Tình hình kinh tế các nước Senegal, Mali, Niger và Gambia 6 tháng đầu năm

Trong những tháng đầu năm 2017, Senegal tiếp tục được hưởng sự ổn định về chính trị và thể chế, môi trường kinh doanh thuận lợi. Đặc biệt, thủ đô Dakar là nơi ngày càng có nhiều doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức quốc tế đến hoạt động.

Tại Senegal

Từ nhiều năm nay, Senegal luôn có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (UEMOA) gồm 8 quốc gia nói tiếng Pháp. Những cuộc cải cách cơ cấu đã giúp nước này có sự thay đổi lớn về môi trường kinh tế, nhất là nhờ tư nhân hóa nhiều doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực nông nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Senegal cũng đã phát hiện thêm các mỏ khí gần biên giới với Mauritania và phía Nam thủ đô Dakar, mang lại hi vọng có thể thúc đẩy và đa dạng hóa nền kinh tế. Theo Báo cáo về triển vọng kinh tế Senegal năm 2017, Tổ chức OECD dự đoán, năm 2017, GDP của Senegal tăng trưởng 6,8% và năm 2018 là 7%. GDP bình quân đầu người là 3,7% năm 2017. Tỷ lệ lạm phát là 1,9%.

Hình ảnh có liên quan
Senegal. Ảnh Internet

Chỉ số Ibrahim, chỉ số về điều hành tại châu Phi xếp Senegal ở vị trí thứ 10 trên 54 quốc gia và là một trong 3 nước có sự cải thiện về mặt này năm 2016.

Ngành công nghiệp của Senegal chủ yếu do các doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm giữ, chiếm con số 92,5%, tuy nhiên các doanh nghiệp lớn (chiếm 7,5 % về số lượng) lại đóng góp tới 90% giá trị gia tăng.

Trong cơ cấu kinh tế, lĩnh vực dịch vụ tiếp tục đóng góp tới 60% GDP và đang phát triển mạnh nhờ thu hút đầu tư vào các dịch vụ viễn thông và Internet. Nông nghiệp đóng góp 15,8% GDP và công nghiệp 24,2%.

Những tháng đầu năm 2017, Senegal tiếp tục thực hiện “Kế hoạch Senegal nổi lên” do Tổng thống đương nhiệm Macky Sall khởi xướng từ năm 2014 nhằm đưa nước này trở thành một nền kinh tế mới nổi vào năm 2035. Kế hoạch dựa trên ba cột trụ chính là chuyển đổi về cơ cấu các cơ sở kinh tế, phát huy nguồn lực con người và hướng tới việc Chính phủ điều hành tốt hơn, xây dựng một nhà nước pháp quyền.

Về ngoại thương, tính đến cuối tháng 4/2017, kim ngạch xuất khẩu của Senegal đạt khoảng 900 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu đạt 1,7 tỷ USD, tăng 19,4%. Thâm hụt thương mại của Senegal vào khoảng 800 triệu USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm sản phẩm dầu lửa, dầu thô, hải sản, hóa chất, vô cơ, muối, lưu huỳnh, xe hơi, phốt phát, hải sản, bông, điều. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là lương thực thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp, dầu lửa.

Giống như các nước Hồi giáo khác, Senegal cũng chịu những tác động của tháng Ramadan (từ cuối tháng 5 đến hết tháng 6). Trong khi hoạt động sản xuất trong nước bị giảm sút thì việc tiêu thụ và nhập khẩu hàng thực phẩm lại tăng, đặc biệt là chà là, đường, bột mì, bánh mì.

Tại Mali

Triển vọng kinh tế vĩ mô về trung hạn của Mali khá tốt. Theo báo cáo của Tổ chức OECD, tăng trưởng kinh tế dự báo đạt 5,4% trong năm 2017 một phần nhờ vào việc tăng đầu tư công và sự hỗ trợ của các nhà cho vay vốn cũng như cầu tiêu dùng trong nước tăng mạnh. Ngoài ra, lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ cũng góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng. GDP bình quân đầu người dự kiến tăng 2,4%. Tỷ lệ lạm phát là 0,9% năm 2017.

Ngược lại, các chuyên gia kinh tế cũng dự báo thâm hụt ngân sách sẽ trầm trọng thêm do giảm sản xuất vàng và trao đổi thương mại. Việc bù đắp thâm hụt sẽ một lần nữa được bảo đảm nhờ đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng và viễn thông cũng như sự trợ giúp từ bên ngoài dưới hình thức cho vay.

Lĩnh vực kinh doanh vẫn còn khiêm tốn và tập trung quanh thủ đô Bamako, đem lại nhiều cơ hội về đầu tư nhưng vẫn còn nhiều trở ngại cần dỡ bỏ. Triển vọng kinh tế tốt đẹp có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các nguy cơ dai dẳng như bất ổn chính trị, giá vàng và bông lên xuống liên tục, lượng mưa không đủ.

Nhìn chung, nền kinh tế Mali vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp và chăn nuôi, sử dụng tới 80% dân số. Các sản phẩm nông nghiệp chính của Mali gồm có kê, bông, gạo, lạc. Mali tiếp tục là một trong những nước đứng đầu khu vực Tây Phi về sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu như thịt bò, thịt cừu, dê, gia cầm.

Năm 2017, Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình điều chỉnh cơ cấu do Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khuyến nghị nhằm giúp kinh tế nước này tăng trưởng, đa dạng hoá và thu hút đầu tư nước ngoài. Mặt khác, Mali cũng đang tích cực triển khai chương trình phá thế cô lập (vì nước này không có biển) bằng cách phát triển giao thông đường bộ, nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng đường cao tốc nối với cảng biển Dakar (Senegal) và Adbijan (Bờ Biển Ngà).

Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Mali ước đạt 2,8 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 2,9 tỷ USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chính là vàng, bông và gia súc. Vàng là sản phẩm xuất khẩu số 1 của Mali, chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu, tiếp đến là bông. Theo Phòng Nông nghiệp Mali, năm 2017, sản lượng bông của nước này dự kiến đạt 750.000 tấn, tăng 16% so với vụ thu hoạch trước. Mali là nước sản xuất bông lớn thứ hai ở châu Phi sau Ai Cập. Các đối tác xuất khẩu của Mali chủ yếu nằm ở châu Á như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ…

Mali nhập khẩu các mặt hàng như dầu lửa, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, thực phẩm, dệt may… chủ yếu từ các nước Pháp, Senegal, Bờ Biển Ngà, Trung Quốc…

Tại Niger

Hoạt động kinh tế năm 2017 dự kiến đạt mức tăng trưởng 5,6%, chủ yếu nhờ vào vụ mùa nông nghiệp cuối năm 2016 cũng như phục hồi hoạt động sản xuất dầu lửa. Tuy nhiên, 5 tháng đầu năm, các hoạt động khủng bố và đe dọa an ninh đến từ các nước láng giềng (Mali, Libye và Nigeria), việc sụt giảm giá dầu và uranium kết hợp với sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế Niger đã tiếp tục tác động đến kinh tế nước này.

Lĩnh vực thương mại chủ yếu nằm ở khu vực không chính thức (kinh tế ngầm). Lĩnh vực công nghiệp vẫn còn yếu và đối mặt với nhiều thách thức, nhất là những khó khăn về cung ứng điện.

Triển vọng kinh tế của Niger còn dựa vào việc tiếp tục triển khai các công trình cơ sở hạ tầng đường bộ quan trọng, khởi động lại dự án mỏ uranium lộ thiên Imouraren cũng như bắt đầu xây dựng đường ống dẫn dầu thô xuất khẩu. Mặc dù vậy, những viễn cảnh này cũng phải đối mặt với những rủi ro gắn liền với biến đổi khí hậu, những cú sốc về giá dầu lửa, sự chậm trễ trong xây dựng đường ống dẫn dầu và những căng thẳng về an ninh. Nông nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của đất nước.

Các cuộc tấn công của nhóm Hồi giáo Boko Haram đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc quản lý tài chính công, làm chậm tiến độ cải cách và thực hiện các chương trình phát triển quan trọng như Chương trình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2017-2021.

Lĩnh vực thương mại tại Niger vẫn còn yếu do khu vực phi chính thức phát triển mạnh. Tuy nhiên, xu hướng này đang được cải thiện nhờ thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp ở giới trẻ. Ngành công nghiệp đóng góp cho GDP trung bình ở mức 15,1% giai đoạn 2013-2016. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa gặp nhiều trở ngại như thiếu chính sách phát triển ngành công nghiệp chế biến, yếu kém trong khâu sản xuất điện. Việc cải thiện hai lĩnh vực này phải dựa vào các ngành sản xuất giàu tiềm năng là dầu lửa và mỏ. Năm 2016, chỉ số sản xuất hai ngành này đã tăng 39,5%.

Năm 2017, GDP của nước này ước đạt khoảng 7,3 tỷ USD, tăng 5,6%. GDP bình quân đầu người vào khoảng 405 USD, tăng 2,8% thuộc loại thấp nhất thế giới. Tỷ lệ lạm phát vào khoảng 1,9%.

Về xuất khẩu năm 2017, kim ngạch ước đạt 1,2 tỷ USD với các mặt hàng chính là quặng uranium, gia súc, hành, đậu đũa... Đối tác xuất khẩu lớn gồm có Pháp, Nigeria, Trung Quốc và Ghana.

Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 2 tỷ USD với các mặt hàng lương thực, máy móc, phương tiện vận tải, ngũ cốc và dầu mỏ. Các nước cung cấp hàng hóa chính gồm Pháp, Trung Quốc, Nigeria, quần đảo Polynesia thuộc Pháp, Togo, Bờ Biển Ngà.

Tại Gambia

Nền kinh tế Gambia đã lâm vào tình trạng khó khăn sau cuộc bầu cử Tống thống hồi tháng 1/2017 và trước những bất ổn chính trị. Ngân sách quốc gia gần như cạn kiệt. Gambia mới đây đã kêu gọi IMF cứu trợ. Trong lá thư gửi bà Christine Lagarde - Tổng giám đốc IMF, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Gambia cho biết, tình hình tài chính công và kinh tế nước này đang chịu những tổn thất nghiêm trọng do dịch bệnh Ebola ở khu vực Tây Phi. Đặc biệt, tình trạng trượt giá ngân sách và sự suy yếu của nhiều doanh nghiệp nhà nước đòi hỏi IMF phải có sự can thiệp khẩn cấp.

Chính phủ Gambia yêu cầu IMF hỗ trợ khoản tiền khoảng 11 triệu USD để trang trải các khoản chi ngân sách.

Theo báo cáo của Tổ chức OECD về viễn cảnh kinh tế năm 2017 và 2018 của Gambia, tăng trưởng của quốc gia Tây Phi này dự kiến đạt lần lượt là 3,5% và 4,8% với điều kiện việc chuyển giao chính trị diễn ra một cách êm thấm. Ngoài ra, chính phủ mới cần lành mạnh hóa nền tài chính công, lấy lại lòng tin của các đối tác, ổn định đất nước để thu hút khách du lịch quay trở lại, tạo nền tảng cho việc chuyển đổi nền kinh tế.

Gambia là đất nước không có nhiều tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản, kinh tế vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Hiện có tới 75% dân số sống, làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi gia súc.

GDP của Gambia năm 2017 ước đạt 800 triệu USD. GDP bình quân đầu người là 400 USD. Tốc độ tăng GDP dự kiến đạt 3,5%. Tỷ lệ lạm phát là 7,7% năm 2017.

Về ngoại thương, cán cân thương mại của Gambia tiếp tục bị thâm hụt. Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2017 ước đạt khoảng 100 triệu USD với các mặt hàng chính gồm đậu phộng, cá, bông, hạt cọ. Các thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp và Anh.

Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 300 triệu USD với các mặt hàng thực phẩm, công nghiệp chế tạo, dầu thô, máy móc trang thiết bị. Các nước cung cấp chính gồm Trung Quốc, Brazil, Senegal, Ấn Độ, Hà Lan.

Về du lịch, Chính phủ mới coi đâylà một ưu tiên để thúc đẩy nền kinh tế. Trước khi diễn ra khủng hoảng chính trị, với dân số gần 2 triệu này, mỗi năm nước này đón 150.000 khách nước ngoài. Lĩnh vực du lịch sử dụng 10.000 người, đóng góp trên 15% GDP cả nước, một tỷ lệ khá cao so với các nước châu Phi khác.

Hoàng Đức Nhuận (Thương vụ VN tại Algeria kiêm nhiệm Senegal, Mali, Niger và Gambia)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Mời tham dự Hội nghị giao thương Việt Nam - Senegal

Mời tham dự Hội nghị giao thương Việt Nam - Senegal

Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal sẽ phối hợp với Phòng Thương mại Dakar tổ chức hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam - Senegal vào 14/5.
Gian hàng Việt Nam gây ấn tượng tại triển lãm INDEX 2025

Gian hàng Việt Nam gây ấn tượng tại triển lãm INDEX 2025

Tại INDEX 2025 ở Kochi (Ấn Độ), hàng hóa, dịch vụ Việt Nam thu hút chú ý với gian hàng 54m2, quảng bá sản phẩm tiêu biểu tới cộng đồng doanh nghiệp sở tại.
Cơ hội hợp tác ngành nội thất Việt Nam - Ấn Độ

Cơ hội hợp tác ngành nội thất Việt Nam - Ấn Độ

Ngành nội thất Ấn Độ tăng trưởng mạnh mẽ, mở ra cơ hội hợp tác lớn cho doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực đồ gỗ và nội thất thông minh, bền vững.
Cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Ấn Độ

Cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Ấn Độ

Ngày 4/5/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Adlux, Kochi, bang Kerala, Ấn Độ đã diễn ra Diễn đàn kinh doanh Việt Nam - Ấn Độ.
Mời tham dự Webinar

Mời tham dự Webinar 'Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành dệt may'

Ngày 23/5/2025, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với các đơn vị liên quan sẽ tổ chức Webinar có chủ đề “Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành dệt may”.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam tham dự Triển lãm quốc tế InDEX 2025 tại Kerala

Việt Nam tham dự Triển lãm quốc tế InDEX 2025 tại Kerala

Từ ngày 1 - 5/5/2025, Việt Nam đã tham dự Triển lãm quốc tế INDEX 2025 tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Adlux, Kochi, bang Kerala, Ấn Độ.
Tuần hàng Việt tại Malaysia: Cà phê, nông sản tới tấp người mua

Tuần hàng Việt tại Malaysia: Cà phê, nông sản tới tấp người mua

Lần đầu tiên, cà phê Trung Nguyên, sữa Vinamilk, nước mắm Nam Ngư, trà đào TVT, bánh phở khô… được AEON Malaysia nhập khẩu trực tiếp, bán tại 5 siêu thị.
Brazil gỡ lệnh cấm, cá rô phi Việt Nam trở lại

Brazil gỡ lệnh cấm, cá rô phi Việt Nam trở lại 'đường đua' xuất khẩu

Brazil gỡ lệnh cấm nhập khẩu cá rô phi Việt Nam, mở cơ hội cho doanh nghiệp thủy sản trong nước, tạo động lực đưa kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD vào 2030.
Nước mắm Việt

Nước mắm Việt 'theo chân' cơm tấm chinh phục thị trường Nhật Bản

Chuỗi cửa hàng nổi tiếng Nhật Bản Matsuya đang bán thử nghiệm món ăn “Cơm thịt heo phong cách cơm tấm Việt Nam” với nguyên liệu chính là nước mắm truyền thống.
Từ cảng Koper đến EVFTA: Việt Nam và Slovenia tăng tốc liên kết

Từ cảng Koper đến EVFTA: Việt Nam và Slovenia tăng tốc liên kết

Việt Nam và Slovenia mở rộng lĩnh vực hợp tác kinh tế trước tình hình mới thông qua hàng loạt hoạt động.

'Bắt tay' Áo, Việt Nam tiến gần hơn tới công nghiệp bán dẫn hiện đại

Áo là trung tâm công nghệ lõi châu Âu, đối tác chiến lược giúp Việt Nam đẩy mạnh chuyển giao công nghệ cao, sản xuất chip và hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu.
Việt Nam và Tunisia tăng cường hợp tác thương mại

Việt Nam và Tunisia tăng cường hợp tác thương mại

Thương vụ Việt Nam tại Algeria phối hợp UTICA tổ chức hội nghị giao thương, mở rộng kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Tunisia, thúc đẩy quan hệ song phương.
Sau chỉ đạo của Tổng Bí thư, thương vụ hiến kế để thương mại Việt Nam - Philippines đạt 10 tỷ USD

Sau chỉ đạo của Tổng Bí thư, thương vụ hiến kế để thương mại Việt Nam - Philippines đạt 10 tỷ USD

Sau chỉ đạo của Tổng Bí thư, Thương vụ Việt Nam tại Philippines chỉ ra triển vọng hiện thực hóa mục tiêu nâng thương mại Việt Nam - Philippines lên 10 tỷ USD.
Doanh nghiệp Việt gieo ‘mạch sữa lành’ trên đất bạn Campuchia

Doanh nghiệp Việt gieo ‘mạch sữa lành’ trên đất bạn Campuchia

Angkor Milk không chỉ là một thương hiệu, mà còn là minh chứng cho chính sách “đầu tư đi cùng hội nhập”, là mô hình kiểu mẫu trong hợp tác Việt Nam - Campuchia.
Nhiều doanh nghiệp lớn Bắc Âu đến Việt Nam tìm nguồn hàng

Nhiều doanh nghiệp lớn Bắc Âu đến Việt Nam tìm nguồn hàng

Các doanh nghiệp lớn của khu vực Bắc Âu như H&M, Cảng Gothenburg, GFI Stockholm, East Asia Food sắp đến Việt Nam tìm nguồn hàng.
Lần đầu tiên Việt Nam lọt top 4 đối tác lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Lần đầu tiên Việt Nam lọt top 4 đối tác lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Lần đầu tiên, Việt Nam lọt top 4 quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore, khẳng định vị thế ngành thủy sản Việt trên thị trường quốc tế.
Thương mại Việt Nam - Tây Ban Nha: Nhiều triển vọng tăng trưởng

Thương mại Việt Nam - Tây Ban Nha: Nhiều triển vọng tăng trưởng

Áp lực cạnh tranh gia tăng khiến thương mại hàng hóa giữa Việt Nam - Tây Ban Nha gặp nhiều thách thức, song trong thách thức, vẫn thấy triển vọng tăng trưởng.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

3 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 9,81 tỷ SGD, tăng 27,32% so với cùng kỳ năm 2024.
Kinh tế Campuchia tăng trưởng, doanh nghiệp Việt đón thời cơ mới

Kinh tế Campuchia tăng trưởng, doanh nghiệp Việt đón thời cơ mới

Hợp tác kinh tế, thương mại hai nước Việt Nam - Campuchia vẫn còn nhiều dư địa phát triển, hướng tới thực hiện mục tiêu đạt 20 tỷ USD thương mại song phương.
Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ mời tham dự Triển lãm thực phẩm quốc tế World Food India 2025

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ mời tham dự Triển lãm thực phẩm quốc tế World Food India 2025

Triển lãm thực phẩm quốc tế World Food India 2025 diễn ra từ 25-28/9 tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam, Pragati Maidan, New Delhi, Ấn Độ.
Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp Ấn Độ tham gia kết nối thị trường

Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp Ấn Độ tham gia kết nối thị trường

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ mời doanh nghiệp Ấn Độ tham dự các chương trình xúc tiến thương mại, tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác tại thị trường Việt Nam.
Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Tham dự hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất để tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường và kết nối doanh nghiệp hai nước.
Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Mời tham dự Hội chợ ngành Thép Ấn Độ lần thứ 6 INDIA STEEL 2025

Mời tham dự Hội chợ ngành Thép Ấn Độ lần thứ 6 INDIA STEEL 2025

Hội chợ Thép Ấn Độ 2025 (INDIA STEEL) diễn ra từ 24-26/4 tại Mumbai, là sự kiện lớn do Bộ Thép Ấn Độ & FICCI tổ chức, quy tụ nhiều doanh nghiệp quốc tế.
Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines gặp áp lực cạnh tranh

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines gặp áp lực cạnh tranh

Philippines sẽ là quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới trong năm 2025. Đây là cơ hội rất lớn cho xuất khẩu gạo Việt Nam, song sức ép cũng vô cùng lớn.
Mobile VerionPhiên bản di động