Toàn văn Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Ngày 9/8/2023, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã công bố Phê duyệt Quy hoạch tổng thể về hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp về đảm bảo cung ứng xăng dầu Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia: Đảm bảo sức chứa từ 75-80 ngày

Báo Công Thương xin trân trọng giới thiệu Toàn văn Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18/7/2023..

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 861/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HẠ TẦNG DỰ TRỮ, CUNG ỨNG XĂNG DẦU, KHÍ ĐỐT QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/1/2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Quyết định số 503/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Bộ Công Thương tại Tờ trình số 3370/TTr-BCT ngày 31 tháng 5 năm 2023, các văn bản: số 4565/BCT-KHTC ngày 12 tháng 7 năm 2023, số 4289/BCT-KHTC ngày 04 tháng 7 năm 2023, số 3981/BCT-KHTC ngày 26 tháng 6 năm 2023 và Báo cáo thẩm định số 67/BC-HĐTĐQHHTDTXDKĐ ngày 26 tháng 5 năm 2023 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với nội dung chủ yếu sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI QUY HOẠCH

Hệ thống kho dự trữ dầu thô, xăng dầu, kho dự trữ chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) phục vụ dự trữ sản xuất, dự trữ thương mại và dự trữ quốc gia trên phạm vi cả nước; hệ thống các đường ống dẫn xăng dầu, khí đốt từ nguồn cung đến nơi tiêu thụ (không bao gồm hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt cấp phát nội bộ của các lực lượng vũ trang). Kho nguyên liệu và sản phẩm của nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy xử lý khí, kho chứa nhiên liệu của nhà máy điện; đường ống dẫn khí từ mỏ khí ngoài biển vào đất liền, đường ống cung cấp khí từ cảng cho các kho nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy xử lý khí, nhà máy điện thống nhất với Quy hoạch tổng thể về năng lượng và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt đảm bảo bền vững, hợp lý về kinh tế - xã hội - môi trường - văn hóa - quốc phòng, an ninh.

2. Phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt đảm bảo tính đàn hồi, đảm bảo năng lực dự trữ, đảm bảo yêu cầu phát triển trên toàn bộ không gian lãnh thổ, đảm bảo phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và khu bảo tồn thiên nhiên.

3. Phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt đảm bảo hài hòa lợi ích của quốc gia, địa phương, doanh nghiệp và người dân.

4. Phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt hiện đại; đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

5. Phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt trên cơ sở tận dụng năng lực kết nối giao thông vận tải, khai thác mọi nguồn lực trong nước và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt.

III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia bao gồm dự trữ chiến lược (dự trữ quốc gia); dự trữ sản xuất, dự trữ thương mại, vận tải, lưu thông phân phối, đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, môi trường, đảm bảo dự trữ, cung ứng đầy đủ, an toàn, liên tục cho phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng. Đảm bảo sức chứa dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu cả nước đạt 75 - 80 ngày nhập ròng, phấn đấu đạt 90 ngày nhập ròng; đảm bảo sức chứa dự trữ khí đốt đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và khí nguyên liệu cho các ngành năng lượng và công nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về hạ tầng dự trữ

- Hạ tầng dự trữ xăng dầu

+ Hạ tầng dự trữ sản xuất: Đảm bảo hạ tầng dự trữ dầu thô, nguyên liệu và sản phẩm theo thiết kế các nhà máy sản xuất và chế biến xăng dầu hoạt động ổn định, đáp ứng tối thiểu 20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030, đến 25 ngày nhập ròng giai đoạn sau năm 2030.

+ Hạ tầng dự trữ thương mại: Đảm bảo hạ tầng dự trữ thương mại ổn định nhu cầu thị trường trong nước với sức chứa tăng thêm từ 2.500 - 3.500 ngàn m3 trong giai đoạn 2021 - 2030, đạt sức chứa tới 10.500 ngàn m3 giai đoạn sau năm 2030, đáp ứng 30 - 35 ngày nhập ròng.

+ Hạ tầng dự trữ quốc gia: Đảm bảo hạ tầng phục vụ dự trữ quốc gia với sức chứa từ 500 - 1.000 ngàn m3 sản phẩm xăng dầu và 1.000 - 2.000 ngàn tấn dầu thô, đáp ứng 15-20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030; đảm bảo sức chứa từ 500 - 800 ngàn m3 sản phẩm xăng dầu và 2.000 - 3.000 ngàn tấn dầu thô, đáp ứng 25 - 30 ngày nhập ròng trong giai đoạn sau năm 2030.

- Hạ tầng dự trữ khí đốt

+ Đảm bảo hạ tầng dự trữ đối với LPG sức chứa tới 800 ngàn tấn giai đoạn 2021 - 2030 và tới 900 ngàn tấn giai đoạn sau năm 2030.

+ Đảm bảo hạ tầng dự trữ LNG đủ năng lực nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường; góp phần đảm bảo cung cấp nhu cầu khí nguyên liệu cho năng lượng và các ngành công nghiệp với công suất kho tới 20 triệu tấn/năm giai đoạn 2021 - 2030 và tới 40 triệu tấn/năm giai đoạn sau năm 2030.

b) Về hạ tầng cung ứng

Phát triển hạ tầng cung ứng xăng dầu, khí đốt đáp ứng nhu cầu vận tải bằng đường ống từ nguồn cung ứng (nhà máy lọc dầu, kho đầu mối xăng dầu, trạm phân phối LPG và kho LNG nhập khẩu) tới các trung tâm, hộ tiêu thụ công nghiệp và dân dụng.

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Định hướng phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu

- Xây dựng hệ thống dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu phân bố tương ứng với nhu cầu sản xuất và tiêu thụ xăng dầu của các vùng, các địa phương; tối ưu về chi phí đầu tư, quản lý và vận hành.

- Phát triển hạ tầng dự trữ dầu thô, nguyên liệu đảm bảo ổn định sản xuất. Quy mô, tiến độ đầu tư phù hợp với công suất thiết kế và kế hoạch sản xuất.

- Phát triển mới hệ thống dự trữ xăng dầu quy mô phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của từng vùng, địa phương theo từng giai đoạn tại các khu vực có lợi thế về cảng biển nước sâu và thuận lợi về kết nối với hệ thống cung ứng, đáp ứng nhu cầu dự trữ thương mại và dự trữ quốc gia.

- Cải tạo, nâng cấp và thay mới hệ thống tuyến ống xăng dầu hiện có, đầu tư mới và hiện đại hóa phương tiện vận tải xăng dầu (các phương tiện vận tải đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt).

- Đầu tư chiều sâu, nâng cấp hệ thống công nghệ của hệ thống kho và đường ống theo hướng tự động hóa. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào pha chế xăng dầu, sử dụng nhiên liệu sạch, nâng cao mức độ an toàn phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, khai thác kho.

- Phát triển đồng bộ phương tiện vận tải đường thủy, phương tiện vận tải đường bộ theo hướng hiện đại phù hợp với hạ tầng giao thông, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

- Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu quy mô lớn ở các tuyến đường mới, các khu đô thị mới, có lộ trình giảm số cửa hàng xăng dầu quy mô nhỏ lẻ. Tích hợp các dịch vụ tiện ích (nạp điện, sửa chữa bảo dưỡng xe, bán hàng tự động, ăn uống, bách hóa, bãi đỗ xe nghỉ qua đêm...) trong quá trình cải tạo, nâng cấp và xây mới cửa hàng xăng dầu.

2. Định hướng phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng khí đốt

- Phát triển hệ thống dự trữ, cung ứng khí đốt đồng bộ với xuất nhập khẩu, khai thác, vận chuyển, chế biến dầu khí.

- Đầu tư xây dựng hệ thống kho chứa và đường ống vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng từ kho đầu nguồn tới các hộ tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu nhiên liệu cho năng lượng, phân bón, công nghiệp, giao thông vận tải và dân dụng.

V. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN

1. Phương án phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu

a) Hệ thống kho xăng dầu

- Giai đoạn 2021 - 2030

+ Hạ tầng dự trữ sản xuất

Xây dựng hệ thống kho dự trữ tại các nhà máy sản xuất và chế biến xăng dầu theo công suất thiết kế, đáp ứng 15 ngày nguyên liệu và 10 ngày sản phẩm.

+ Hạ tầng dự trữ quốc gia

Xây mới 500.000 m3 kho chứa xăng dầu phục vụ dự trữ quốc gia.

Xây mới 01-02 kho dự trữ dầu thô tại khu vực gần các Nhà máy lọc dầu (Dung Quất, Nghi Sơn, Long Sơn) với tổng công suất 1-2 triệu tấn dầu thô.

(Danh mục địa điểm định hướng đầu tư, xây dựng kho dự trữ quốc gia xăng dầu tại Phụ lục I)

+ Hạ tầng dự trữ thương mại

Tiếp tục khai thác 89 kho xăng dầu thương mại và các kho thuộc nhà máy sản xuất, chế biến dầu khí kết hợp dự trữ thương mại hiện có đã đầu tư xây dựng đúng quy định và hoạt động hiệu quả, đảm bảo an toàn với tổng sức chứa khoảng 5.000 ngàn m3, trong đó có khoảng 3.200 ngàn m3 kho đầu mối; gần 800 ngàn m3 kho tuyến sau; gần 70 ngàn m3 kho sân bay; gần 1.000 ngàn m3 kho ngoại quan.

(Danh mục chi tiết tại Phụ lục II)

Giải tỏa, di dời 06 kho xăng dầu hoạt động không hiệu quả, không đảm bảo an toàn và không phù hợp với các quy hoạch địa phương, quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có liên quan.

(Danh mục chi tiết tại Phụ lục III)

Mở rộng, nâng công suất 43 kho thương mại và các kho nhà máy đồng bộ với công suất nhà máy với tổng công suất mở rộng khoảng 1.400 ngàn m3 trên cơ sở đảm bảo quỹ đất phù hợp và đáp ứng yêu cầu về hạ tầng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

(Danh mục chi tiết tại Phụ lục IV)

Xây mới 59 kho xăng dầu đã được quy hoạch tại các vị trí thuận lợi, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của các địa phương với tổng công suất khoảng 5.100 ngàn m3. Gồm:

34 kho đầu mối với tổng sức chứa khoảng 3.200 ngàn m3;

21 kho tuyến sau với tổng sức chứa khoảng 820 ngàn m3;

03 kho sân bay với tổng sức chứa khoảng 68 ngàn m3;

01 kho ngoại quan dầu thô tổng sức chứa 1.000.000 m3.

(Danh mục chi tiết tại Phụ lục V)

Định hướng phát triển hệ thống kho xăng dầu theo vùng cung ứng, đáp ứng yêu cầu dự trữ quốc gia, dự trữ thương mại theo nhu cầu thị trường, bảo đảm an ninh năng lượng, ưu tiên tại các khu vực đã được quy hoạch cảng biển quy mô lớn, những khu vực thuận lợi về giao thông thủy, giao thông bộ. Cụ thể:

Khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa: Định hướng phát triển hệ thống dự trữ xăng dầu với sức chứa đến 1.400.000 m3, ưu tiên đầu tư kho đầu mối tại các khu vực cảng biển: cảng Hải Hà, cảng Yên Hưng (tỉnh Quảng Ninh); cảng Nam Đình Vũ, cảng Lạch Huyện, cảng Nam Đồ Sơn (thành phố Hải Phòng); bến cảng Ba Lạt (tỉnh Thái Bình) và kho tuyến sau tại các tỉnh Hải Dương, Hà Nam, Bắc Giang.

Khu vực Bắc Trung Bộ: Định hướng phát triển hệ thống dự trữ xăng dầu với sức chứa đến 500.000 m3, ưu tiên đầu tư tại các khu vực: cảng Vũng Áng, cảng Sơn Dương (tỉnh Hà Tĩnh); cảng Hòn La, cảng Mũi Độc (tỉnh Quảng Bình).

Khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Định hướng phát triển hệ thống dự trữ xăng dầu với sức chứa đến 500.000 m3, ưu tiên đầu tư tại khu vực: Liên Chiểu (thành phố Đà Nẵng), Nam Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa).

Khu vực thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận: Định hướng phát triển hệ thống dự trữ xăng dầu với sức chứa Quy hoạch từ 2.000.000 m3 đến 3.000.000 m3, ưu tiên đầu tư tại các khu vực: Long Sơn (tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu), Gò Dầu - Long Thành (tỉnh Đồng Nai); Sơn Mỹ (tỉnh Bình Thuận), sông Soài Rạp (tỉnh Tiền Giang); ưu tiên đầu tư kho ngoại quan dự trữ dầu thô 1-2 triệu tấn đồng thời nguồn dự trữ cho Nhà máy lọc hóa dầu Long Sơn.

Khu vực thành phố Cần Thơ và phụ cận: Định hướng phát triển hệ thống dự trữ xăng dầu với sức chứa đến 300.000 m3, ưu tiên đầu tư tại các khu vực: Kênh Xáng - Rạch Cái Cui (tỉnh Hậu Giang), đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).

- Giai đoạn sau 2030

+ Hạ tầng dự trữ sản xuất

Tiếp tục xây dựng hạ tầng dự trữ nguyên liệu và sản phẩm tại các nhà máy sản xuất và chế biến xăng dầu theo công suất thiết kế.

+ Hạ tầng dự trữ quốc gia

Xây mới thêm 500.000 m3 kho chứa xăng dầu phục vụ dự trữ quốc gia.

Xây mới thêm 01-02 kho dự trữ dầu thô tại khu vực gần các Nhà máy lọc dầu nâng tổng công suất đến 3 triệu tấn dầu thô.

+ Hạ tầng dự trữ thương mại

Tiếp tục xây dựng hệ thống dự trữ, cung ứng xăng dầu theo định hướng phát triển tại các vùng cung ứng đáp ứng gia tăng nhu cầu tiêu thụ.

Tiếp tục đầu tư, nâng cấp về thiết bị công nghệ theo hướng bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và an toàn vệ sinh môi trường; đầu tư hệ thống tự động hóa và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, khai thác kho.

Di dời các kho khu vực nội đô không đảm bảo an toàn hoặc không phù hợp với định hướng phát triển đô thị của địa phương (như Hà Nội, Quảng Ninh...) trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng phương án di dời, đảm bảo tính khả thi, đảm bảo phương án thay thế nhằm duy trì kết nối, cung ứng, đảm bảo hài hòa, thống nhất giữa lợi ích doanh nghiệp và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

b) Hệ thống đường ống xăng dầu

- Giai đoạn 2021 - 2030

+ Tiếp tục khai thác hiệu quả và cải tạo, nâng cấp hệ thống vận tải xăng dầu bằng đường ống đã được đầu tư xây dựng với tổng chiều dài 580,9 km, gồm:

Đường ống B12: 553,6 km;

Đường ống Nghi Hương - Bến Thủy: 14,3 km;

Đường ống Mỹ Khê - Khuê Mỹ: 6 km;

Đường ống Phú Hòa - Quy Nhơn: 7 km.

+ Xây mới tuyến ống dẫn nhiên liệu bay từ kho đầu nguồn tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu về kho sân bay Long Thành.

- Giai đoạn sau 2030

+ Mở rộng tuyến ống xăng dầu B12, đoạn từ kho Nam Phong (Hà Nội) đến kho trung chuyển tại Lương Sơn (Hòa Bình) với chiều dài khoảng 40-50 km.

+ Xây mới tuyến ống Liên Chiểu - Hòa Liên (Đà Nẵng); tuyến từ kho ven biển Nam Trung Bộ lên Tây Nguyên; tuyến nối từ nhà máy lọc dầu tới kho dự trữ quốc gia về dầu thô, sản phẩm.

(Danh mục chi tiết tại Phụ lục VI)

2. Phương án phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng khí đốt quốc gia

a) Hệ thống kho khí đốt

- Giai đoạn 2021 - 2030

+ Kho LPG

Tiếp tục khai thác 16 kho LPG hiện có đã đầu tư xây dựng đúng quy định và hoạt động hiệu quả, đảm bảo an toàn với tổng sức chứa khoảng đúng quy định với tổng sức chứa gần 440 ngàn tấn.

(Danh mục chi tiết tại Phụ lục VII)

Phát triển hệ thống kho LPG trên phạm vi cả nước đảm bảo tăng thêm sức chứa từ 200 ngàn tấn đến gần 400 ngàn tấn, trong đó: Khu vực Bắc Bộ khoảng 230 ngàn tấn; khu vực Bắc Trung Bộ gần 5 ngàn tấn; khu vực Nam Trung Bộ gần 20 ngàn tấn; khu vực Đông Nam Bộ gần 100 ngàn tấn; khu vực Tây Nam Bộ 50 ngàn tấn.

+ Kho LNG

Tập trung triển khai đầu tư, xây dựng, khai thác hiệu quả hạ tầng dự trữ LNG tại khu công nghiệp Cái Mép, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ, thành phố Hải Phòng với tổng công suất khoảng 5,1 triệu tấn/năm.

(Danh mục chi tiết tại Phụ lục VIII)

Mở rộng sức chứa các kho hiện có và xây mới hệ thống kho nhập khẩu LNG:

Mở rộng, nâng công suất kho LNG Thị Vải, Bà Rịa - Vũng Tàu thêm 2 triệu tấn/năm;

Đầu tư, xây mới hệ thống kho LNG tại khu vực Bắc Bộ với tổng công suất từ 0,5 - 1 triệu tấn/năm;

Đầu tư, xây mới hệ thống kho LNG tại khu vực Bắc Trung Bộ với công suất 0,5 - 1 triệu tấn/năm;

Đầu tư, xây mới hệ thống kho LNG tại khu vực Nam Trung Bộ với công suất 5-6 triệu tấn/năm;

Đầu tư, xây mới hệ thống kho LNG tại khu vực Đông Nam Bộ với tổng công suất từ 3 - 5 triệu tấn/năm;

Đầu tư, xây mới hệ thống kho LNG tại khu vực Tây Nam Bộ với tổng công suất từ 1 - 3 triệu tấn/năm.

- Giai đoạn sau năm 2030

+ Kho LPG

Phát triển hệ thống kho LPG đảm bảo tăng thêm sức chứa khoảng 60-70 ngàn tấn, trong đó: Khu vực Bắc Bộ 20 ngàn tấn; khu vực Nam Trung Bộ 20 ngàn tấn; khu vực Đông Nam Bộ 10 ngàn tấn; khu vực Tây Nam Bộ 15 ngàn tấn.

+ Kho LNG

Phát triển hệ thống dự trữ LNG đảm bảo tăng thêm công suất đến 23 triệu tấn/năm, trong đó: Khu vực Bắc Bộ từ 1 - 3 triệu tấn/năm; khu vực Bắc Trung Bộ từ 1 - 3 triệu tấn/năm; khu vực Nam Trung Bộ từ 10 - 18 triệu tấn/năm; khu vực Đông Nam Bộ 3 triệu tấn/năm.

(Chi tiết mở rộng, xây dựng mới kho LPG, LNG theo vùng cung ứng giai đoạn 2021 - 2030 và sau 2030 tại Phụ lục IX và Phụ lục X; các kho nhà máy chế biến khí, nhà máy điện khí thống nhất với Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia).

b) Hệ thống đường ống khí đốt

- Giai đoạn 2021 - 2030

+ Tiếp tục khai thác tuyến ống dẫn khí đã đầu tư xây dựng đúng quy định, đang hoạt động: Đường ống dẫn khí 16 inch Dinh Cố - Bà Rịa có chiều dài 7,3 km và đường ống dẫn khí Bà Rịa - Phú Mỹ dài 23 km; 03 đường ống 6 inch từ Dinh Cố đến kho cảng Thị Vải, đường ống dẫn khí Phú Mỹ - Nhơn Trạch - Hiệp Phước tổng chiều dài 38,1 km.

+ Mở rộng hệ thống đường ống khí tự nhiên/LNG tái hóa đến các hộ tiêu thụ, khu công nghiệp khu vực Đông Nam Bộ; xây dựng mới các tuyến dẫn khí thiên nhiên từ nhà máy xử lý khí và các kho LNG nhập khẩu để cung cấp cho các nhà máy điện khí và các hộ tiêu thụ công nghiệp.

- Giai đoạn sau 2030

Xây dựng mới các tuyến dẫn khí thiên nhiên từ nhà máy xử lý khí và các kho LNG nhập khẩu để cung cấp cho các nhà máy điện khí và các hộ tiêu thụ công nghiệp với tổng công suất dự kiến từ 5 - 10 tỷ m3/năm.

(Chi tiết tuyến ống dẫn khí mở rộng, xây mới theo giai đoạn tại Phụ lục XI)

VI. ĐỊNH HƯỚNG BỐ TRÍ SỬ DỤNG ĐẤT

Tổng nhu cầu sử dụng đất để phát triển hạ tầng dự trữ xăng dầu khí đốt theo quy hoạch đến 2030 khoảng 1.352 ha bao gồm:

- Xây dựng mới kho xăng dầu thương mại: 467 ha.

- Xây dựng mới kho xăng dầu dự trữ quốc gia: 350 ha.

- Xây dựng mới kho ngoại quan xăng dầu: 200 ha.

- Xây dựng mới kho LPG: 245 ha.

- Xây dựng mới kho LNG: 90 ha.

Tổng nhu cầu sử dụng đất để phát triển hạ tầng cung ứng xăng dầu khí đốt theo quy hoạch đến 2030 khoảng 2.076 ha bao gồm:

- Xây dựng tuyến ống dẫn xăng dầu: 224 ha.

- Xây dựng tuyến ống dẫn khí đốt: 562 ha.

- Xây trạm chiết nạp LPG: 90 ha.

- Xây dựng cửa hàng xăng dầu: 1.200 ha.

VII. DỰ KIẾN NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

Tổng vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt đến năm 2030 khoảng 270.000 tỷ đồng, huy động chủ yếu từ nguồn vốn ngoài ngân sách, vốn của doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác. Nguồn vốn ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng dự trữ dành riêng cho hạ tầng dự trữ quốc gia.

VIII. DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA, ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

- Tập trung, ưu tiên đầu tư hạ tầng cho dự trữ quốc gia đối với dầu thô và sản phẩm xăng dầu và các tuyến ống kết nối từ nhà máy lọc dầu tới kho dự trữ quốc gia về dầu thô và sản phẩm xăng dầu.

- Đầu tư kho xăng dầu đầu mối quy mô lớn tại các khu vực có cảng nước sâu đảm bảo dự trữ đầu nguồn, đảm bảo nguồn cung ứng.

- Đầu tư kho xăng dầu kết hợp với nhiên liệu bay đầu nguồn tại các khu vực sân bay quốc tế, nhất là các sân bay mới.

- Đầu tư kho LNG nhập khẩu đầu mối đảm bảo cung cấp khí cho các nhà máy điện khí.

- Cải tạo, nâng cấp tuyến ống dẫn xăng dầu B12 đảm bảo cung ứng xăng dầu cho khu vực phía Bắc an toàn, hiệu quả.

- Đầu tư các tuyến ống nối từ các nhà máy lọc dầu tới kho dự trữ quốc gia dầu thô và sản phẩm xăng dầu.

- Đầu tư tuyến ống dẫn khí từ trạm phân phối trên bờ và kho LNG đến các nhà máy điện khí.

(Danh mục chi tiết tại Phụ lục XII)

IX. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Về cơ chế, chính sách

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về lĩnh vực xăng dầu, khí đốt nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng dự trữ, cung ứng chủ yếu là hình thức xã hội hóa, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng.

- Ưu tiên dành quỹ đất, mặt nước để phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt theo quy hoạch.

- Xây dựng, ban hành, hoàn thiện cơ chế chính sách hợp lý để thực hiện tốt nhiệm vụ dự trữ quốc gia; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ tồn chứa hàng dự trữ quốc gia.

- Nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về tài chính cho các dự án đầu tư kho xăng dầu dự trữ quốc gia từ vốn ngân sách.

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp thông lệ quốc tế và tình hình phát triển của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.

- Nghiên cứu sửa đổi, xây dựng, ban hành quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật về xăng dầu, khí đốt dự trữ quốc gia; hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý, giám sát, điều hành, điều phối sử dụng xăng dầu, khí đốt dự trữ quốc gia.

2. Giải pháp về sử dụng đất

Sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm, không để lãng phí đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

3. Về nguồn vốn đầu tư

- Bố trí ngân sách nhà nước để đảm bảo mục tiêu về dự trữ quốc gia đối với sản phẩm xăng dầu, dầu thô, khí đốt.

- Đa dạng hóa hình thức đầu tư, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư nhằm thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia phát triển cơ sở hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt.

- Đẩy mạnh hoạt động tái cấu trúc vốn, thoái vốn các doanh nghiệp xăng dầu, dầu khí nhà nước; xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, dự án chậm tiến độ; tập trung nguồn vốn cho các dự án có hiệu quả kinh tế cao.

- Đa dạng hóa các hình thức vay vốn: ngân hàng, tín dụng xuất khẩu, vay ưu đãi của chính phủ, phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế.

4. Về khoa học và công nghệ

- Xây dựng, ban hành hệ thống quy chuẩn/tiêu chuẩn sản phẩm/hạ tầng LNG (cảng, đường ống, tàu, xà lan, xe). Rà soát và bổ sung các quy chuẩn/tiêu chuẩn về xây dựng các hạ tầng kỹ thuật dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia.

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ nhằm làm chủ công nghệ đối với hệ thống dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt, phục vụ phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên, môi trường.

- Triển khai mạnh mẽ và đồng bộ giải pháp chuyển đổi số, triển khai các hệ thống giám sát sử dụng Internet vạn vật, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo và blockchain đối với công tác quản lý, khai thác hạ tầng cung ứng xăng dầu, khí đốt nhằm tận dụng các tiến bộ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để tăng cường hiệu quả quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường, phòng cháy, chữa cháy.

5. Về môi trường và phòng chống cháy, nổ

- Kiểm soát chặt chẽ quá trình lưu thông xăng dầu, khí đốt từ khâu nhập hàng đến quá trình tồn chứa tại kho và xuất sản phẩm đi tiêu thụ. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, các quy định về phòng cháy chữa cháy, ứng phó sự cố tràn dầu và bảo vệ môi trường. Bổ sung, sửa đổi các tiêu chuẩn về môi trường cho phù hợp với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam; xây dựng mục tiêu dài hạn về môi trường theo hướng phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam, khu vực và thế giới.

- Thực hiện các giải pháp phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, các giải pháp phòng chống cháy nổ ngay từ quá trình thiết kế, xây dựng công trình hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu.

- Hạn chế tối đa việc phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt tại những vị trí có nguy cơ ảnh hưởng đến rừng tự nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích và di sản văn hóa đã được xếp hạng, phù hợp với phân vùng bảo vệ môi trường quốc gia

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến kiến thức về an toàn, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường đến mọi cán bộ công nhân viên.

6. Về phát triển nguồn nhân lực

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong các lĩnh vực thiết kế, xây dựng, vận hành hệ thống dự trữ và cung ứng (hệ thống kho, hệ thống vận tải...) đảm bảo hiệu quả, an toàn.

- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý trong lĩnh vực năng lượng nói chung, xăng dầu, dầu khí nói riêng ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới.

7. Về hợp tác quốc tế

- Đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế, tăng cường công tác hợp tác quốc tế với các đối tác chiến lược, công ty và tổ chức trong khu vực và thế giới; khuyến khích và thu hút đầu tư nước ngoài đầu tư hạ tầng dự trữ xăng dầu, khí đốt.

- Hoàn thiện thể chế, chính sách, môi trường đầu tư kinh doanh thu hút đầu tư nước ngoài tham gia phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt.

- Phát triển các trung tâm kết nối với các nước nhập khẩu dầu thô, sản phẩm xăng dầu và khí thiên nhiên để nâng cao trình độ, năng lực dự trữ và sản phẩm xăng dầu trong khu vực và trên thế giới.

- Tích cực tham gia các hiệp ước, tổ chức, liên minh dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu trong khu vực và trên thế giới.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương

a) Chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong Hồ sơ quy hoạch, bảo đảm thống nhất với nội dung của Quyết định này. Lưu trữ Hồ sơ quy hoạch theo quy định pháp luật về lưu trữ.

b) Tổ chức công bố quy hoạch theo quy định; xây dựng kế hoạch để triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong quy hoạch; chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, các địa phương và các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai, thực hiện Quy hoạch đảm bảo thống nhất.

c) Định kỳ tổ chức rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch theo quy định; Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả rà soát, kết quả đánh giá thực hiện quy hoạch để kịp thời xem xét, điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Việc điều chỉnh quy hoạch phải thực hiện theo pháp luật về quy hoạch và các quy định có liên quan.

d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền các nội dung sửa đổi phù hợp (nếu có), tạo các điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và dự trữ dầu thô, sản phẩm xăng dầu. Đồng thời đề xuất việc phân công, phân cấp trong hệ thống quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia thực hiện nhiệm vụ dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt.

đ) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành cụ thể hóa các chính sách phát triển kho xăng dầu dự trữ quốc gia và phát triển cơ sở vật chất phân phối xăng dầu tại các khu vực vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

e) Chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, trong đó ưu tiên cân đối, bố trí vốn cho các dự án đầu tư phát triển hệ thống kho xăng dầu dự trữ quốc gia phù hợp với tiến độ quy hoạch.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ và các tổ chức liên quan

a) Phối hợp với Bộ Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn bố trí nguồn lực, đề xuất cơ chế chính sách để thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ.

b) Cập nhật, rà soát, điều chỉnh, xây dựng các quy hoạch, các dự án có liên quan đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy hoạch.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành có liên quan để thực hiện, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai theo quy định.

b) Triển khai thực hiện quy hoạch, chủ động giành quỹ đất phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia đã được quy hoạch trên địa bàn tỉnh, thành phố. Gửi Bộ Công Thương để tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành, các cơ quan liên quan đối với việc đầu tư xây dựng hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu chưa xác định địa điểm cụ thể nhưng thuộc định hướng theo vùng cung ứng để đảm bảo phù hợp, thống nhất với các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có liên quan.

c) Xây dựng phương án phát triển hệ thống dự trữ xăng dầu, khí đốt quy mô dưới 5.000 m3 phù hợp với Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

d) Ưu tiên quỹ mặt đất, mặt nước để xây dựng hạ tầng dự trữ chiến lược.

đ) Cập nhật, rà soát, điều chỉnh quy hoạch của địa phương, các dự án có liên quan đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy hoạch.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, CN (2b).

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

Trần Hồng Hà

Xem toàn văn Quy hoạch và các phụ lục tại đây.

Nguyễn Ly
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: xăng dầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá dầu giảm 3%, xuống mức thấp nhất 7 tuần sau tín hiệu ngừng bắn ở Trung Đông

Giá dầu giảm 3%, xuống mức thấp nhất 7 tuần sau tín hiệu ngừng bắn ở Trung Đông

Giá dầu giảm 3% tại phiên giao dịch ngày 1/5 bởi lượng dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng cùng triển vọng về một thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông.
Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Thị trường năng lượng đang nhiều biến động, việc hỗ trợ kịp thời, tối đa từ các cơ quan, ban ngành sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm.
Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Eo biển Hormuz là điểm mấu chốt trong dòng chảy dầu quốc tế. Nhiều chuyên gia lo ngại căng thẳng Iran - Israel có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG

Bộ Công Thương lấy ý kiến về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG

Bộ Công Thương đã hoàn thành dự thảo Nghị định quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG để lấy ý kiến rộng rãi.
Liệu giá dầu thế giới có tiếp tục xô đổ kỷ lục trong những ngày tới?

Liệu giá dầu thế giới có tiếp tục xô đổ kỷ lục trong những ngày tới?

Các chuyên gia dự báo OPEC và chính phủ các nước sẽ cố giữ giá dầu ở quanh mức 90 USD/thùng trong năm nay, nếu căng thẳng Iran - Israel hạ nhiệt.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí để báo cáo Chính phủ

Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí để báo cáo Chính phủ

Nhằm triển khai thực hiện Quy hoạch điện VIII, trong đó có điện khí, Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí để báo cáo Chính phủ.
Petrovietnam ước đạt 231 nghìn tỷ đồng doanh thu trong 3 tháng đầu năm

Petrovietnam ước đạt 231 nghìn tỷ đồng doanh thu trong 3 tháng đầu năm

Trong 3 tháng đầu năm 2024, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) có sự tăng trưởng tích cực với doanh thu tăng 19%.
BSR phát huy tinh thần chủ động, gắn kết trong bảo dưỡng tổng thể lần 5 Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

BSR phát huy tinh thần chủ động, gắn kết trong bảo dưỡng tổng thể lần 5 Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

Các tổ chức đoàn thể BSR đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng suất lao động, tạo động lực cho người lao động, góp phần hoàn thành công tác BDTT lần 5.
Giá dầu sẽ cao nhất mọi thời đại trong bối cảnh xung đột Iran - Israel?

Giá dầu sẽ cao nhất mọi thời đại trong bối cảnh xung đột Iran - Israel?

Bất chấp nhiều dự đoán giá dầu lên cao sau khi Iran tấn công Israel, chuyên gia tin rằng khối OPEC+ và Mỹ có thể giữ giá dầu xuống dưới 100USD/thùng.
Vì sao chuyên gia dự báo giá dầu thế giới tăng mạnh trong hè năm nay?

Vì sao chuyên gia dự báo giá dầu thế giới tăng mạnh trong hè năm nay?

Theo chuyên gia từ Ngân hàng Morgan Stanley (Anh), các nhà đầu tư có thể mất cảnh giác trước sức tăng mạnh của giá dầu trong mùa hè này.
Vì sao giá dầu thế giới sẽ tiếp tục biến động trong tương lai?

Vì sao giá dầu thế giới sẽ tiếp tục biến động trong tương lai?

Theo các chuyên gia, tình hình địa chính trị phức tạp trong thời gian sắp tới có thể tiếp tục đẩy giá dầu tăng cao.
Dầu thô Mỹ tiến vào thị trường của OPEC+

Dầu thô Mỹ tiến vào thị trường của OPEC+

Hưởng lợi lớn từ các lệnh trừng phạt đối với Nga và Venezuela, dầu thô của Mỹ ngày càng phổ biến trên các thị trường lớn như Ấn Độ và châu Âu.
Chuyên gia dự báo 3 lý do giá dầu thế giới năm 2024 sẽ bình ổn

Chuyên gia dự báo 3 lý do giá dầu thế giới năm 2024 sẽ bình ổn

Bất chấp những căng thẳng địa chính trị và hiệp định thương mại thay đổi, các chuyên gia nhận xét thị trường dầu mỏ thế giới sẽ khó biến động trong năm nay.
Bắc Giang có 267 cửa hàng bán xăng dầu xuất hóa đơn điện tử

Bắc Giang có 267 cửa hàng bán xăng dầu xuất hóa đơn điện tử

Tỉnh Bắc Giang hiện có 267 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện việc lập hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng, đạt tỷ lệ 91,1%.
Petrovietnam tiếp đà tăng trưởng ấn tượng, ghi nhận nhiều điểm sáng

Petrovietnam tiếp đà tăng trưởng ấn tượng, ghi nhận nhiều điểm sáng

Trong 2 tháng đầu năm, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) ghi nhận nhiều điểm sáng với doanh thu tăng trưởng.
Tháng 2/2024, Việt Nam chi gần 144 triệu USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng

Tháng 2/2024, Việt Nam chi gần 144 triệu USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng

Tháng 2/2024, Việt Nam nhập khẩu 214.064 tấn khí đốt hóa lỏng, tương đương hơn 143,9 triệu USD, giảm 25,9% về lượng và giảm 28,1% về trị giá so với cùng kỳ.
Bộ Công Thương đề xuất quy định về phân cấp và lập báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí

Bộ Công Thương đề xuất quy định về phân cấp và lập báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến nhân dân đối với “Dự thảo Thông thư quy định về phân cấp và lập báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí”.
Petrovietnam sẽ vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện tốt 6 nhiệm vụ trọng tâm

Petrovietnam sẽ vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện tốt 6 nhiệm vụ trọng tâm

Với truyền thống của người lao động dầu khí và những bài học kinh nghiệm rút ra thời gian qua, năm 2024, Petrovietnam sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra.
Nhiệm vụ ngành dầu khí trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia

Nhiệm vụ ngành dầu khí trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia

Trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045, ngành dầu khí sẽ thực hiện những nhiệm vụ gì?
Hội thảo chuyên sâu về ứng dụng “Quang phổ khoáng vật viễn thám” sẽ diễn ra vào ngày 29/2

Hội thảo chuyên sâu về ứng dụng “Quang phổ khoáng vật viễn thám” sẽ diễn ra vào ngày 29/2

Hội thảo chuyên sâu về ứng dụng “Quang phổ khoáng vật viễn thám” do Công ty TNHH Trương Đình Petroleum tổ chức sẽ diễn ra vào 29/2/2024 tại TP Hồ Chí Minh.
Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu dầu thô sang những thị trường nào?

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu dầu thô sang những thị trường nào?

12 tháng năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hơn 2,8 triệu tấn dầu thô trị giá 1,92 tỷ USD, tăng 1,4% về lượng nhưng giảm 15,5% về trị giá so với cùng kỳ 2022.
Lọc dầu Dung Quất chạy công suất cao đáp ứng nhu cầu xăng dầu Tết 2024

Lọc dầu Dung Quất chạy công suất cao đáp ứng nhu cầu xăng dầu Tết 2024

Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn sẽ vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất ở 112% công suất thiết kế để đảm bảo xăng dầu, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, đi lại
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở rộng thêm quy mô Cụm khí - điện - đạm Cà Mau

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở rộng thêm quy mô Cụm khí - điện - đạm Cà Mau

Thủ tướng Chính phủ vừa có yêu cầu tỉnh Cà Mau tập trung phát triển năng lượng tái tạo, mở rộng Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau với quy mô lớn hơn.
Khai thác dầu khí xuất hiện thách thức mới

Khai thác dầu khí xuất hiện thách thức mới

Khép lại một năm nhiều thắng lợi, khai thác dầu khí đạt nhiều thành tích, nhưng cũng xuất hiện những thách thức trong giai đoạn tới.
Dấu ấn tình hữu nghị Việt Nam - Romania viết nên lịch sử ngành dầu khí

Dấu ấn tình hữu nghị Việt Nam - Romania viết nên lịch sử ngành dầu khí

Đội ngũ chuyên gia dầu khí Việt Nam được đào tạo từ Romania đã đóng góp xứng đáng vào việc xây dựng ngành Dầu khí Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động