Tỉnh Sơn La: Nhãn Sông Mã được mùa và giá
Nông sản Thứ năm, 28/07/2022 - 13:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Mở rộng thị trường tiêu thụ cho thương hiệu “Nhãn Sông Mã” |
Theo UBND huyện Sông Mã, hiện nay, diện tích cây ăn quả các loại của địa phương đạt trên 10.500ha, sản lượng ước đạt trên 90.000 tấn; trong đó, diện tích cây nhãn 7.480ha, chiếm trên 72,48% diện tích cây ăn quả của huyện, sản lượng ước đạt trên 60.000 tấn. Cây nhãn đã từng bước khẳng định được vị thế, nhiều hộ gia đình trồng nhãn có thu nhập vài trăm triệu đồng/năm, một số hộ có thu nhập hàng tỷ đồng/năm. Trên địa bàn huyện đã cấp 46 mã số vùng trồng nhãn xuất khẩu với tổng diện tích trên 570 ha, trong đó 9 mã vùng trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ; 21 mã vùng trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc; 16 mã vùng trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Australia, New Zealand; 9 cơ sở đóng gói nhãn xuất khẩu.
![]() |
Nhãn Sông Mã đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường |
Những năm qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh quảng bá, kết nối tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa nông sản nói chung và sản phẩm nhãn nói riêng của huyện Sông Mã được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, trong đó, xuất khẩu nông sản được xác định là khâu đột phá. Riêng năm 2021, toàn huyện đã xuất khẩu được các loại nông sản như nhãn, xoài... sang thị trường các nước Australia, New Zealand, Hoa Kỳ, Trung Quốc... với trên 3.900 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 1,547 triệu USD. Bên cạnh đó, huyện đã hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ gia đình đầu tư các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm nhãn và nông sản khác với kinh phí 10,5 tỷ đồng.
Đặc biệt, “Ngày hội nhãn Sông Mã” được tổ chức thường niên vào thời điểm nhãn chín rộ nhằm quảng bá thương hiệu nhãn Sông Mã đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, HTX, người trồng nhãn tham gia thực hiện sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nhãn sang các thị trường nước ngoài như châu Âu, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, ASEAN… Đó cũng là tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với tiềm năng và lợi thế của huyện.
Tại “Ngày hội nhãn Sông Mã” năm 2022 với chủ đề “Nhãn Sông Mã thương hiệu, uy tín, khát vọng vươn xa” diễn ra mới đây, đã có 20 tấn quả nhãn tươi xuất khẩu sang thị trường EU và 8 tấn long nhãn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ông Nguyễn Thành Công - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La - cho biết, đây là thời điểm vàng để ký kết, kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản nói chung và sản phẩm nhãn nói riêng của tỉnh Sơn La. Đồng thời, từng bước tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thị sản phẩm nông nghiệp địa phương.
Cùng với chú trọng khâu sản xuất, xúc tiến thương mại, để chủ động nâng cao năng lực bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản, nhất là các loại trái cây chủ lực có tính mùa vụ trên địa bàn, huyện đã chỉ đạo, vận động tuyên truyền các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình cải tạo, nâng cấp các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản. Thời gian tới, huyện Sông Mã sẽ tập trung giới thiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại, từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhãn tại khu vực miền Trung, miền Nam. Đồng thời, mở rộng liên kết với các doanh nghiệp thu mua, gửi sản phẩm chào hàng sang thị trường Cộng hòa Séc và Đông Âu. Huyện sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX thiết kế bổ sung mẫu mã, bao bì phù hợp với từng thị trường để quảng bá, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước.
Việc sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn Sơn La hướng đến mục tiêu được mùa, được giá, được thu nhập. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và thu nhập cho người trồng nhãn. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành xây dựng dữ liệu thông tin về thị trường nông sản

Xây dựng Nghị định thư cho 8 loại trái cây

Xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc: Giảm lượng, tăng giá trị

Nhiều loại trái cây xuất khẩu đồng loạt tăng giá

Xuất khẩu nông - thủy sản sang thị trường Trung Quốc: Tính chuyện đường dài
Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu hồ tiêu gặp khó

Có đủ nguồn cung thịt lợn những tháng cuối năm 2022?

Cấp mã số vùng trồng: Bắt buộc, nhưng nhiều lợi ích

Xuất khẩu cao su: Nâng cao chất lượng để tăng giá trị

Tỉnh Quảng Ninh: Na Đông Triều lên sàn thương mại điện tử

Đưa nông sản vào kênh phân phối hiện đại

Xuất khẩu thí điểm chanh leo chính ngạch sang Trung Quốc

Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra thị trường nông sản

Tiếp cận thị trường Halal: Cơ hội và thách thức

Vải thiều không hạt Bắc Giang hứa hẹn “bùng nổ”

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tại Bình Định: Hiệu quả, thực chất

Đắk Nông phát triển thương hiệu cà phê đặc sản, tăng giá trị xuất khẩu

Xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ: Giảm lượng, tăng “chất”

Vải thiều Thanh Hà đi đường bay được giá!

Hà Nội: Khai mạc Tuần lễ Xoài và nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2022

Cập nhật thông tin về thị trường nhập khẩu: Đòi hỏi tất yếu

Xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ: Thích ứng quy định mới

Không có chuyện “giải cứu” vải thiều Lục Ngạn

Bộ Công Thương hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh xuất khẩu nông sản
