Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nghệ An phải giàu có hơn, mạnh hơn

Để xây dựng Nghệ An thành tỉnh khá của cả nước, Bộ Chính trị thống nhất ban hành Nghị quyết mới về xây dựng, phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045.
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị giữa nhiệm kỳ BCH TW Đảng khóa XIII Những nhận thức mới khi đọc cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 25/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp.

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương trình bày nội dung Tờ trình; các cơ quan và lãnh đạo Tỉnh ủy Nghệ An phát biểu ý kiến.

Bộ Chính trị đã thảo luận, thống nhất đánh giá sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết, Nghệ An đang từng bước hướng tới trung tâm về tài chính, thương mại, du lịch, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, công nghiệp công nghệ cao, y tế, văn hóa, thể thao của khu vực Bắc Trung Bộ.

Kinh tế phát triển khá toàn diện, tăng trưởng khá nhanh, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, quy mô kinh tế được mở rộng, năm 2022 đứng thứ 10 trong toàn quốc và gấp 2,5 lần năm 2013. GRDP bình quân đầu người tăng nhanh, đạt 51,4 triệu đồng, gấp hơn 2 lần năm 2013. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc họp.(Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hạ tầng giao thông và đô thị được đầu tư, nâng cấp. Văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; giáo dục, đào tạo phát triển khá toàn diện; y tế phát triển khá đồng đều ở các tuyến.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. An sinh xã hội được bảo đảm. Bảo vệ môi trường, quản lý, khai thác tài nguyên được chú trọng. Quốc phòng, an ninh được củng cố. Đối ngoại đạt kết quả tốt, nhất là với các địa phương của nước bạn Lào có chung đường biên giới.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được quan tâm. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy các cấp, tổ chức đảng; chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị-xã hội được nâng cao. Khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường.

Tuy nhiên, sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết, Nghệ An vẫn là tỉnh còn nhiều khó khăn. Phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Kinh tế biển hiệu quả chưa cao. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Hiệu quả liên kết giữa Nghệ An với các tỉnh lân cận còn chưa cao. Phát triển văn hóa, xã hội còn nhiều bất cập. Đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn nhiều khó khăn. Tình hình an ninh trật tự có nơi, có lĩnh vực còn phức tạp.

Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo có lúc, có việc chưa kịp thời, hiệu quả. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị có mặt còn hạn chế, cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu.

Phát biểu kết luận, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh việc tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW, của Bộ Chính trị khóa XI về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020 là cần thiết, đánh giá kết quả thực hiện thời gian qua và rút ra những kinh nghiệm trong thời kỳ mới.

Để xây dựng Nghệ An, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành tỉnh khá của cả nước, tương xứng với vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ và cả nước, Bộ Chính trị thống nhất ban hành Nghị quyết mới về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu xác định Nghệ An là tỉnh phát triển khá của cả nước, kinh tế phát triển nhanh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa xứ Nghệ; là trung tâm của khu vực về thương mại, logistics, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, công nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Nghệ An là một trong những động lực phát triển của khu vực Bắc Trung Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao và đạt mức cao. Các giá trị hệ sinh thái rừng, biển đảo, văn hóa, lịch sử và truyền thống, nhất là văn hóa xứ Nghệ được bảo tồn và phát huy. Quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được đảm bảo vững chắc. Tổ chức đảng, hệ thống chính trị vững mạnh.

Quang cảnh cuộc họp. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ Nghị quyết mới cần chú ý trên cơ sở quan điểm cơ bản, biện pháp cần cụ thể hơn, thiết thực hơn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, phải tạo chuyển biến cụ thể để Nghệ An "bước thật mạnh, tiến thật xa.”

Với tinh thần, địa phương phải quyết liệt hơn, là chủ lực, nhưng trách nhiệm của các cơ quan Trung ương cũng quan trọng, không khoán trắng cho địa phương và địa phương không ỷ lại vào Trung ương.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý có nghị quyết rồi, nhưng quyết định là tổ chức thực hiện thế nào cho hiệu quả và cuối cùng phải biến nghị quyết thành của cải vật chất, thành hiện thực sinh động.

“Những điều chúng ta mong muốn, Nghệ An phải giàu có hơn, mạnh hơn, các địa phương lân cận cũng phải có đà tiếp theo tốt hơn, chứ không phải ra nghị quyết thì coi như là thành công quyết định. Đấy mới chỉ là bước mở đầu rất quan trọng. Cho nên phải có biện pháp tổ chức, chỉ đạo một cách cụ thể, tích cực, có hiệu quả rõ rệt, chứ không phải là Trung ương ban hành nghị quyết xong rồi cứ khoán trắng cho địa phương, mà các ngành, các cấp phải vào cuộc,” Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội, các cơ quan, tổ chức đảng ở Trung ương chỉ đạo ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết để triển khai quán triệt và thực hiện tốt các nhiệm vụ được nêu tại Nghị quyết.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ An triển khai nghiêm túc và có hiệu quả Nghị quyết; phát huy cao độ vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội nhằm sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống./.

Theo TTXVN
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 1- Định hình không gian để chuyển mình, bứt phá

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 1- Định hình không gian để chuyển mình, bứt phá

Những lợi thế về kinh tế, văn hóa, sự liên kết vùng miền… sau khi được hợp nhất tạo lực đẩy để tỉnh Phú Thọ mới chuyển mình, bứt phá.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả rất cần thiết.
Cử tri cả nước đề nghị xử lý nghiêm hành vi sản xuất thuốc giả, sữa giả

Cử tri cả nước đề nghị xử lý nghiêm hành vi sản xuất thuốc giả, sữa giả

Cử tri kiến nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm tình trạng sản xuất thuốc giả, sữa giả, thực phẩm kém chất lượng.
Ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc

Ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc

Thời chiến, đối ngoại góp sức trong đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Thời bình, ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.
Trang sử bằng công nghệ, Báo Nhân Dân công bố đợt truyền thông lớn chưa từng có

Trang sử bằng công nghệ, Báo Nhân Dân công bố đợt truyền thông lớn chưa từng có

Ngày 23/4, báo Nhân Dân đã long trọng tổ chức lễ công bố đợt truyền thông đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết 2026

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết 2026

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%).
Bổ sung quy định việc quyết định cơ cấu Chính phủ trong trường hợp cần thiết

Bổ sung quy định việc quyết định cơ cấu Chính phủ trong trường hợp cần thiết

Bổ sung một khoản quy định về việc quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ tại các kỳ họp sau Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội trong trường hợp cần thiết.
Thủ tướng điểm tên loạt địa phương chậm giải phóng mặt bằng

Thủ tướng điểm tên loạt địa phương chậm giải phóng mặt bằng

Thủ tướng yêu cầu nhiều địa phương chậm giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng tiến độ cao tốc, yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc.
Thủ tướng yêu cầu ổn định thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu ổn định thị trường vàng

Giá vàng tăng, liên tục lập kỷ lục mới, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giữ vững ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, thị trường vàng...
Thủ tướng: Đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ

Thủ tướng: Đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững, hiệu quả với Hoa Kỳ.
Chung tay vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Chung tay vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Sáng 22/4, hoạt động giao lưu giữa tổ chức mặt trận hai nước Việt Nam-Trung Quốc đã diễn ra với chủ đề ‘Đồng tâm hiệp lực thúc đẩy tình hữu nghị'.
Kỳ họp thứ 9 khai mạc sớm hơn thông lệ, với nhiều nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 9 khai mạc sớm hơn thông lệ, với nhiều nội dung quan trọng

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc sớm hơn thông lệ với nhiều nội dung quan trọng.
Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Sáng 22/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành và Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Quy trình cung cấp và quản lý viện trợ cho nước ngoài

Quy trình cung cấp và quản lý viện trợ cho nước ngoài

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định về viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài, trong đó có nêu rõ quy trình cung cấp và quản lý viện trợ.
Thủ tướng

Thủ tướng 'tuýt còi' doanh nghiệp chậm báo cáo, sử dụng sai vốn nhà nước

Thủ tướng chỉ đạo xử lý doanh nghiệp chậm báo cáo, sử dụng sai vốn nhà nước, yêu cầu công khai tài chính, siết chặt giám sát.
Kỳ vọng hợp tác kinh tế Việt - Trung tiếp tục phát triển

Kỳ vọng hợp tác kinh tế Việt - Trung tiếp tục phát triển

Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kỳ vọng, hoạt động hợp tác kinh tế thương mại sẽ tiếp tục phát triển, góp phần củng cố quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Phú Thọ: Hợp nhất 3 tỉnh, tinh giản gần 70% xã, phường

Phú Thọ: Hợp nhất 3 tỉnh, tinh giản gần 70% xã, phường

Phú Thọ vừa thông qua đề án hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và tinh giản gần 70% xã, phường, tạo bước đột phá trong sắp xếp bộ máy hành chính.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để sáp nhập gây gián đoạn hành chính

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để sáp nhập gây gián đoạn hành chính

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn khẳng định, không để sáp nhập đơn vị hành chính gây gián đoạn thủ tục, đồng thời thúc đẩy cải cách để tăng tốc phát triển.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với các doanh nghiệp TP. Cần Thơ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với các doanh nghiệp TP. Cần Thơ

Sáng 21/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ có cuộc tiếp xúc cử tri là đại diện doanh nghiệp trên địa bàn.
Sau sáp nhập, tỉnh Phú Thọ mới có bao nhiêu cán bộ dôi dư?

Sau sáp nhập, tỉnh Phú Thọ mới có bao nhiêu cán bộ dôi dư?

Sau sáp nhập 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, số cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sẽ được giải quyết theo quy định tinh giản biên chế.
Trung tướng Lê Hồng Nam và đoàn công tác tri ân các tấm gương tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh

Trung tướng Lê Hồng Nam và đoàn công tác tri ân các tấm gương tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh

Đoàn công tác do Trung tướng Lê Hồng Nam - Giám đốc Công an TP.HCM dẫn đầu đã đi thăm, tri ân các cá nhân tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam.
Nhân sự tuần qua: Bổ nhiệm cán bộ tại Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Nhân sự tuần qua: Bổ nhiệm cán bộ tại Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Về thông tin nhân sự tuần qua (14-20/4), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp đã trao các quyết định về công tác cán bộ đối với nhân sự lãnh đạo các Cục, Vụ.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương chi trả lương hưu tháng 5/2025

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương chi trả lương hưu tháng 5/2025

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2025 trong thời gian từ ngày 25/4 đến ngày 28/4/2025.
Thủ tướng: Chậm nhất 19/12 phải khánh thành dự án Cần Thơ - Cà Mau

Thủ tướng: Chậm nhất 19/12 phải khánh thành dự án Cần Thơ - Cà Mau

Chậm nhất 19/12 năm nay phải khánh thành dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau để chào mừng kỷ niệm ngày Toàn quốc kháng chiến.

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 5 - Cần một cuộc cách mạng quản lý

Vụ gần 600 sản phẩm sữa giả cho thấy lỗ hổng quản lý nghiêm trọng. Và điều chúng ta cần lúc này không phải chỉ siết, mà là một cuộc cách mạng quản lý...
Mobile VerionPhiên bản di động