Nga Putin kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam Thương mại Nga - Trung Quốc tăng trưởng sau chuyến thăm của Tổng thống Putin Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Ngày 3/9, trước yêu cầu bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin theo lệnh của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), Chính phủ Mông Cổ đã thể hiện lập trường kiên quyết duy trì chính sách trung lập, nhấn mạnh sự phụ thuộc nặng nề vào nguồn cung năng lượng từ các nước láng giềng.

Mông Cổ phản hồi cứng rắn yêu cầu bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Tổng thống Ukhnaagiin Khürelsükh trong chuyến công du tới Ulaanbaatar ngày 3/9. Ảnh: Politico

Trả lời phỏng vấn báo Politico, phát ngôn viên của Chính phủ Mông Cổ khẳng định: "Mông Cổ hiện nhập khẩu tới 95% các sản phẩm dầu mỏ và hơn 20% điện từ các khu vực xung quanh, nguồn cung cấp này là yếu tố sống còn đối với sự tồn tại của đất nước và người dân Mông Cổ". Ông cũng tái khẳng định rằng Mông Cổ luôn duy trì chính sách "trung lập trong mọi mối quan hệ ngoại giao", phù hợp với lập trường đã được khẳng định từ trước đến nay.

Chính quyền Ulaanbaatar cũng cho rằng, chuyến thăm của Tổng thống Putin là một phần trong truyền thống lịch sử lâu đời giữa hai quốc gia, khi các nguyên thủ kỷ niệm chiến thắng của quân đội Liên Xô và Mông Cổ trước Nhật Bản trong trận Khalkhin Gol năm 1939. Điều này càng củng cố lý do Ulaanbaatar tiếp tục duy trì mối quan hệ với Moscow, bất chấp những áp lực quốc tế gia tăng.

Mông Cổ, một quốc gia nằm ở vị trí chiến lược giữa Nga ở phía bắc và Trung Quốc ở phía nam, từ lâu đã nỗ lực duy trì sự cân bằng trong quan hệ ngoại giao giữa hai cường quốc này, đồng thời mở rộng quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc, và Hoa Kỳ. Cuộc chiến của Nga ở Ukraine không làm thay đổi những tính toán này trong chính sách của Ulaanbaatar, khi quốc gia này tiếp tục tránh việc phải lựa chọn một bên.

Tháng 3/2023, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, cáo buộc “tội ác chiến tranh” về việc Moscow trục xuất và chuyển giao bất hợp pháp trẻ em từ các khu vực của Ukraine bị chiếm đóng sang Nga trong cuộc chiến tranh Nga - Ukraine. Đây là lệnh bắt giam đầu tiên chống lại nhà lãnh đạo của một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Mặc dù Mông Cổ là thành viên của ICC từ năm 2002 và có nghĩa vụ pháp lý phải bắt giữ Tổng thống Putin nếu ông này đặt chân đến lãnh thổ của họ, Chính phủ Mông Cổ đã không thực hiện hành động này, gây ra làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ Liên minh châu Âu, Ukraine, và các tổ chức nhân quyền quốc tế như: Tổ chức Ân xá Quốc tế. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ukraine, ông Heorhii Tykhii, đã lên án mạnh mẽ hành động này, gọi đó là "một đòn nặng nề giáng vào Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) và hệ thống tư pháp hình sự quốc tế," và cảnh báo rằng điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho Mông Cổ.

Mông Cổ phản hồi cứng rắn yêu cầu bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin
Mông Cổ khẳng định "lập trường trung tập trong mọi mối quan hệ ngoại giao". Ảnh: AFP

Về phía Nga, Chính phủ nước này khẳng định "lệnh bắt giữ của ICC là vô hiệu vì Moscow không tham gia Quy chế Rome," đồng thời bác bỏ các cáo buộc từ Ukraine và EU, nhấn mạnh rằng việc sơ tán dân thường khỏi khu vực chiến sự không phải là một tội ác theo luật pháp quốc tế.

Trong chuyến thăm của Tổng thống Putin, ông đã mời Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khürelsükh tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS, một diễn đàn của các nền kinh tế mới nổi, sẽ diễn ra tại Nga vào tháng 10 năm nay.

Mông Cổ, tuy đã ký Quy chế Rome và gia nhập ICC từ năm 2002, vẫn phải đối mặt với áp lực quốc tế trong việc thực thi các nghĩa vụ của mình. Đáng chú ý, một thẩm phán của Mông Cổ đã được bổ nhiệm vào ICC vào đầu năm 2024, càng tăng thêm trọng trách cho quốc gia này trong việc tuân thủ các cam kết quốc tế.

Chuyến thăm Ulaanbaatar của Tổng thống Vladimir Putin là một phần trong chiến lược nhằm phá vỡ sự "cô lập quốc tế" mà ông phải đối mặt do cuộc xung đột với Ukraine. Đây là điểm dừng chân mới nhất trong loạt các chuyến thăm nước ngoài gần đây của Tổng thống Putin, nhằm củng cố quan hệ với những quốc gia sẵn sàng duy trì hợp tác với Moscow, bất chấp áp lực từ phương Tây.

Trước đó, vào tháng 5/2024, Tổng thống Putin đã thăm Trung Quốc, một đồng minh quan trọng của Nga, nhằm thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược. Tiếp theo, vào tháng 6/2024, ông đến Triều Tiên và Việt Nam để khẳng định sự ủng hộ lẫn nhau trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng. Tháng 7/2024, ông Putin tham dự cuộc họp của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tại Kazakhstan, một bước đi quan trọng trong việc mở rộng ảnh hưởng của Nga tại Trung Á.

Cuối năm 2023, ông Putin đã thực hiện các chuyến thăm quan trọng tới Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Xê Út, hai đồng minh truyền thống của phương Tây để thúc đẩy hợp tác kinh tế và năng lượng. Tuy nhiên, Tổng thống Putin đã cẩn trọng từ chối tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nam Phi vào tháng 7/2023, lo ngại việc bị bắt giữ do Nam Phi là thành viên của ICC.

Những chuyến công du này thể hiện nỗ lực của Tổng thống Vladimir Putin trong việc duy trì vị thế quốc tế của Nga, bất chấp sự cô lập và áp lực từ phương Tây.

Huyền Trang (theo Politico, The Guardian)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ukraine gia nhập NATO là sự khởi đầu của Thế chiến thứ 3

Ukraine gia nhập NATO là sự khởi đầu của Thế chiến thứ 3

Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho rằng, nếu Ukraine được chấp nhận vào NATO, điều này có thể đồng nghĩa với việc bắt đầu Thế chiến thứ 3.
Israel đối mặt với ‘khủng hoảng kép’ chưa từng có trước áp lực nội bộ và quốc tế

Israel đối mặt với ‘khủng hoảng kép’ chưa từng có trước áp lực nội bộ và quốc tế

Những tuần qua, Israel phải đối mặt với cuộc ‘khủng hoảng kép’ chưa từng có cùng nguy cơ bùng nổ căng thẳng chính trị - an ninh trên toàn khu vực Trung Đông.
Giá gạo tăng 10 - 15% tại Ấn Độ do nhu cầu toàn cầu tăng

Giá gạo tăng 10 - 15% tại Ấn Độ do nhu cầu toàn cầu tăng

Giá gạo đã tăng 10-15% sau quyết định gần đây của Chính phủ Ấn Độ về việc dỡ bỏ lệnh hạn chế xuất khẩu đối với gạo non- basmati.
Liên Hợp Quốc cảnh báo: Gần 1 triệu người dân Lebanon đã phải rời bỏ nhà cửa

Liên Hợp Quốc cảnh báo: Gần 1 triệu người dân Lebanon đã phải rời bỏ nhà cửa

Cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah đã khiến gần một triệu người Lebanon phải rời bỏ nhà cửa chỉ sau một tuần, đẩy các nơi trú ẩn tại Lebanon lên mức quá tải.
Xuất khẩu của Đài Loan (Trung Quốc) lập kỷ lục nhờ AI và smartphone

Xuất khẩu của Đài Loan (Trung Quốc) lập kỷ lục nhờ AI và smartphone

Xuất khẩu Đài Loan của tháng 9 tăng 4,5% lên 40,57 tỷ USD, nhờ nhu cầu mạnh từ AI và điện thoại thông minh, dù ngành phi công nghệ gặp khó khăn.

Tin cùng chuyên mục

Cảng biển Hoa Kỳ đón lượng hàng nhập khẩu tăng mạnh dù có đình công

Cảng biển Hoa Kỳ đón lượng hàng nhập khẩu tăng mạnh dù có đình công

Khối lượng hàng nhập khẩu tại các cảng biển của Mỹ đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, dự kiến đạt 2,12 triệu TEU trong tháng 10, bất chấp cuộc đình công ngắn hạn
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 10/10/2024: Ukraine sắp mất Toretsk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 10/10/2024: Ukraine sắp mất Toretsk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 10/10/2024: Ukraine sắp mất Toretsk; mùa đông đang đến với Kiev khi nguồn cung khí đốt cho nước này giảm mạnh thời gian qua
Toàn cảnh chiến sự ngày 10/10: Nga ‘hạ’ xe tăng Kiev, đẩy lùi phản công; Ukraine phá hủy kho vũ khí Nga

Toàn cảnh chiến sự ngày 10/10: Nga ‘hạ’ xe tăng Kiev, đẩy lùi phản công; Ukraine phá hủy kho vũ khí Nga

Nga ‘hạ’ xe tăng Kiev, đẩy lùi phản công; Ukraine phá hủy kho vũ khí Nga... là những thông tin toàn cảnh chiến sự mới nhất trưa ngày 10/10/2024.
Siêu bão Milton ‘càn quét’ Florida: Nước lũ cuồn cuộn, máy biến áp nổ rực trời đêm

Siêu bão Milton ‘càn quét’ Florida: Nước lũ cuồn cuộn, máy biến áp nổ rực trời đêm

Theo CNN, tối 9/10, siêu bão ‘quái vật’ Milton đã chính thức đổ bộ vào Florida với sức gió 193 km/h, gây nên cảnh tượng kinh hoàng chưa từng thấy.
Chiến sự Nga-Ukraine 10/10/2024: Chi tiết bất thường trong chiến thuật của Nga; lý do ông Zelensky hủy hội nghị thượng đỉnh

Chiến sự Nga-Ukraine 10/10/2024: Chi tiết bất thường trong chiến thuật của Nga; lý do ông Zelensky hủy hội nghị thượng đỉnh

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 10/10/2024: Chi tiết bất thường trong chiến thuật của Nga; lý do ông Zelensky hủy hội nghị thượng đỉnh hòa bình.
Bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu ‘cuối cùng’ tại tiểu bang quyết định

Bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu ‘cuối cùng’ tại tiểu bang quyết định

Bà Kamala Harris và ông Donald Trump đang dồn toàn lực vào chiến dịch tranh cử tại tiểu bang Pensylvania, nơi được coi là 'mảnh đất vàng' cho cuộc bầu cử.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 10/10: Quân Ukraine rút khỏi Volchansk; Ukraine ‘hô biến’ xe tăng Challenger 2

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 10/10: Quân Ukraine rút khỏi Volchansk; Ukraine ‘hô biến’ xe tăng Challenger 2

Quân Ukraine rút khỏi Volchansk; Hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine bị đình trệ... là những thông tin đáng chú ý trong sáng ngày 10/10/2024.
Honda tiếp tục triệu hồi xe tại Mỹ

Honda tiếp tục triệu hồi xe tại Mỹ

Hãng sản xuất ô tô Honda đang triệu hồi gần 1,7 triệu xe ô tô từ thị trường Mỹ do vấn đề về tay lái.
Ukraine cấm huy động quân dưới 25 tuổi; phương Tây lo ngại về khả năng Kiev mất tư cách nhà nước

Ukraine cấm huy động quân dưới 25 tuổi; phương Tây lo ngại về khả năng Kiev mất tư cách nhà nước

Quốc hội Ukraine đã thông qua dự luật cấm huy động nam giới dưới 25 tuổi vào lực lượng vũ trang Ukraine.
Xung đột Nga-Ukraine: Tác động toàn cầu và những thách thức chưa từng có

Xung đột Nga-Ukraine: Tác động toàn cầu và những thách thức chưa từng có

Xung đột Nga-Ukraine đang là một trong những vấn đề nóng nhất trên thế giới, với những hệ lụy nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và xã hội.
Cục diện Trung Đông và ‘bước ngoặt’ khó lường trong tương lai

Cục diện Trung Đông và ‘bước ngoặt’ khó lường trong tương lai

Những tháng gần đây, Israel đã mở rộng quy mô các cuộc tấn công trên khắp Trung Đông, đặt ra nguy cơ thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực.
Thêm một thương hiệu gạo Việt Nam chinh phục được thị trường Nhật Bản

Thêm một thương hiệu gạo Việt Nam chinh phục được thị trường Nhật Bản

Ngay trong đầu tháng 10/2024, Tập đoàn Tân Long đã thành công xuất khẩu 1.000 tấn gạo JAPONICA, thương hiệu A An vào thị trường Nhật Bản đầy khó tính.
Ấn Độ Dương

Ấn Độ Dương 'tăng nhiệt': Nhật Bản - Ấn Độ tập trận hải quân chung

Tàu khu trục JS Ariake của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản mới đây đã tiến hành một cuộc tập trận chung với tàu tiếp liệu INS Shakti của Hải quân Ấn Độ.
Nga đẩy lùi lính Ukraine ở Kursk; Kiev phá hủy xe tăng Nga bằng tên lửa Javelin

Nga đẩy lùi lính Ukraine ở Kursk; Kiev phá hủy xe tăng Nga bằng tên lửa Javelin

Lính Ukraine bị đẩy lùi ở Kursk; Nga ném bom nhiệt áp vào căn cứ Ukraine... là những thông tin đáng chú ý về chiến sự Nga-Ukraine ngày 9/10/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 9/10/2024: Nga tiến vào trung tâm Toretsk; tù binh Ukraine không muốn bị trao trả

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 9/10/2024: Nga tiến vào trung tâm Toretsk; tù binh Ukraine không muốn bị trao trả

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 9/10/2024: Nga tiến vào trung tâm Toretsk; tù binh Ukraine không muốn bị trao trả do sợ bị một lần nữa ném ra chiến trường.
Kẻ âm mưu tấn công ngày bầu cử Tổng thống Mỹ thuộc tổ chức khủng bố nào?

Kẻ âm mưu tấn công ngày bầu cử Tổng thống Mỹ thuộc tổ chức khủng bố nào?

Chính quyền Mỹ mới bắt giữ một nghi phạm bị cáo buộc liên quan tới kế hoạch tấn công vào ngày bầu cử Tổng thống Mỹ nhân danh nhóm khủng bố IS.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 9/10/2024: Mỹ từng có lúc nghĩ Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 9/10/2024: Mỹ từng có lúc nghĩ Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 9/10/2024: Mỹ từng có lúc nghĩ Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine; Kiev hủy hội nghị hòa bình.
Giá dầu thô giảm do lo ngại về triển vọng kinh tế Trung Quốc

Giá dầu thô giảm do lo ngại về triển vọng kinh tế Trung Quốc

Giá dầu WTI sau khi mở phiên châu Á đã tăng vọt lên gần 78,50 USD/thùng nhưng nhanh chóng hạ nhiệt, giảm hơn 2 USD/thùng dưới áp lực chốt lời của thị trường.
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris quyết biến chiến thuật của ông Trump thành ‘gậy ông đập lưng ông’?

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris quyết biến chiến thuật của ông Trump thành ‘gậy ông đập lưng ông’?

Ông Trump luôn lấy vấn đề “giới tính” để công kích đối thủ. Tuy nhiên, bà Harris sẽ chứng minh rằng “phái yếu” cũng có thể làm “người bảo vệ” đất nước.
Nga ‘dội

Nga ‘dội' bão lửa vào Kharkiv; UAV 'rẻ tiền' Ukraine phá hủy tổ hợp pháo phòng không Nga

Nga phóng tên lửa Iskander vào căn cứ đối phương; Ukraine tuyên bố đã đến giai đoạn quan trọng... là những tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine sáng 9/10.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động