Thứ ba 29/04/2025 06:49

Tình hình kinh tế Senegal đầu năm 2021 và xuất khẩu của Việt Nam

Theo Bộ trưởng Kinh tế, Kế hoạch và Hợp tác Senegal, năm 2020, tỷ lệ tăng trưởng GDP của nước này vẫn đạt 1,5% thay vì -0,7% như dự báo ban đầu. Kết quả này có được nhờ vào việc làm chủ tình hình dịch bệnh Covid-19, thực hiện các biện pháp hỗ trợ kinh tế và phục hồi dần các hoạt động trong 6 tháng cuối năm 2020.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, tỷ lệ tăng trưởng của Senegal có thể đạt mức 5,1% năm 2021 và 6% năm 2022 nhờ phục hồi đầu tư công, lĩnh vực dầu khí và tăng trưởng kinh tế thế giới.

Lạm phát sẽ vẫn giữ ổn định ở mức 2,1% năm 2021 và 1,8% năm 2022. Thâm hụt cán cân thanh toán sẽ giảm xuống còn 8,2% năm 2021 và 7,1% năm 2022 nhờ xuất khẩu và kiều hối tăng trở lại.

Về ngoại thương, theo Cơ quan Thống kê và dân số Senegal, kim ngạch xuất khẩu của nước này chỉ đạt 2,9 tỷ euro năm 2020, giảm 2,5% so với năm 2019. Kim ngạch nhập khẩu đạt 6,2 tỷ euro, giảm 2,8%. Nhóm hàng xuất khẩu số 1 vẫn là thức ăn, đồ uống và thuốc lá, chiếm tỷ trọng 28%. Tiếp đến là mặt hàng vàng công nghiệp, chiếm 21,8%.

Về nhập khẩu, nhóm hàng thức ăn, đồ uống và thuốc lá cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất, 24,4%, sau đó là hàng thành phẩm dùng cho ngành công nghiệp 18,7%, năng lượng và dầu nhờn 17%. Khách hàng lớn nhất của Senegal là Thụy Sĩ chiếm 15,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia Tây Phi này, tiếp đến là Mali 11,9%, Ấn Độ 9,6% và Trung Quốc 8,5%. Pháp vẫn là nước cung cấp hàng hóa số 1 cho Senegal, chiếm 17,5% thị phần, tiếp đến là Trung Quốc 10% và Nigeria 6,3%.

Theo Tổng thống Macky Sall phát biểu hôm 16/3/2021, chính phủ đã thành lập một quỹ khẩn cấp trị giá 1,5 tỷ euro để giảm những tác động về xã hội và kinh tế do cuộc khủng hoảng y tế gây ra, nhất là nhờ vào các biện pháp hoãn thu thuế và cấm sa thải người lao động.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Senegal đạt 3,7 triệu USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2020. Các mặt hàng có kim ngạch tăng mạnh gồm hạt tiêu, hàng rau quả, thủy sản… Những mặt hàng có kim ngạch giảm gồm có gạo, bánh kẹo và những sản phẩm từ ngũ cốc.

Hoàng Đức Nhuận, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên Việt Nam lọt top 4 đối tác lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Thương mại Việt Nam - Tây Ban Nha: Nhiều triển vọng tăng trưởng

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Kinh tế Campuchia tăng trưởng, doanh nghiệp Việt đón thời cơ mới

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ mời tham dự Triển lãm thực phẩm quốc tế World Food India 2025

Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp Ấn Độ tham gia kết nối thị trường

Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Mời tham dự Hội chợ ngành Thép Ấn Độ lần thứ 6 INDIA STEEL 2025

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines gặp áp lực cạnh tranh

Xúc tiến thương mại thực phẩm Việt Nam vào thị trường Singapore

Singapore chuyển đổi số trong quản lý chất lượng rau quả nhập khẩu

Bưởi Việt vào Lotte Hàn Quốc: Mở thêm cánh cửa thị trường cao cấp

Startup Việt Nam tìm cơ hội tại Mahakumbh 2025 Ấn Độ

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Nhiều doanh nghiệp Philippines và đối tác 'chốt đơn' đặt hàng Việt Nam

Thúc đẩy hợp tác trong đổi mới sáng tạo Việt Nam - Ấn Độ

Nóng: Thịt, trứng Việt Nam chính thức xuất khẩu sang Singapore

Doanh nghiệp Philippines ‘đổ bộ’ Vietnam Expo

Việt Nam - Tunisia: Thúc đẩy hợp tác thương mại, mở rộng cơ hội song phương