Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam: Đẩy mạnh công tác an toàn lao động

Với mục tiêu khắc phục những tồn tại, hạn chế, tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức và hành động trong việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các cấp công đoàn, Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ban hành kế hoạch về triển khai các nhiệm vụ công đoàn tham gia cải thiện điều kiện và môi trường làm việc, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2019 – 2023

Tăng cường sự lãnh đạo của công đoàn các cấp đối với công tác ATVSLĐ

Một trong những nhiệm vụ chính trong Kế hoạch nói trên là công đoàn các cấp sẽ tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban chấp hành, đoàn chủ tịch, ban thường vụ công đoàn các cấp đối với công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Đồng thời, tập trung các giải pháp đưa công tác này vào chương trình, kế hoạch công tác hàng năm và cả nhiệm kỳ, phân công nhiệm vụ cụ thể, xác định rõ chỉ tiêu giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN).

ke hoach nang cao hieu qua cong tac an toan ve sinh lao dong cua tong lien doan lao dong viet nam
Công đoàn các cấp sẽ tập trung thực hiện nhiều giải pháp cải thiện điều kiện và môi trường làm việc, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Ảnh minh hoạ)

Kế hoạch đưa ra nhiệm vụ ưu tiên bố trí cán bộ được đào tạo chuyên ngành về ATVSLĐ hoặc các chuyên ngành kỹ thuật, có kinh nghiệm, nhất là ở các lĩnh vực, doanh nghiệp có nguy cơ cao xảy ra TNLĐ, BNN, các địa phương có nhiều doanh nghiệp và khu công nghiệp, đông công nhân lao động để làm công tác ATVSLĐ. Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng làm công tác ATVSLĐ ở tất cả các cấp công đoàn với nội dung, phương thức ngày càng đổi mới, hiệu quả; chú trọng cập nhật những điểm mới, những mô hình và kinh nghiệm cụ thể, sát thực.

Nhiệm vụ đổi mới hình thức, nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền. Trong đó, chú trọng tuyên truyền trực quan, cụ thể, sát thực tế công việc của người lao động cũng được đề ra, đi cùng đó là việc giới thiệu, nhân rộng các mô hình làm tốt công tác ATVSLĐ; hướng dẫn, phổ biến đến công đoàn cơ sở về mô hình, kinh nghiệm tổ chức cho người lao động tự phát hiện các nguy cơ, sự cố mất ATVSLĐ tại nơi làm việc và đưa ra đề xuất, kiến nghị giải pháp phù hợp.

Ứng dụng, phát triển rộng rãi công nghệ thông tin và mạng xã hội trong công tác thông tin, tuyên truyền, hỗ trợ cán bộ công đoàn, người lao động trong công tác ATVSLĐ. Xây dựng chuyên mục phổ biến mô hình, kinh nghiệm làm tốt công tác ATVSLĐ; thông tin để chia sẻ và rút kinh nghiệm trong toàn hệ thống công đoàn, người lao động, người sử dụng lao động về các vụ việc tai nạn lao động.

Tổ chức Hội thi An toàn, vệ sinh viên giỏi các cấp, tiến tới tổ chức Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi toàn quốc lần thứ bốn vào năm 2020 và định kỳ 5 năm tổ chức Hội thi cấp toàn quốc.

Tăng cường thông tin giữa Tổng Liên đoàn và các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn. Khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc xảy ra sự cố, tai nạn lao động nghiêm trọng, các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn phải thông tin ngay và thường xuyên bằng điện thoại, email, tin nhắn hoặc văn bản cho Tổng Liên đoàn về diễn biến, hậu quả, nguyên nhân và tình hình giải quyết, xử lý vi phạm, sự cố, tai nạn lao động của các cơ quan chức năng và vai trò, sự tham gia của công đoàn.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện văn bản pháp luật về ATVSLĐ

Kế hoạch của Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cũng nhấn mạnh tới nhóm nhiệm vụ về nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện văn bản pháp luật, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về ATVSLĐ; các cấp công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia hoàn thiện pháp luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện, đặc biệt là đề xuất tiếp tục hoàn thiện Luật An toàn, Vệ sinh lao động.

“Nghiên cứu, đề xuất Nhà nước bổ sung danh mục nghề công việc nặng nhọc, độc hai, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; nghiên cứu, đề xuất Nhà nước bổ sung danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội” – Kế hoạch nêu rõ và đưa ra nhóm nhiệm vụ về sửa đổi, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn thực hiện công tác ATVSLĐ, tham gia cải thiện điều kiện và môi trường làm việc, giảm thiểu TNLĐ, BNN một cách cụ thể, sát thực, nhất là với công đoàn cơ sở.

Với các cấp công đoàn, Kế hoạch đưa ra là tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các các cơ quan chức năng trong công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATVSLĐ; phát hiện ra các tồn tại, bất cập, khó khăn, vướng mắc trong các chính sách, pháp luật để có hướng kiến nghị, đề xuất.

Đồng thời, đề xuất khen thưởng các chủ sử dụng lao động, đơn vị, người lao động chấp hành tốt và kiến nghị xử lý nghiêm minh, kịp thời các chủ sử dụng lao động, đơn vị không tuân thủ, vi phạm các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Đặc biệt, Kế hoạch xác định việc tham gia cải thiện điều kiện và môi trường làm việc, giảm thiểu TNLĐ, BNN cần phải triển khai sâu rộng ở 4 cấp công đoàn. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp với Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ công đoàn làm công tác ATVSLĐ cấp tỉnh, Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, Công đoàn Khu công nghiệp, Khu chế xuất, khu kinh tế, Liên đoàn Lao động cấp huyện có nhiều doanh nghiệp, đông công nhân lao động, Công đoàn Tổng công ty thuộc các lĩnh vực có nguy cơ cao xảy ra TNLĐ, BNN. Nghiên cứu hướng dẫn, phổ biến trong hệ thống công đoàn, đến công đoàn cơ sở về mô hình, kinh nghiệm tổ chức cho người lao động tự phát hiện các nguy cơ, sự cố mất ATVSLĐ tại nơi làm việc và đưa ra đề xuất, kiến nghị giải pháp bảo đảm...

Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương tổ chức tập huấn cho cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và cán bộ công đoàn cơ sở, an toàn vệ sinh viên ở các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có nguy cơ cao xảy ra TNLĐ, BNN.

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện các nội dung của Kế hoạch tại cấp mình. Công đoàn cơ sở chủ động phối hợp, đôn đốc người sử dụng lao động rà soát các quy trình, biện pháp làm việc bảo đảm ATVSLĐ, đánh giá quản lý các nguy cơ mất ATVSLĐ, tổ chức và hướng dẫn, khuyến khích người lao động phát hiện các nguy cơ, đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng và tạo cơ chế thuận lợi cũng như phụ cấp cho mạng lưới an toàn vệ sinh viên hoạt động. Thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, trong đó có các nội dung về điều kiện làm việc, ATVSLĐ tốt và có lợi cho người lao động hơn quy định của pháp luật...
Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tai nạn lao động

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngành Than đồng bộ thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ngành Than đồng bộ thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động

Với đặc thù khai thác khoáng sản trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm… thời gian qua, ngành Than đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Bắc Kạn: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn cho 444 doanh nghiệp

Bắc Kạn: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn cho 444 doanh nghiệp

Theo bà Lò Thị Hoán, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Kạn, trong năm 2021, tỉnh đã thực hiện giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 444 đơn vị, với số tiền giảm đóng hơn 1,9 tỷ đồng.
Doanh nghiệp đóng 0% vào Quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp

Doanh nghiệp đóng 0% vào Quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp

Để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trong đó có việc giảm mức đóng bằng 0% vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các doanh nghiệp.
Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro

Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro

Việc người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (từ ngày 1/7/2021 – 30/6/2022) cho người lao động, đã giúp doanh nghiệp có thêm kinh phí hỗ trợ tốt hơn người lao động.
Quảng Trị: Nhiều vụ trộm cắp thiết bị điện sau Tết

Quảng Trị: Nhiều vụ trộm cắp thiết bị điện sau Tết

Những ngày sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần, nhiều thiết bị điện như dây cáp đồng, thanh giằng trạm biến áp… trên địa bàn thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) liên tiếp bị mất cắp, gây thiệt hại hàng chục triệu đồng, gián đoạn việc cung cấp điện cho khách hàng.

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh huấn luyện an toàn lao động để giảm tai nạn

Đẩy mạnh huấn luyện an toàn lao động để giảm tai nạn

Huấn luyện an toàn lao động là một trong những giải pháp nhằm hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tuy nhiên năm 2021 ước tính chỉ có khoảng 2 triệu người lao động được huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động.
Xây dựng khu công nghiệp sinh thái: Giải pháp phát triển công nghiệp bền vững

Xây dựng khu công nghiệp sinh thái: Giải pháp phát triển công nghiệp bền vững

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa giới thiệu tổng quan dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu”. Đây là một trong những hoạt động nhằm từng bước chuyển đổi mô hình phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.
Tập huấn an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo

Tập huấn an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo

Sáng 4/11 tại Việt Trì (Phú Thọ), Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) kết hợp với Công ty CP Hóa chất Việt Trì tổ chức Hội nghị “Tập huấn các quy định của pháp luật về an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo sử dụng cho ngành nước”. Hội nghị thu hút hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, các doanh nghiệp, đối tác trong ngành nước và hóa chất tham dự.
Bắc Kạn: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động

Bắc Kạn: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động

Xác định an toàn vệ sinh lao động là một trong những điều kiện bắt buộc để người lao động yên tâm làm việc, mang lại năng suất cho doanh nghiệp… thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động được ngành chức năng, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chú trọng thực hiện.
An toàn lao động tại Thanh Hóa: Phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu

An toàn lao động tại Thanh Hóa: Phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu

Với việc tổ chức tập huấn, trang bị thiết bị lao động đầy đủ; tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên đến người lao động, người sử dụng lao động về công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ)… các vụ tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra trong quá trình lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã giảm mạnh.
Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ: An toàn lao động bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ: An toàn lao động bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Cùng với sản xuất, kinh doanh, kế hoạch bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cũng được Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ (KĐN) xây dựng từ đầu năm, để triển khai thực hiện có hệ thống và nghiêm túc, bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của công ty.
Vai trò của an toàn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội

Vai trò của an toàn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội

Trong xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao động là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm, nhằm cải thiện chất lượng lao động, để có thể đáp ứng kịp thời xu thế.
An toàn lao động trong các làng nghề: Nhiều trăn trở

An toàn lao động trong các làng nghề: Nhiều trăn trở

Làng nghề đã và đang tạo việc làm tại chỗ cho hàng trăm nghìn lao động nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, một số làng nghề luôn đối diện với nguy cơ cao mất an toàn lao động.
Bắc Ninh: Chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động

Bắc Ninh: Chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã ký Văn bản số 2749/UBND-KGVX yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương tăng cường quản lý, chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động.
Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động: Thúc đẩy các giải pháp đảm bảo an toàn

Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động: Thúc đẩy các giải pháp đảm bảo an toàn

Trong 5 năm (2016 - 2020) thực hiện Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), công tác ATVSLĐ đã được các cấp, ngành nhiều địa phương trong cả nước quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện.
Diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển

Diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển

Mới đây tại Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 3, tỉnh Đồng Nai, Công ty TNHH Dow Chemical Việt Nam (Dow Việt Nam) đã phối hợp với Hội Hóa học Việt Nam cùng các đơn vị khác và lực lượng chức năng phòng cháy chữa cháy, y tế, tổ chức diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển.
Doanh nghiệp Quảng Ninh: Chủ động kiểm soát yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

Doanh nghiệp Quảng Ninh: Chủ động kiểm soát yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

Đây là cách làm của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mất an toàn lao động trong sản xuất.
Giảm thiểu tai nạn lao động: Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng

Giảm thiểu tai nạn lao động: Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng

Cùng với ý thức của mỗi người lao động, việc doanh nghiệp chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại sẽ giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng không tốt đến môi trường, sức khỏe con người.
Nam Định: An toàn lao động trong doanh nghiệp có chuyển biến

Nam Định: An toàn lao động trong doanh nghiệp có chuyển biến

Để kiến tạo môi trường lao động thực sự hiệu quả, mang lại sự an tâm tin tưởng của đối tác, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Nam Định đã nỗ xây dựng môi trường làm việc chuẩn an toàn.
Ngành nông nghiệp: Nguy cơ tai nạn lao động không nhỏ

Ngành nông nghiệp: Nguy cơ tai nạn lao động không nhỏ

So với các ngành khác, lao động trong nông nghiệp có nguy cơ mắc tai nạn lao động chỉ đứng sau xây dựng, hóa chất và khai thác mỏ.
An toàn lao động trong xây dựng: Nỗ lực từ các bên

An toàn lao động trong xây dựng: Nỗ lực từ các bên

Người lao động làm việc tại các công trình xây dựng luôn tiềm ẩn nguy cơ cũng như mức độ nguy hiểm cao. Chỉ cần một sơ suất nhỏ có thể mất tính mạng.
An toàn lao động để phát triển bền vững

An toàn lao động để phát triển bền vững

Đây là quan điểm của nhiều doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Nhờ đó, DN duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, năng suất lao động nâng cao; đời sống vật chất, tinh thần của người lao động từng bước được cải thiện.
Lao động ngành Công Thương: Thiết thực hành động, đảm bảo an toàn

Lao động ngành Công Thương: Thiết thực hành động, đảm bảo an toàn

Ngành Công Thương có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, và sản xuất công nghiệp là nòng cốt trong tăng trưởng GDP của đất nước. Tuy nhiên, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp như khai thác khoáng sản, điện, hóa chất, xăng dầu… luôn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn lao động. Vì vậy, những năm qua, công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng chống cháy nổ (PCCN) luôn là nhiệm vụ cấp bách được Bộ Công Thương quan tâm.
Nhiễm độc thiếc: Lời cảnh tỉnh an toàn sức khỏe cho người lao động

Nhiễm độc thiếc: Lời cảnh tỉnh an toàn sức khỏe cho người lao động

Sự việc 7 bệnh nhân làm cùng phân xưởng của công ty sản xuất nhựa tại Thanh Miện, Hải Dương bị nhiễm độc thiếc (trong đó 1 người đã tử vong), mới đây, là lời cảnh tỉnh về vấn đề sức khỏe nghề nghiệp môi trường mới ở nước ta và sự đảm bảo an toàn cho người lao động.
An toàn lao động: Bắt đầu từ ý thức của mỗi người

An toàn lao động: Bắt đầu từ ý thức của mỗi người

Chỉ khi ý thức của người lao động, người sử dụng lao động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được chuyển hóa thành hành vi, thì các vụ tai nạn lao động (TNLĐ) mới được giảm thiểu tối đa.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động