​Hà Giang

Tội phạm ma túy có chiều hướng phức tạp hơn

Qua kết quả đấu tranh, xử lý tội phạm ma túy, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47) Công an tỉnh Hà Giang nhận định: Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn có chiều hướng phức tạp hơn những năm trước, điển hình trong năm nổi lên một số đường dây mua bán ma túy với số lượng lớn, có dấu hiệu vận chuyển ma túy qua biên giới.
Tội phạm ma túy có chiều hướng phức tạp hơn
Công an huyện Vị Xuyên tuyên truyền để người dân tham gia tố giác tội phạm

Làm việc với phóng viên Chuyên đề DTTS & MN, Đại tá Nguyễn Đức Thái – Trưởng Phòng PC 47 (Công an tỉnh Hà Giang) cho biết, tội phạm ma túy không chỉ có diễn biến phức tạp hơn so với các năm trước, trên địa bàn vẫn diễn ra hoạt động buôn bán, vận chuyển các chất ma túy từ các tỉnh vào địa bàn tiêu thụ. Việc mua bán, tổ chức sử dụng các chất ma túy tổng hợp (ma túy đá, thuốc lắc) có dấu hiệu ngày càng phức tạp. Phương thức thủ đoạn của tội phạm ngày càng tinh vi, manh động, gây khó khăn cho công tác phòng ngừa, đấu tranh. Tình trạng tái trồng cây thuốc phiện, cây có chứa chất ma túy tại một số địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng giáp ranh có chiều hướng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước… Trước tình hình đó, lực lượng Cảnh sát điều tra về ma túy của tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố và các lực lượng chức năng như biên phòng, quân sự triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tập trung đấu tranh mạnh với tội phạm ma túy. Trọng tâm là việc triển khai thực hiện có hiệu quả: Kế hoạch mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Đinh Dậu 2017; Kế hoạch tổ chức hoạt động Tháng hành động phòng, chống ma túy (26/6 hàng năm); Mở đợt cao điểm phối hợp tuyên truyền, đấu tranh trấn áp tội phạm ma túy trên tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc… đạt những kết quả nhất định, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Cùng với đó, Phòng PC 47 cũng tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh triển khai Kế hoạch số 04/KH-UBND (ngày 23/1/2017) về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy năm 2017 và nhiều kế hoạch, chương trình gắn với an ninh trật tự, tuyên truyền toàn dân tham gia phòng chống tội phạm.

Cụ thể, kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trong năm qua (tính từ 16/11/2016 – 15/10/2017), Phòng PC 47 Công an tỉnh Hà Giang đã phát hiện, bắt giữ và khởi tố tổng số 13 vụ với 14 bị can có hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán sử dụng trái phép chất ma túy. Tang vật thu giữ 3.557,82 gram hê-rô-in và nhiều đồ vật liên quan đến hành vi tội phạm ma túy.

Trước đó, trong năm 2016, lực lượng công an cũng đã phát hiện 16 vụ với 12 đối tượng có hành vi tái trồng cây thuốc phiện. Theo đó, Cảnh sát điều tra về tội phạm ma túy đã phối hợp với các ngành chức năng phá nhổ 2.584 cây thuốc phiện, thu giữ một số nhựa cây thuốc phiện tại địa bàn các huyện Vị Xuyên, Bắc Mê, Xín Mần, Quản Bạ, Đồng Văn.

Song song với công tác đấu tranh với tội phạm ma túy, lực lượng Cảnh sát phòng chống ma túy cũng là nòng cốt, tham mưu cho chính quyền địa phương, phối hợp với các lực lượng khác tổ chức tuyên truyền đến người dân về tác hại của ma túy, tạo mối liên kết để người dân tham gia tố giác, cùng đấu tranh với tội phạm ma túy. Từ 16/11/2016 đến 15/10/2017, Phòng PC 47 đã chủ động phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khác trong lực lượng Công an tỉnh Hà Giang, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh tổ chức 4 buổi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy tại địa bàn các xã: Phương Thiện (thành phố Hà Giang), xã Linh Hồ (huyện Vị Xuyên), xã Minh Ngọc (huyện Bắc Mê) và xã Bản Máy (huyện Hoàng Su Phì), qua đó thu hút 518 lượt người nghe, phát 720 tờ rơi có hình ảnh tuyên truyền về tác hại của ma túy đối với gia đình và cộng đồng.

Với kết quả đấu tranh với tội phạm ma túy trong thời gian qua, Phòng PC 47 đã nhận Giấy khen của Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang và 1 đồng chí được Bộ trưởng Bộ Công an tặng Bằng khen.
Quang Nguyễn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Sau 2 ngày làm việc tập trung, nghiêm túc, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV - năm 2024 đã thành công tốt đẹp.
Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai luôn chú trọng đầu tư hệ thống chợ để đạt tiêu chí nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân.
Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân A Sứp luôn miệt mài gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, với ông, được truyền dạy giúp thế hệ trẻ hiểu về cồng chiêng là một niềm hạnh phúc.
Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Tỉnh Lai Châu đề ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc...
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng, người Xơ Đăng ở Kon Tum còn được biết đến với nghề đan lát lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Những nghệ nhân nhí ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đang từng ngày 'giữ hồn' cho văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không bị mai một.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Nhờ tiên phong chuyển đổi cây trồng, nhiều hộ nông dân tại huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên Huế có thu nhập ổn định, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi.
Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Dân tộc Gié - Triêng ở Kon Tum có một nền văn hóa dân gian đặc sắc, ngay cả trang phục của họ cũng thể hiện cá tính riêng, độc đáo, giàu bản sắc truyền thống.
Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động