Tính chuyện sửa Hiến pháp nếu bỏ chính quyền cấp huyện?

Một trong những vấn đề được giới truyền thông quan tâm tại buổi công bố lệnh của Chủ tịch nước về một số luật là bỏ chính quyền cấp huyện.
Đề xuất hoàn thiện pháp luật du lịch để bảo vệ người dân trước ‘bẫy’ hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ Thủ tướng: Tổ chức thực hiện pháp luật không để xảy ra vướng mắc, gây khó cho doanh nghiệp, người dân Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong bán hàng trực tiếp

Sẽ sửa Hiến pháp nếu bỏ chính quyền cấp huyện

Tại buổi họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức của Chính phủ; Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, tổ chức sáng 28/2, trả lời câu hỏi của các cơ quan truyền thông về việc có phải sửa Hiến pháp năm 2013 khi bỏ đơn vị hành chính cấp huyện, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội, bà Nguyễn Phương Thủy lý giải, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ban hành tại thời điểm này là vẫn đảm bảo phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013.

Theo đó, các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện tại đang duy trì theo 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Các quy định hiện nay trong Luật Tổ chức Chính quyền địa phương vẫn đang bám sát quy định của Hiến pháp năm 2013.

Tính chuyện sửa Hiến pháp nếu bỏ chính quyền cấp huyện?
Bà Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội. Ảnh: Thanh Tuấn

Kết luận 126 của Bộ Chính trị ngày 14/2/2025 đặt ra yêu cầu mới, nhiệm vụ mới của việc tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước. Đặc biệt với các địa phương, trong đó đưa ra yêu cầu tiếp tục nghiên cứu để bỏ cấp huyện - cấp hành chính trung gian. Khi triển khai, kết quả nghiên cứu này phải được chuẩn bị và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền.

“Nếu có chỉ đạo triển khai sắp xếp theo phương án bỏ cấp huyện, chắc chắn phải lưu ý đến việc sửa Hiến pháp vì điều 110 của Hiến pháp đang nói rất rõ về các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội nhấn mạnh.

Trong trường hợp cần phải sửa Hiến pháp thì quy trình sửa đổi Hiến pháp thực hiện theo điều 134 của Hiến pháp. Theo đó, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc của 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội thì Quốc hội sẽ xem xét xem có cần hay không cần phải sửa Hiến pháp. Nếu được 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội đồng ý thì sẽ tiếp tục chuyển sang giai đoạn nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội sẽ thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp để thực hiện công việc này.

Ủy ban sẽ thực hiện công tác nghiên cứu đưa ra dự thảo sửa đổi Hiến pháp lấy ý kiến nhân dân cả nước về nội dung sửa đổi. Sau đó sẽ báo cáo Quốc hội để thông qua các nội dung sửa đổi này.

“Cùng với việc sửa đổi Hiến pháp chắc chắn điều chỉnh lại các quy định trong Luật Tổ chức Chính quyền địa phương. Thứ nhất, liên quan đến các cấp hành chính, các cấp chính quyền. Thứ hai, điều chỉnh lại nhiệm vụ, quyền hạn các cấp chính quyền đang từ 3 cấp sang 2 cấp”, bà Nguyễn Phương Thủy cho hay.

Luật giảm 93 điều và bao hàm nhiều điểm mới

Thông tin tại họp báo, ông Vũ Chiến Thắng - Thứ trưởng Bộ Nội vụ - cho rằng, sau gần 10 năm thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, 4 năm thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019, sơ kết 3 năm thi hành các Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng cho thấy, nhìn chung tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp đã dần đi vào ổn định, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu quản lý, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ
Ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Ảnh: Thanh Tuấn

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, các quy định của Luật còn tồn tại những hạn chế, bất cập. Đáng kể, quy định về phân quyền, phân cấp, uỷ quyền tại Luật hiện hành còn chưa phù hợp với thực tiễn và chưa bảo đảm chặt chẽ để các luật chuyên ngành quy định thống nhất, đồng bộ.

Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, HĐND, UBND các cấp chưa có sự phân biệt rõ theo từng cấp (tỉnh, huyện, xã) và theo đặc điểm đô thị, nông thôn, hải đảo.

Cơ cấu tổ chức của HĐND các cấp còn chưa tinh gọn, hoạt động có nơi còn hình thức, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của cơ quan đại diện, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương; Tổ chức của UBND các cấp còn chưa tinh gọn, hoạt động còn nặng về sự điều hành của tập thể UBND mà chưa phát huy được thẩm quyền, trách nhiệm của Chủ tịch UBND.

Theo đó, việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2025 nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập nêu trên là cần thiết”, ông Vũ Chiến Thắng nhấn mạnh.

Cũng theo lãnh đạo Bộ Nội vụ, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2025 gồm 7 chương, 50 điều, giảm 1 chương và 93 điều so với các Luật cũ có nhiều điểm mới.

Đầu tiên, Luật quy định 1 chương về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, uỷ quyền giữa chính quyền địa phương các cấp với các điểm mới. Trong đó, nguyên tắc phân định thẩm quyền có những nội dung mới như: Xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả; bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan và giữa chính quyền địa phương các cấp; phù hợp khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ của chính quyền địa phương các cấp; cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp trên được bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn…

Về phân quyền, Luật quy định rõ phân quyền cho chính quyền địa phương các cấp phải được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội; chính quyền địa phương tự chủ trong việc ra quyết định, tổ chức thi hành và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền; cơ quan nhà nước cấp trên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát về tính hợp hiến, hợp pháp trong việc chính quyền địa phương các cấp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền. Tương tự, Luật cũng quy định cụ thể về phân, uỷ quyền...

Về nhiệm vụ của HĐND, UBND, ông Vũ Chiến Thắng nêu rõ, thực hiện nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm” và tránh quy định chồng chéo, trùng lặp nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp chính quyền địa phương và giữa các cơ quan của chính quyền địa phương, dự thảo Luật quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND ở mỗi đơn vị hành chính theo hướng: Phân định nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp chính quyền địa phương và giữa HĐND và UBND cùng cấp; phân định nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể UBND và cá nhân Chủ tịch UBND nơi tổ chức cấp chính quyền địa phương theo hướng tăng nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm cho cá nhân Chủ tịch UBND.

Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các Luật được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9.
Toàn cảnh họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các Luật được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9. Ảnh: Thanh Tuấn

Quy định nhiệm vụ, quyền hạn theo hướng khái quát, tập trung vào các lĩnh vực về tài chính ngân sách, tổ chức bộ máy, biên chế, hoạt động kiểm tra, giám sát... bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc phân định thẩm quyền tại Điều 11 của Luật và bảo đảm tính ổn định lâu dài của luật.

Về tổ chức và hoạt động của HĐND, so với Luật năm 2015, Luật đã quy định theo hướng: Giữ nguyên nội dung về cơ cấu tổ chức của HĐND nhưng gộp chung 1 điều (Luật năm 2015 đưa vào từng điều riêng của từng loại hình đơn vị hành chính; quy định khái quát hoạt động của HĐND, thường trực HĐND, nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND (các nội dung chi tiết về triệu tập, chủ trì phiên họp, khách mời, tài liệu, cung cấp thông tin về kỳ họp HĐND, tổ chức và hoạt động của các ban, tổ đại biểu HĐND,… sẽ hướng dẫn tại Quy chế hoạt động mẫu); (3) sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật.

Ngoài ra, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2025 cũng đưa ra những định hướng mới về tổ chức và hoạt động của UBND; tổ chức đơn vị hành chính, thành lập, giải thể, nhập chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Bộ Nội vụ, trong bối cảnh hệ thống pháp luật đang tồn tại nhiều vướng mắc, không bảo đảm tính thống nhất với các nguyên tắc về tại Luật này, Luật đã quy định về điều khoản chuyển tiếp theo hướng: Đối với các luật chuyên ngành chưa phù hợp với các nguyên tắc phân định thẩm quyền, phân cấp, uỷ quyền tại Luật này, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, phải tiến hành rà soát và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Để kịp thời đẩy mạnh phân quyền, phân cấp cho chính quyền địa phương trong một số lĩnh vực ưu tiên, cấp bách, giao Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền phân định lại nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương và điều chỉnh các quy định khác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương để thống nhất áp dụng trong thời gian chưa sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và định kỳ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trường hợp liên quan đến luật, nghị quyết của Quốc hội thì báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Ngày 19/2/2025, Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương với 458/459 đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, chiếm 96,03% tổng số đại biểu Quốc hội. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025.

Thanh Tuấn - Việt Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch nước

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng làm việc với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng làm việc với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Bộ Ngoại giao thông tin trước việc Hoa Kỳ áp thuế 46% với Việt Nam

Bộ Ngoại giao thông tin trước việc Hoa Kỳ áp thuế 46% với Việt Nam

Việt Nam sẽ tổ chức Quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone

Việt Nam sẽ tổ chức Quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone

Báo Công Thương tiếp cận báo cáo kiểm toán vụ Phạm Thoại

Báo Công Thương tiếp cận báo cáo kiểm toán vụ Phạm Thoại

Armenia coi Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu ở khu vực

Armenia coi Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu ở khu vực

Thủ tướng: Sẽ có cơ chế đặc biệt cho trung tâm tài chính quốc tế

Thủ tướng: Sẽ có cơ chế đặc biệt cho trung tâm tài chính quốc tế

Việt Nam - Nhật Bản mở rộng hợp tác kinh tế, năng lượng

Việt Nam - Nhật Bản mở rộng hợp tác kinh tế, năng lượng

Từ bài viết của Tổng Bí thư về hội nhập nghĩ về nội lực Việt Nam

Từ bài viết của Tổng Bí thư về hội nhập nghĩ về nội lực Việt Nam

Thành lập tổ phản ứng nhanh chính sách thuế mới của Mỹ

Thành lập tổ phản ứng nhanh chính sách thuế mới của Mỹ

Thương vụ Hoa Kỳ: Chủ động tìm hiểu thông tin chính sách thuế mới, tham mưu kịp thời

Thương vụ Hoa Kỳ: Chủ động tìm hiểu thông tin chính sách thuế mới, tham mưu kịp thời

Hơn 2.000 kiến nghị cử tri gửi Quốc hội: Giải quyết đến đâu?

Hơn 2.000 kiến nghị cử tri gửi Quốc hội: Giải quyết đến đâu?

Thủ tướng Chính phủ họp với các bộ, ngành về mức thuế của Hoa Kỳ với hàng hoá Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ họp với các bộ, ngành về mức thuế của Hoa Kỳ với hàng hoá Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng thống Trump áp thuế 10% với toàn bộ hàng nhập khẩu, Việt Nam chịu mức 46%

Tổng thống Trump áp thuế 10% với toàn bộ hàng nhập khẩu, Việt Nam chịu mức 46%

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh

Nhà vua Bỉ dự khai trương Tổ hợp văn phòng Dịch vụ Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong

Nhà vua Bỉ dự khai trương Tổ hợp văn phòng Dịch vụ Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong

Tổng Bí thư đề nghị Liên bang Nga tăng cường hợp tác công nghệ, năng lượng, điện hạt nhân với Việt Nam

Tổng Bí thư đề nghị Liên bang Nga tăng cường hợp tác công nghệ, năng lượng, điện hạt nhân với Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm nói gì về vai trò, trách nhiệm của cán bộ xã khi bỏ cấp huyện?

Tổng Bí thư Tô Lâm nói gì về vai trò, trách nhiệm của cán bộ xã khi bỏ cấp huyện?

Thủ tướng: Cần mạnh dạn giao việc khó cho kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Cần mạnh dạn giao việc khó cho kinh tế tư nhân