Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có trách nhiệm “bảo mật” thông tin của người tiêu dùng

Góp ý dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), các đại biểu cho rằng, tổ chức, thông tin người tiêu dùng phải được bảo mật.
Sửa đổi Luật để bảo vệ người tiêu dùng toàn diện hơn Lấy ý kiến hoàn thiện dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) phải đảm bảo tính khả thi

Chủ trương quan trọng được đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng

Tiếp tục hoạt động thẩm tra dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), chiều ngày 9/2, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết, sau 12 năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam đã đạt được một số kết quả quan trọng. Tuy nhiên, quyền lợi người tiêu dùng vẫn bị xâm phạm.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, ngoài nguyên nhân chủ quan trong công tác thực thi pháp luật, thì việc thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng phát sinh những vướng mắc, khó khăn, bất cập như: Công tác giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh doanh chưa hiệu quả; hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa thiết thực; nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn nhiều hạn chế...

Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có trách nhiệm “bảo mật” thông tin của người tiêu dùng
Ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phát biểu tại hội thảo

Trước thực trạng trên, Quốc hội khoá XV đã quyết định đưa Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) vào chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2022. Đến nay, dự án Luật đang trong giai đoạn tiếp thu, chỉnh lý những ý kiến góp ý của các bên liên quan trước khi hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 tới.

“Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) là một chủ trương quan trọng được đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng nhằm hoàn thiện thể chế, đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội và đáp ứng yêu cầu của công tác hội nhập quốc tế trong tình hình mới” - ông Lê Quang Huy nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cũng cho rằng, sửa đổi luật là nhu cầu cấp thiết, để kịp thời thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Hiến pháp 2013; để phù hợp với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế - xã hội, xu hướng hội nhập quốc tế; để bảo đảm sự đồng bộ và thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, thích ứng với hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh mới;...

“Trong các nhiệm kỳ qua, Quốc hội đã tiến hành sửa đổi, bổ sung và ban hành nhiều luật liên quan đến lĩnh vực này như: Bộ luật Dân sự; Bộ luật Hình sự; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư; Luật Cạnh tranh... Các quy định này nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; Thể chế hóa, nội luật hóa các cam kết để phù hợp với thông lệ quốc tế” - ông Phan Xuân Dũng nói.

Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cũng cho biết thêm, để đóng góp cho dự thảo Luật trình Quốc hội, Liên hiệp đã tổ chức nghiên cứu, đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo Luật đã được nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý.

Thông tin về quá trình cho ý kiến, hoàn thiện dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết, trong thời gian qua, Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan có liên quan đã tiến hành nhiều hoạt động xây dựng và hoàn thiện dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Trong đó, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức 2 hội thảo để lấy ý kiến của các hiệp hội, doanh nghiệp và các bên liên quan chịu tác động của Luật; Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã chủ trì tổ chức 1 hội thảo ở Quảng Ninh để lấy ý kiến của các hội thành viên, các chuyên gia và nhà khoa học, phục vụ quá trình hoàn thiện dự án Luật.

Tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), có 148 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến ở Tổ và 23 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến tại Hội trường. Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành về sự cần thiết ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của dự thảo Luật.

Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 45 Điều; bổ sung 2 Điều; chuyển nội dung 2 Điều sang điều khác; bãi bỏ 2 Điều và sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 317 Bộ luật Tố tụng Dân sự để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật liên quan đến Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có trách nhiệm “bảo mật” thông tin của người tiêu dùng

Bảo đảm các điều kiện để các tổ chức xã hội tham gian bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học và Ban soạn thảo tập chung thảo luận về những vấn đề còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Trong đó, tập trung vào các nhóm vấn đề chính: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự thảo Luật; Quyền lợi và trách nhiệm của người tiêu dùng; Quản lý nhà nước trong hoạt động Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng; Các quy định nhằm nâng cao hoạt động của các tổ chức xã hội, đồng thời tạo điều kiện, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội đối với công tác bảo vệ người tiêu dùng;…

TS.Phạm Văn Tân - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam nhất trí sự cần thiết bổ sung, sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng được Quốc hội thông qua năm 2010 vì có nhiều vấn đề phát sinh trong thực tế ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng mà nội dung Luật ban hành năm 2010 chưa đề cập tới. Tại khoản 2, Điều 48 quy định: “Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các tổ chức xã hội khác tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.

Tuy nhiên, để thấy rõ sự khác biệt giữa một tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dung và tổ chức được lập ra có tôn chỉ, mục đích để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần viết lại quy định này theo hướng: “Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích chuyên về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các tổ chức xã hội khác tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. Quy định như vậy để thấy rõ sự khác biệt giữa tổ chức xã hội chuyên về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các tổ chức xã hội khác có tham gia hoạt động này.

Bên cạnh đó, TS.Phạm Văn Tân cũng đề nghị sửa lại nội dung Khoản 2, Điều 52 theo hướng đối với tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì được Nhà nước cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước và bảo đảm các điều kiện khác để hoạt động chứ không chỉ là Nhà nước hỗ trợ kinh phí và các điều kiện khác.

“Như vậy thay cụm từ “được Nhà nước hỗ trợ kinh phí và các điều kiện khác” bằng cụm từ: “được Nhà nước cấp kinh phí và bảo đảm các điều kiện khác”. Như vậy sứ mệnh của tổ chức này là thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhằm hỗ trợ cho các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” - TS.Phạm Văn Tân đề xuất.

Ngoài ra, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cũng cho rằng, cần có nội dung quy định về việc Chính phủ quy định cụ thể việc giao nhiệm vụ và giao kinh phí từ ngân sách nhà nước và các bảo đảm các điều kiện để tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích chuyên về bảo vệ quyền lợi người tiêu hoạt động.

Cũng đề cập về Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, PGS.TS Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam cho biết, nên quy định hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội nghề nghiệp, không chỉ tổ chức xã hội. Có quy định riêng về Quyền, nghĩa vụ của Tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi những hàng hóa, dịch vụ liên quan nghề nghiệp của tổ chức xã hội nghề nghiệp, ngoài các tổ chức xã hội nghề nghiệp có tôn chỉ mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

PGS.TS Đặng Văn Thanh cho rằng, cần có một điều quy định về quyền và trách nhiệm của các tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có trách nhiệm “bảo mật” thông tin của người tiêu dùng
Ông Đỗ Huy Trung, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam: Nhà nước cần có sự đánh giá, phân định từng loại tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để đầu tư có hiệu quả

Từ thực tế, ông Đỗ Huy Trung, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở nước ta hiện nay rất đa dạng, có tổ chức được thành lập với chức năng, nhiệm vụ chính toàn tâm để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam). Do đó, Nhà nước cần có sự đánh giá, phân định từng loại tổ chức để đầu tư có hiệu quả.

Hơn nữa, cần chú trọng việc thực hiện các quy định của pháp luật trên thực tế để các tổ chức này hoạt động có hiệu quả. Nhất là việc Nhà nước còn hỗ trợ một số hoạt động mà Nhà nước giao nhiệm vụ (đặt hàng), đó là các công việc, nhiệm vụ được ghi nhận trong Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành… Do đó, ông Đỗ Huy Trung đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan cần hướng dẫn giúp các tổ chức xã hội thực hiện việc này để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Cần “bảo mật” thông tin của người tiêu dùng

Kiến nghị về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng (Chương II của dự thảo Luật) Ths.Nguyễn Hữu Giới - Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam nêu quan điểm, cần thay thế cụm từ “bảo mật” cho cụm từ “bảo vệ” ở các nội dung liên quan trong các Điều 14 và 15. Bởi lẽ cụm từ “bảo mật” sẽ có giá trị pháp lý cao hơn, hợp lý hơn trong thực tiễn xã hội hiện nay. Cụ thể, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có trách nhiệm “bảo mật” thông tin của người tiêu dùng.

Ngoài ra, Ths.Nguyễn Hữu Giới cũng góp ý về chính sách, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong Chương V của dự thảo Luật quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Từ điều 73 đến điều 77 đã quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trách nhiệm của Bộ Công Thương; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp...

Tuy nhiên, do bộ máy công quyền từ Trung ương đến địa phương ở nước ta hiện đang triển khai rất nhiều việc nên khi Luật này được ban hành đi vào cuộc sống sẽ cần nhiều sự nỗ lực, chung tay của các cơ quan Trung ương và các cấp chính quyền ở địa phương. Trong đó, có việc đẩy mạnh công tác truyền thông; nâng cao nhận thức cho nhân dân và các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân trong việc sản xuất - kinh doanh hàng hóa - sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng và người tiêu dùng “thông thái”.

Ths.Nguyễn Hữu Giới đề nghị Nhà nước cần có chế tài và quyết liệt hơn trong việc xử lý vấn nạn hàng giả/hàng nhái; đặc biệt xử lý nghiêm minh vấn nạn quảng bá thông tin hàng hóa và sản phẩm không đúng với chất lượng, quy cách, mẫu mã để đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người tiêu dùng trong xã hội.

Bày tỏ về sự quan tâm đến việc bảo vệ nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương, TS.Phạm Văn Tân - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, tại Điều 8 quy định về “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương” có xác định các nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương, bao gồm các nhóm người như: người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em... Với quy định này, Ts. Phạm Văn Tân đề nghị bổ sung thêm một nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương vào Khoản 1, Điều 3, cụ thể là: “nhóm hoặc tổ chức của những người yếu thế”. Ví dụ như những người cô đơn không nơi nương tựa, những người khuyết tật không phải một cá nhân mà là những người trong một nhóm hoặc trong một tổ chức.

Đồng thuận với quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Cảm, Hội Thú y Việt Nam cho rằng, tại Điều 8 bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương, cần đưa Khoản 1 giải thích người dễ bị tổn thương vào giải thích từ ngữ, trong đó cần rà soát lại mục d về câu chữ, đã quy định “vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn” lại còn quy định “vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” theo quy định của pháp luật về công tác dân tộc là hơi thừa. Trong Mục 2, Khoản b ghi “tổ chức thực hiện quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Nhưng trong Điều này không có khoản 4, vì vậy nên bỏ.

Trong khi đó, Ths. Phạm Thị Ngọc, Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam lại cho rằng, chính sách chống phân biệt đối xử, kỳ thị, lợi dụng đã được quy định đối với tất cả các đối tượng người tiêu dùng và trong tất cả các hoạt động của cá nhân, tổ chức kinh doanh đối với người tiêu dùng. Việc này không chỉ bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng mà còn tạo thuận lợi cho hoạt động của cá nhân, tổ chức kinh doanh.

“Hiện tại, trong các luật chuyên ngành như Luật Người cao tuổi (tại Điều 9), Luật Trẻ em (tại Điều 5), Luật Người khuyết tật (tại Điều 14), Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) (tại Điều 8) đã quy định chung về các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm kỳ thị, phân biệt đối xử nhưng thực tế dường như chưa đi vào cuộc sống. Để tăng tính rõ ràng, minh bạch của quy định, đề nghị Ban soạn thảo sử dụng thống nhất cụm từ người tiêu dùng dễ bị tổn thương tại điểm c, d, đ của khoản 2 điều này” - Ths. Phạm Thị Ngọc nêu quan điểm.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có trách nhiệm “bảo mật” thông tin của người tiêu dùng
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cảm ơn những ý kiến đóng góp của các đại biểu, chuyên gia, doanh nghiệp đối với dự án Luật

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cảm ơn những ý kiến đóng góp của các đại biểu, chuyên gia, doanh nghiệp đối với dự án Luật.

“Tại cuộc họp ngày hôm nay, đã có thêm nhiều ý kiến đóng góp của đại diện các tổ chức, các hội và các chuyên gia. Đây là những ý kiến hết sức quý báu, thể hiện trách nhiệm, tâm huyết của quý vị đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam, giúp công tác này tiếp tục hoàn thiện và phát triển trong thời gian tới. Thay mặt Cơ quan chủ trì soạn thảo, xin được tiếp thu và cảm ơn các ý kiến tham gia của quý vị” - Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân bày tỏ.

Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng cho biết, ngay sau cuộc họp này, Cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục phối hợp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường để nghiên cứu các ý kiến, đề xuất phương án hoàn thiện Dự thảo Luật, phục vụ cho quá trình báo cáo Quốc hội xem xét trong thời gian tới.

Kết luận hội thảo, ông Lê Quang Huy Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường ghi nhận, đánh giá cao các ý kiến góp ý của các Hiệp hội, chuyên gia, các nhà khoa học. Các ý kiến góp ý thực sự có ý nghĩa trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật; đồng thời nhấn mạnh, Pháp luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được xây dựng với mục tiêu bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là bên yếu thế trong giao dịch. Để phát huy hiệu quả của việc bảo vệ người tiêu dùng thì cần sự hỗ trợ rất lớn từ các tổ chức có liên quan.

Ý kiến của các đại biểu tham dự đã được Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường chỉ đạo Tiểu ban Xây dựng, Giao thông, Công thương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện dự án Luật, trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Về một số kiến nghị cụ thể khác, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo tổng hợp, nghiên cứu xử lý theo thẩm quyền.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển giữa Hà Nội - Hòa Bình

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển giữa Hà Nội - Hòa Bình

Đoàn công tác của UBND TP. Hà Nội làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình về hợp tác phát triển giữa hai địa phương và các nhiệm vụ trong thời gian tới.
Thủ tướng làm việc với Công an Phú Thọ, thúc đẩy triển khai Đề án 06

Thủ tướng làm việc với Công an Phú Thọ, thúc đẩy triển khai Đề án 06

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Phú Thọ, làm việc với Công an tỉnh Phú Thọ về triển khai Đề án 06.
Thủ tướng khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thủ tướng khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, khảo sát công trường xây dựng dự án nhà văn hóa nghệ thuật tỉnh Phú Thọ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng nay 18/4 (tức 10/3 Âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dâng lễ, dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Tối ngày 17/4 tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND TP.Hà Nội tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba.

Tin cùng chuyên mục

Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc trong dòng chảy hội nhập

Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc trong dòng chảy hội nhập

Trong dòng chảy hội nhập, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng tiếp tục khẳng định giá trị, niềm tự hào về sức mạnh tinh thần, văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào ngày 20/5/2024 và bế mạc vào sáng ngày 27/6/2024.
Đề xuất đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Đề xuất đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Việc triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới cao tốc.
Khẩn trương lấy ý kiến rộng rãi người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Khẩn trương lấy ý kiến rộng rãi người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương lấy ý kiến địa phương, người dân, doanh nghiệp… đối với quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, định giá đất.
Cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

Ngày 17/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên "cột mốc vàng" lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên "cột mốc vàng" lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng dự cuộc gặp mặt, tri ân với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chủ tịch Quốc hội: Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển, cần được bảo tồn và phát huy.
Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật

Sáng 17/4, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chiều 16/4, Thủ tướng Chính phủ đã dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Khu di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bảo đảm tiến độ chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Bảo đảm tiến độ chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chiều 16/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã tổ chức phiên họp báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch số 88 của UBND TP. Hà Nội.
Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023.
Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể hơn về các loại thuốc được kinh doanh, các hình thức kinh doanh được thực hiện theo phương thức thương mại điện tử.
CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

Ông Tim Cook kiến nghị một số nội dung hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian tới.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới đồng hành cùng phát triển

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới đồng hành cùng phát triển

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Phó Thủ tướng yêu cầu, cần có sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023.
Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Chính phủ Cuba sẽ tìm cơ chế, giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Cuba.
Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024),báo Argentina đã trích dẫn bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba

Tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm Cuba của Phó Thủ tướng sẽ góp phần làm sâu sắc hơn nữa hiểu biết, gắn bó, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Cuba.
4 lưu ý giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 2024

4 lưu ý giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 2024

Tăng trưởng GDP quý I/2024 có nhiều tín hiệu tích cực, song vẫn đối mặt với những khó khăn. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5%, Việt Nam cần lưu ý 4 vấn đề.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động