Tỉnh Quảng Nam: Khôi phục, phát huy vai trò làng nghề truyền thống
Khuyến công Thứ tư, 15/06/2022 - 16:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Ra đời cách đây hơn 500 năm nhưng trên thị trường, thương hiệu lụa Mã Châu vẫn là một cái tên lạ lẫm với nhiều người, vì vậy rất cần được quảng bá, để mọi người biết đến nhiều hơn. Đó là chia sẻ của chị Trần Thị Yến, chủ cơ sở tại làng nghề dệt lụa Mã Châu, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
![]() |
Khôi phục làng dệt Mã Châu giúp giải quyết việc làm cho hàng chục lao động |
Và đó cũng là vấn đề tỉnh đang quan tâm. Tỉnh đang tìm giải pháp bảo tồn, phát triển nghề truyền thống; tháo gỡ khó khăn, kết nối cung - cầu, tìm đầu ra cho sản phẩm làng nghề, OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; phát huy vai trò làng nghề trong việc mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho đại bộ phận lao động ở nông thôn...
Bên cạnh đó, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề của tỉnh Quảng Nam nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung gặp không ít khó khăn. Một trong những khó khăn đó là tình trạng thiếu lao động do giới trẻ không tha thiết gắn bó với nghề; nguồn nguyên liệu khan hiếm, vốn đầu tư còn hạn hẹp, một số công trình hạ tầng phục vụ làng nghề được nhà nước đầu tư chưa phát huy hiệu quả, các hộ sản xuất không đủ vốn để đầu tư mở rộng sản xuất…
Vì vậy, một số làng nghề, nghệ nhân, thợ giỏi cùng các kỹ năng và bí quyết nghề truyền thống của tỉnh có nguy cơ mai một, thất truyền.
Nhiều người cho rằng, nhà nước cần quan tâm, có cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp, cơ sở được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi đầu tư bởi nguồn vốn hỗ trợ cho công tác bảo tồn và phát triển các làng nghề hiện nay còn thấp, không đủ điều kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng sản xuất.
Theo Anh Dương Ngọc Truyền - Trưởng làng nghề đúc đồng truyền thống Phước Kiều (xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), nhà nước cần quan tâm đầu tư xây dựng nhà trưng bày cho làng để giới thiệu sản phẩm đến mọi người; nâng cấp hệ thống đường giao thông để tạo thuận lợi cho vận chuyển nguyên liệu và đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ; có chính sách hỗ trợ cho các hộ dân làng nghề có điều kiện sản xuất để bảo tồn và phát triển làng nghề; thu hút con em làng nghề tiếp tục gắn bó với nghề…
Về vấn đề này, ông Đỗ Tiên Đạt - Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ngãi - cho rằng, vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề ngoài sự hỗ trợ của nhà nước thì các nghệ nhân và làng nghề phải quan tâm đầu tư, hướng con em mình gắn bó với làng nghề, đặc biệt phải đoàn kết để bảo tồn làng nghề, không được vụ lợi riêng.
Riêng về xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, ông Đặng Bá Dự - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam - cho biết, ngoài hình thức truyền thống như: Tổ chức hội chợ, triển lãm thì cần phát triển mạnh trên các phương tiện thương mại điện tử để gắn kết, xúc tiến thương mại. Đây là bước đầu để đánh thức tư duy, cách nghĩ, cách làm của từng doanh nghiệp. Quảng Nam sẽ quảng bá, giới thiệu với những hình thức mới. Trong thời gian tới, nhà nước sẽ ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, lồng ghép đào tạo bồi dưỡng về thương mại điện tử gắn với chuyển đổi số để thị trường được mở rộng hơn.
Ông Hồ QUANG BỬU - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam: Cần tạo cơ hội cho các làng nghề, các nghệ nhân, thợ giỏi, các chủ thể sản phẩm nghề được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối cung - cầu để tìm đầu ra cho sản phẩm. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Sở Công Thương Đồng Nai: Triển khai nhiều hoạt động, bám sát kế hoạch khuyến công

Chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia: Tấm “kim bài” hữu hiệu

Tỉnh Thanh Hóa công nhận thêm 18 nghề, làng nghề với nhiều sản phẩm phong phú

Tỉnh Thanh Hóa: Xây dựng, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề

Kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2023: 7 nội dung chính
Tin cùng chuyên mục

Tỉnh Bắc Kạn: Đưa sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu xuất ngoại

Phát triển Cụm công nghiệp tại Bắc Ninh: Tháo gỡ vướng mắc về cơ chế

Doanh nghiệp công nghiệp nông thôn: Chi phí sản xuất tăng không dưới 10%

Lời giải nào cho bài toán vốn cho nguồn kinh phí?

Cục Công Thương địa phương: Thống nhất phân bổ dự toán kinh phí năm 2022

Hà Giang: Hỗ trợ triển khai các mô hình trình diễn

Đăk Lăk: Hiệu quả từ các đề án điểm

Bình Thuận: Mở rộng tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nông thôn

Cao Bằng hỗ trợ đổi mới sản xuất: Nhiều mô hình được khuyến khích

Kế hoạch bảo tồn làng nghề của Hà Nội: Tạo sự thay đổi về chất

Điện Biên: Thúc đẩy công nghiệp nông thôn

Hậu Giang: Mở rộng diện tích cụm công nghiệp

Phú Thọ: Phê duyệt chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

Tiếp sức làng nghề

Nghệ An: Đề xuất điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Trợ lực cho công nghiệp nông thôn

Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp I: Thực hiện thành công 4 đề án điểm

Long An: Hiệu quả từ Chương trình Khuyến công quốc gia

Sản phẩm CNNT tiêu biểu tỉnh Bình Định: Cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ
