Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia: Đảm bảo sức chứa từ 75-80 ngày
Dầu khí 18/07/2023 17:53 Theo dõi Congthuong.vn trên
Đến năm 2030, Việt Nam cần gần 12 tỷ USD đầu tư cho hạ tầng dự trữ xăng dầu, khí đốt Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp về đảm bảo cung ứng xăng dầu |
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 phê duyệt Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu tổng quát của quy hoạch là phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia bao gồm dự trữ chiến lược (dự trữ quốc gia); dự trữ sản xuất, dự trữ thương mại, vận tải, lưu thông phân phối, đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, môi trường, đảm bảo dự trữ, cung ứng đầy đủ, an toàn, liên tục cho phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng. Đảm bảo sức chứa dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu cả nước đạt 75 - 80 ngày nhập ròng, phấn đấu đạt 90 ngày nhập ròng; đảm bảo sức chứa dự trữ khí đốt đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và khí nguyên liệu cho các ngành năng lượng và công nghiệp.
![]() |
Đảm bảo sức chứa dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu cả nước đạt 75 - 80 ngày nhập ròng, phấn đấu đạt 90 ngày nhập ròng (Ảnh minh họa) |
Cụ thể, đối với hạ tầng dự trữ xăng dầu, phấn đấu hạ tầng dự trữ sản xuất: Đảm bảo hạ tầng dự trữ dầu thô, nguyên liệu và sản phẩm theo thiết kế các nhà máy sản xuất và chế biến xăng dầu hoạt động ổn định, đáp ứng tối thiểu 20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030, đến 25 ngày nhập ròng giai đoạn sau năm 2030.
Hạ tầng dự trữ thương mại: Đảm bảo hạ tầng dự trữ thương mại ổn định nhu cầu thị trường trong nước với sức chứa tăng thêm từ 2.500.000-3.500.000 m3 trong giai đoạn 2021 -2030, đạt sức chứa tới 10.500.000 m3 giai đoạn sau năm 2030, đáp ứng 30 - 35 ngày nhập ròng.
Hạ tầng dự trữ quốc gia: Đảm bảo hạ tầng phục vụ dự trữ quốc gia với sức chứa từ 500.000 - 1.000.000 m3 sản phẩm xăng dầu và 1.000.000 - 2.000.000 tấn dầu thô, đáp ứng 15-20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030; đảm bảo sức chứa từ 500.000 - 800.000 m3 sản phẩm xăng dầu và 2.000.000 - 3.000.000 tấn dầu thô, đáp ứng 25 - 30 ngày nhập ròng trong giai đoạn sau năm 2030.
Đối với hạ tầng dự trữ khí đốt phấn đầu đảm bảo hạ tầng dự trữ đối với LPG sức chứa tới 800.000 tấn giai đoạn 2021 - 2030 và tới 900.000 tấn giai đoạn sau năm 2030.
Đảm bảo hạ tầng dự trữ LNG đủ năng lực nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường; góp phần đảm bảo cung cấp nhu cầu khí nguyên liệu cho năng lượng và các ngành công nghiệp với công suất kho tới 20 triệu tấn/năm giai đoạn 2021 - 2030 và tới 40 triệu tấn/năm giai đoạn sau năm 2030.
Quyết định cũng nêu rõ, phát triển hạ tầng cung ứng xăng dầu, khí đốt đáp ứng nhu cầu vận tải bằng đường ống từ nguồn cung ứng (nhà máy lọc dầu, kho đầu mối xăng dầu, trạm phân phối LPG và kho LNG nhập khẩu) tới các trung tâm, hộ tiêu thụ công nghiệp và dân dụng.
Theo định hướng, xây dựng hệ thống dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu phân bố tương ứng với nhu cầu sản xuất và tiêu thụ xăng dầu của các vùng, các địa phương; tối ưu về chi phí đầu tư, quản lý và vận hành.
Phát triển hạ tầng dự trữ dầu thô, nguyên liệu đảm bảo ổn định sản xuất. Quy mô tiến độ đầu tư phù hợp với công suất thiết kê và kế hoạch sản xuất.
Phát triển mới hệ thống dự trữ xăng dầu quy mô phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của từng vùng, địa phương theo từng giai đoạn tại các khu vực có lợi thế về cảng biển nước sâu và thuận lợi về kết nối với hệ thống cung ứng, đáp ứng nhu cầu dự trữ thương mại và dự trữ quốc gia.
Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu quy mô lớn ở các tuyến đường mới, các khu đô thị mới, có lộ trình giảm số cửa hàng xăng dầu quy mô nhỏ lẻ. Tích hợp các dịch vụ tiện ích (nạp điện, sửa chữa bảo dưỡng xe, bán hàng tự động, ăn uống, bách hóa, bãi đỗ xe nghỉ qua đêm...) trong quá trình cải tạo, nâng cấp và xây mới cửa hàng xăng dầu…
Hệ thống dự trữ, cung ứng khí đốt được phát triển đồng bộ với xuất nhập khẩu, khai thác, vận chuyển, chế biến dầu khí.
Đầu tư xây dựng hệ thống kho chứa và đường ống vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng từ kho đầu nguồn tới các hộ tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu nhiên liệu cho năng lượng, phân bón, công nghiệp, giao thông vận tải và dân dụng…
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

PV Power kiến nghị được hỗ trợ giải toả công suất nhà máy điện Nhơn Trạch 3, 4

Phát triển điện khí LNG: Cần sớm tháo gỡ vướng mắc để phát huy hiệu quả

Nga dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu xăng

Điều chưa biết về “siêu dự án” 12 tỉ USD sắp triển khai của Petrovietnam

Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam lập kỷ lục mới trong tháng 10
Tin cùng chuyên mục

IEA: Thị trường dầu mỏ được nới lỏng do nguồn cung tăng

Mỹ dự định tiếp tục mua 1,2 triệu thùng dầu dự trữ

Đoàn công tác của Bộ Công Thương kiểm tra giàn Công nghệ Trung tâm số 2

Lọc hóa dầu Nghi Sơn xuất bán 1,57 triệu tấn xăng dầu trong hai tháng cuối năm 2023.

Nhà nước và Ngân hàng sẽ giám sát Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Giá dầu về mức thấp nhất trong hai tháng

Cuộc thi ảnh “Petrovietnam trong tôi”: Nét đẹp của người lao động dầu khí qua góc nhìn của người trong cuộc

Dấu mốc quan trọng và bài học kinh nghiệm từ chuỗi dự án khí điện Lô B- Ô Môn

Ký kết và triển khai chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn

Khánh thành kho LNG đầu tiên tại Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, giai đoạn đến hết 2025

Ngành dầu khí Việt Nam trước cơ hội chuyển mình

Châu Phi dẫn đầu toàn thế giới về lắp đặt kho chứa LNG nổi

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí

Kho LNG 1 triệu tấn Thị Vải: Không gì là không thể

Giải pháp giúp gia tăng sản lượng khai thác và trữ lượng dầu khí

LNG - Bức tranh đa sắc màu của thị trường năng lượng Việt Nam

Chuyến tàu LNG đầu tiên đã đưa Việt Nam trở thành “điểm sáng” của thị trường LNG toàn cầu

Việt Nam – Algeria đẩy mạnh quan hệ hợp tác về dầu khí
