Thứ tư 23/04/2025 00:32

Tổng doanh thu 5 sàn thương mại điện tử 6 tháng ước đạt gần 144 nghìn tỷ đồng

Trong 6 tháng đầu năm 2024, người dùng Việt đã chi tổng cộng 143.900 tỷ đồng để mua sắm online trên các sàn thương mại điện tử.

Báo cáo Thị trường sàn bán lẻ trực tuyến nửa đầu năm 2024 do Metric công bố cho thấy thương mại điện tử Việt Nam đang tiếp tục phát triển ổn định với mức tăng trưởng trên 54% cả về doanh số và sản lượng. Các sàn lớn như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Tiktok Shop đều đạt kết quả tích cực, phản ánh tiềm năng trong việc khai thác thị trường này.

Nửa đầu năm, 5 sàn thương mại điện tử hàng đầu gồm Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Tiktok Shop ghi nhận doanh số 143.900 tỷ đồng với 1,533 triệu sản phẩm giao thành công tới tay khách hàng, tăng lần lượt 54,91% và 65,55% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mức tăng trưởng này phản ánh sự phát triển bền vững của thị trường thương mại điện tử Việt Nam, đồng thời cho thấy khả năng tận dụng cơ hội của các doanh nghiệp khi sự dịch chuyển mua sắm từ offline sang online đang diễn ra mạnh mẽ.

Người Việt chi gần 150.000 tỷ để mua sắm online

Mức tăng trưởng phản ánh sự dịch chuyển mua sắm từ offline sang online vẫn đang diễn ra mạnh mẽ. Theo báo cáo, một xu hướng nổi bật khác là sự gia tăng thị phần của các Shop Mall - gian hàng chính hãng của nhà sản xuất.

Trong 6 tháng đầu năm, số lượng Shop Mall đã tăng 12.29% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy người tiêu dùng ngày càng ưu tiên lựa chọn các sản phẩm từ thương hiệu chính hãng hoặc nhà bán có uy tín.

Các nhà bán trên Shopee có doanh số cao chủ yếu đều sở hữu các kho hàng đặt tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh - hai trung tâm kinh tế hàng đầu với hệ thống logistics phát triển. Ngoài ra, khu vực Đồng bằng sông Hồng cũng được chuyên gia Metric đánh giá là khu vực đầy tiềm năng với nhiều kho hàng có doanh số cao, nhờ vào mật độ dân cư đông đúc và nhu cầu tiêu dùng lớn.

Metric dự báo trong quý III/2024 thương mại điện tử sẽ tiếp tục ghi nhận những tín hiệu khả quan khi tổng doanh số trên 5 sàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam có thể đạt mức hơn 88 nghìn tỷ đồng với 944 triệu sản phẩm được bán ra. Tăng lần lượt hơn 23.2% và 23.1% so với quý II/2024.

Trong các ngành hàng, làm đẹp, thời trang nữ và nhà cửa - đời sống tiếp tục dẫn đầu về doanh số và sản lượng trên cả 5 sàn thương mại điện tử. Trong đó, phân khúc giá rẻ dưới 200.000 đồng vẫn duy trì sức hấp dẫn mạnh mẽ, với thị phần tăng thêm 3% so với cùng kỳ năm trước.

Với nhiều biền động của tình hình kinh tề hiện nay, "thắt chặt chi tiêu" vẫn là tiêu chí được nhiều gia đình áp dụng. Vì vậy, người tiêu dùng ưu tiên các sản phẩm có giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền.

Nửa đầu năm, thương mại điện tử Việt Nam chứng kiến sự thống trị của các thương hiệu lớn thuộc ngành hàng điện thoại - máy tính bảng. Trong top 10 thương hiệu có doanh số cao nhất, có tới 4 thương hiệu thuộc ngành này, bao gồm những cái tên quen thuộc như Apple, Samsung, Xiaomi. Thêm vào đó, Honda lần đầu xuất hiện trong danh sách, chứng minh rằng người Việt giờ đây đã tin tưởng và sẵn sàng chi tiền cho những sản phẩm có giá trị cao trên nền tảng trực tuyến. Sự phát triển của hạ tầng logistics và các dịch vụ thanh toán trực tuyến đã tạo ra một môi trường thuận lợi, thúc đẩy xu hướng mua sắm này.

Top 10 nhà bán trong hai quý đầu năm chứng kiến sự xuất hiện duy nhất của thương hiệu Việt Nam là Vinamilk.

Theo phân tích của Metric, mùa tựu trường (cuối tháng 8 và đầu tháng 9) luôn là thời điểm vàng cho ngành hàng văn phòng phẩm trên các sàn thương mại điện tử. Doanh số ngành hàng này trong hai tháng qua tăng mạnh, do người dùng đổ xô mua sắm để chuẩn bị cho năm học mới. Các sản phẩm phổ biến được người Việt quan tâm là bút, sổ, giấy các loại, với mức giá phân khúc rẻ, dưới 50.000 đồng.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Không có nhân sự giỏi, thương mại điện tử khó vươn xa

Lan tỏa giá trị di sản Việt Nam qua không gian số

Lùi thời hạn nộp thuế: Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử 'thở phào'

Học Kinh tế số: Cơ hội nào cho sinh viên thời 4.0?

Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Hàng nghìn sản phẩm bày bán trên 'chợ điện tử' Bình Dương

Longform: Bộ Công Thương lên tiếng về việc Shopee, Tiktok Shop tăng phí

‘Đế chế’ Forever 21 sụp đổ và câu chuyện bay trên 'đôi cánh’ thương mại điện tử

Shopee tôn vinh sản phẩm địa phương và xuất khẩu trực tuyến "giá trị Việt"

Cơ hội thực chiến thương mại điện tử cho doanh nghiệp Việt

KOL, KOC phải có trách nhiệm hỗ trợ người tiêu dùng

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: 4 giải pháp ‘thúc’ thương mại điện tử Lào Cai phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dự Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai