Nông sản Việt hái “trái ngọt” từ công tác xúc tiến thương mại Doanh nghiệp ngành gỗ tìm công nghệ phù hợp để đạt mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD |
Sau nhiều năm liên tục tăng trưởng nhanh, trong 6 tháng đầu năm, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 6 tỷ USD, giảm 28,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 4,1 tỷ USD, giảm 32,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đang cùng lúc đối mặt với những khó khăn chưa từng có khi lâm vào tình trạng khan hiếm đơn hàng, cạn kiệt dòng tiền, đối mặt với các rào cản thương mại từ Hoa Kỳ và xuất hiện rào cản mới của thị trường EU... Do vậy, khả năng đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong những tháng cuối năm sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn.
Xúc tiến thương mại Mở rộng đầu ra cho các sản phẩm gỗ |
Sự suy giảm của xuất khẩu gỗ được cho là xu hướng chung trên thị trường khi nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu đang giảm mạnh, tình hình lạm phát khiến người dân ở các quốc gia thắt chặt chi tiêu…
Cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội và bản thân mỗi doanh nghiệp gỗ đã nhận diện khó khăn, thực hiện nhiều giải pháp để hạn chế đà suy giảm của xuất khẩu gỗ, giữ ổn định sản xuất.
Trong các giải pháp gỡ khó cho xuất khẩu gỗ, việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu quảng bá về các hội chợ đồ gỗ quốc tế tại Việt Nam; cung cấp các thông tin và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hội chợ đồ gỗ quốc tế được cho là giải pháp quan trọng để giúp doanh nghiệp gỗ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Nhằm làm rõ hơn vấn đề này, Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Xúc tiến thương mại: Mở rộng đầu ra cho các sản phẩm gỗ".
Tọa đàm có sự tham dự của các diễn giả:
Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam
Ông Trịnh Đức Kiên, Phó Giám đốc Cty TNHH Kẻ Gỗ
Chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương
Chương trình sẽ được phát trực tiếp trên Báo Công Thương điện tử tại địa chỉ congthuong.vn và các nền tảng mạng xã hội của Báo.