Tín dụng chính sách tại Lào Cai: Giúp dân thôn, bản khó khăn… bớt khó khăn

Trong chuyến công tác lên với các huyện miền núi, biên giới của tỉnh Lào Cai, có dịp ghé thăm các hộ dân mới thấy phong trào làm kinh tế gia đình của bà con dân tộc thiểu số đã có nhiều chuyển biến, đặc biệt là chăn nuôi gia súc. “Bà đỡ” quan trọng cho “dự án kinh tế” của các gia đình chính là nguồn vốn tín dụng chính sách. Có thể nói tín dụng chính sách đã, đang là kênh quan trọng giúp người dân thoát nghèo…

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách đã thực sự tác động tích cực đến đời sống người dân, đặc biệt là người nghèo, bà con dân tộc thiểu số ở những thôn bản vùng sâu, vùng xa, góp phần quan trọng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững… Thông tin đến phóng viên, bà Nguyễn Thị Thu – Trưởng phòng Kế hoạch Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Lào Cai cho biết: Ngay sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 40-CT/TW (ngày 22/11/2014) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, trên cơ sở những quan điểm, định hướng chỉ đạo nhất quán của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo bố trí 100% chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện. Đồng thời, chỉ đạo chính quyền các cấp thường xuyên rà soát, bình xét dân chủ, công bằng, tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Với thủ tục đơn giản, không phải thế chấp, lãi suất ưu đãi, nhận tiền vay, trả nợ lãi ngay tại điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn đã giúp người dân từng bước tiếp cận được các chương trình tín dụng chính thức. Hàng năm, bên cạnh việc tranh thủ tối đa nguồn vốn các chương trình tín dụng chính sách từ Trung ương chuyển về, UBND tỉnh đã chỉ đạo bố trí ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, nguồn vốn cho vay được tăng lên hàng năm…

3416-tr-89-ok

Từ 2 chương trình tín dụng nhận bàn giao (chương trình hộ nghèo và giải quyết việc làm), đến nay tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã và đang triển khai thực hiện 20 chương trình tín dụng chính sách. Tổng dư nợ đến 31/12/2019 đạt 2.898.212 triệu đồng với 68.595 khách hàng. Dư nợ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ đạt 813.134 triệu đồng với trên 17.520 khách hàng đang dư nợ...

Nhìn vào các chương trình tín dụng chính sách đang triển khai đều hướng đến người nghèo và thôn, bản đặc biệt khó khăn, như: Chương trình tín dụng hộ nghèo; chương trình tín dụng hộ cận nghèo; chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình tín dụng đối với vùng khó khăn; các chương trình tín dụng chính sách xã hội dành riêng cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số…

3418-tr-89
Vốn tín dụng chính sách giúp bà con phát triển chăn nuôi, tạo thu nhập ổn định

Có thể nói, triển khai các chương trình tín dụng chính sách đang có tác động rất tích cực đến đời sống người dân, đặc biệt là bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Như tại một số xã, thôn, bản ở khu vực huyện Bắc Hà, huyện biên giới Si Ma Cai. đến thăm nhiều hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số người Nùng, Thu Lao, người Mông… thấy hầu hết các hộ đều phát triển kinh tế gia đình bằng việc chăn nuôi vài ba con trâu, bò. Chăn nuôi trâu bò đã mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân. Anh Lèng Văn Nen người dân tại xã Bản Mế (Si Ma Cai) chia sẻ: Trước đây, anh thường đi làm thuê, thu nhập không ổn định. Cách đây 3 năm, từ khi vay nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội số tiền 30 triệu đồng mua 2 con trâu về nuôi, sau hơn một năm anh đã bán được 70 triệu và lại mua trâu nhỏ nữa về nuôi vỗ béo để bán… Đến nay, gia đình đã có 5 con trâu, tính với giá bán hiện tại thì gia đình đã có một tài sản lớn!.

Tín dụng chính sách đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Cùng với chính sách tổng thể thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước để cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện tại các vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trên địa bàn tỉnh Lào Cai, vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn, trong đó, tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới...

N.Quang - P.Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tín dụng

Tin mới nhất

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái nhằm răn dạy con người biết sống có tình có nghĩa, biết ơn những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn, hoạn nạn.
Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Chiều 25/3, tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Gần gũi với thiên nhiên, trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor luôn thể hiện nét duyên, kín đáo nhưng lại quyến rũ lạ thường.
Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Sự kết hợp hoàn hảo giữa váy, áo, khăn, thắt lưng… đã tạo nét duyên dáng trong trang phục của phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc.
Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Lào Cai dự kiến sắp xếp, bố trí ổn định cho 613 hộ dân cư với kinh phí hơn 103 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 sẽ diễn ra từ ngày 18/4/2024 đến ngày 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Hà Nội.
Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar lan tỏa bản sắc đặc trưng của văn hóa Chăm như: Âm nhạc, vũ điệu, trang phục, ẩm thực, văn khấn và những lời chúc tụng đầy tình cảm…
Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Bằng đôi tay khéo léo, sự cần cù, óc sáng tạo những phụ nữ dân tộc S’tiêng đã dệt nên những sản phẩm thổ cẩm tinh xảo, độc đáo với nét văn hóa đặc trưng.
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Lễ mừng cơm mới là một lễ hội lớn, được coi là Tết cổ truyền của người S’tiêng, thể hiện lòng tôn kính thần lúa đã đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào.
Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Sau nhiều nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều khởi sắc đáng ghi nhận.
Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Lấy màu đỏ, đen làm chủ đạo, sắc màu tượng trưng cho âm dương, sự giao hòa với thiên nhiên, tạo nên sự hài hòa trang phục truyền thống dân tộc Bru - Vân Kiều.
Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố cho rằng, thời gian qua, cộng đồng Hồi giáo thành phố đã có đóng góp lớn vào sự phát triển chung của TP. Hồ Chí Minh.
Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Những năm qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đến xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị.
Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Năm 2024 Đồng Nai dành 571 tỷ đồng triển khai 10 dự án hỗ trợ phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình tại buổi làm việc với huyện A Lưới.
Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai thể hiện nét ứng xử rất văn hoá của dân tộc Tày, là tâm tư, nguyện vọng của đồng bào cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Du khách và đồng bào được trài nghiệm Lễ hội trỉa lúa của dân tộc Bru - Vân Kiều ngay tại Thủ đô Hà Nội nhân Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”.
Lai Châu: Đặc sắc Lễ hội Xòe chiêng Bản Bo

Lai Châu: Đặc sắc Lễ hội Xòe chiêng Bản Bo

Tại xã Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã diễn ra Lễ hội Xòe chiêng chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc xã Bản Bo”
Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề dệt của người Thu Lao, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ Then Kin Pang: Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và diễn xuất

Lễ Then Kin Pang: Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và diễn xuất

Lễ Then Kin Pang là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xuất... thể hiện rõ nhất bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, tỉnh Lai Châu.
Yên Bái: Sôi động Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu năm 2024

Yên Bái: Sôi động Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu năm 2024

Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu (Yên Bái) là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Mông...
Khám phá trang phục truyền thống của người Ca Dong

Khám phá trang phục truyền thống của người Ca Dong

Trang phục truyền thống của người Ca Dong có giá trị sáng tạo, văn hóa, thẩm mỹ là sự kết tinh trong môi trường tự nhiên và đúc kết từ đời sống hàng ngày
Lào Cai: Độc lạ kéo co người Tày

Lào Cai: Độc lạ kéo co người Tày

Sự độc lạ của kéo co của đồng bào dân tộc Tày, tỉnh Lào Cai không không phải nam kéo với nam, nữ kéo với nữ mà ở đây nữ đấu với nam.
Cúng máng nước, sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong

Cúng máng nước, sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong

Cúng máng nước là lễ hội quan trọng bậc nhất để cầu mong thần rừng, thần nước phù hộ, đồng thời thể hiện sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong.
Thương nhớ Nậm Kéng

Thương nhớ Nậm Kéng

Ngược dốc quanh co chúng tôi tới Nậm Kéng vào cuối ngày, những mái nhà nhỏ bé của đồng bào dân tộc Xa Phó hiện rõ dưới ánh nắng hiếm hoi của mùa đông Tây Bắc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động