Tiểu thương chợ 365 (quận Hà Đông): Vì đâu nên nỗi “tiền mất, nợ mang”?

Nhiều tiểu thương kinh doanh tại chợ 365, Hà Đông (diện tích nằm trong khuôn viên dự kiến xây dựng công viên) cho rằng bản thân bị doanh nghiệp cho thuê đất lừa

Bộ trưởng bất ngờ khi đường sắt Cát Linh - Hà Đông báo lãi 100 tỷ đồng
Luxhaus khai trương Brandshop FPT Smarthome Hà Đông

Những lùm xùm trong công tác quản lý nhà nước tại khu đất dự kiến xây dựng công viên thể thao cây xanh quận Hà Đông chưa lắng xuống thì nay lại thêm phức tạp khi nhiều tiểu thương kinh doanh tại chợ 365 (diện tích nằm trong khuôn viên dự kiến xây dựng công viên) cho rằng bản thân bị doanh nghiệp cho thuê đất lừa.

khu-vuc-cho-365-quan-ha-do.jpg
Khu vực chợ 365 (quận Hà Đông) hiện đã được rào tôn kín, không được phép hoạt động

Không ít tiểu thương băn khoăn, sự thiếu giám sát trong thực hiện hợp đồng cho thuê đất của cấp chính quyền địa phương cũng đẩy thêm họ vào cảnh “tiền mất, nợ mang”...

“Trắng tay” vì chợ tạm

Theo một số hộ kinh doanh tại chợ 365, cuối năm 2016, tại khu đất dự kiến xây dựng công viên thể thao cây xanh quận Hà Đông (thuộc phường Hà Trì và Kiến Hưng, quận Hà Đông) treo nhiều quảng cáo sẽ xây dựng chợ 365 với quy mô “hoành tráng” cùng bản vẽ quy hoạch chợ với hàng trăm gian hàng. Thấy có những cơ hội tốt, nhiều người đã đổ tiền vào thuê ki ốt, nộp tiền xây dựng cơ sở hạ tầng cho Ban Quản lý chợ 365 (thuộc Công ty cổ phần Xây dựng Đức Thịnh) từ 15 triệu đồng đến 100 triệu đồng/ki ốt.

Năm 2017, sau một thời gian ngắn hoạt động, lực lượng chức năng quận Hà Đông vận động tiểu thương không kinh doanh do đây không phải là chợ. Điều lạ là, ngay cả khi cổng dãy ki ốt C và D bị lực lượng chức năng xây tường bịt nhưng chợ vẫn hoạt động nên nhiều người tin tưởng, tiếp tục đầu tư.

Tháng 10/2022, sau khi xảy ra vụ cháy kho sơn trong khuôn viên khu đất dự kiến xây dựng công viên, mọi hoạt động kinh doanh tại đây đã phải ngừng lại. Trong khi trước đó, các cửa hàng cũng phải đóng cửa vì dịch Covid-19 nên nhiều người gần như “trắng tay” sau đầu tư.

Chị Đặng Thị Tuyết Mai (xã Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ) thuê 2 ki ốt của Ban Quản lý chợ 365 với số tiền 30 triệu đồng. Tuy nhiên, có những thời điểm lực lượng chức năng đã rào khu vực kinh doanh, không cho buôn bán; sau đó, Ban Quản lý chợ đã dỡ bỏ để cho tiểu thương hoạt động, nhưng không lâu sau, ki ốt tiếp tục bị chính quyền sở tại rào lại… Cứ như vậy, cộng với ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nên chị Mai gần như không thể kinh doanh, số tiền bỏ ra thuê mặt bằng gần như mất trắng.

Trước những lộn xộn này, cuối năm 2022, tiểu thương đã gửi đơn đến các cấp chính quyền quận Hà Đông, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng...

Cần rạch ròi trách nhiệm

Về những vấn đề nêu trên, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hà Đông Phạm Thị Phương Thảo thông tin, năm 2015, sau khi được UBND Thành phố Hà Nội chấp thuận cho tạm khai thác khu đất quy hoạch xây dựng công viên vui chơi giải trí quận Hà Đông, Trung tâm Phát triển quỹ đất quận đã ký hợp đồng cho thuê đất với 12 doanh nghiệp, trong đó có Công ty cổ phần Xây dựng Đức Thịnh (Công ty Đức Thịnh) để làm chợ sinh vật cảnh, tiểu thủ công nghiệp...

Do nảy sinh nhiều vấn đề, tháng 6/2021, UBND thành phố yêu cầu quận Hà Đông dừng khai thác, dừng cho thuê mặt bằng nên Trung tâm Phát triển quỹ đất quận đã đề nghị các đơn vị di dời tài sản, bàn giao lại mặt bằng. Từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022, trung tâm nhiều lần vận động doanh nghiệp, tiểu thương thực hiện yêu cầu của thành phố... Song, do 11/12 doanh nghiệp không bàn giao mặt bằng nên tháng 10/2022, trung tâm đơn phương chấm dứt hợp đồng với các doanh nghiệp.

“Việc chợ phải dừng hoạt động đã được tuyên truyền công khai nên không có chuyện tiểu thương không biết. Mặt khác, phạm vi quản lý của Trung tâm Phát triển quỹ đất quận chỉ là hợp đồng giữa trung tâm với Công ty Đức Thịnh, chúng tôi không ký với tiểu thương hay Ban Quản lý chợ 365” - bà Phạm Thị Phương Thảo nhấn mạnh thêm.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Thành - Trưởng ban Quản lý chợ 365 khẳng định không có chuyện Ban Quản lý chợ lừa tiểu thương bởi ai muốn thuê ki ốt phải có 2 đơn gồm: Đơn xin thuê ki ốt và đơn xin tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng. Thời hạn thuê cũng quy định tương tự hợp đồng Công ty Đức Thịnh đã ký với Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hà Đông...

Ở đây, cần xem xét thấu đáo về thời hạn hợp đồng. Theo ông Nguyễn Đức Thành, hợp đồng ký giữa Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hà Đông với Công ty Đức Thịnh có điều khoản: Hợp đồng sẽ chấm dứt trong trường hợp “chính thức triển khai xây dựng công viên”. Trong khi đó, hợp đồng giữa Ban Quản lý chợ 365 ký với tiểu thương lại ghi: Hợp đồng có giá trị trong 60 tháng; sau thời gian hết hạn hợp đồng..., nếu bên B có nhu cầu thuê tiếp thì được bên A ưu tiên gia hạn thời gian của hợp đồng...

Như vậy, liệu đây có phải là điều khoản làm nhiều người lầm tưởng chợ sẽ được kinh doanh lâu dài, khiến việc mua đi, bán lại ki ốt có thời điểm bị đẩy lên cao trào với hàng trăm triệu đồng/ki ốt? Mặt khác, cũng cần xem xét trách nhiệm của cơ quan chức năng trong việc để chợ xây dựng rầm rộ, hoạt động “tái đi, tái lại” ngay cả khi đã có yêu cầu dừng hoạt động?

Hiện nay, nội dung đơn tố cáo Ban Quản lý chợ 365 đã được Công an quận Hà Đông hướng dẫn tiểu thương gửi đến Trung tâm Phát triển quỹ đất quận để được giải quyết. Đề nghị UBND quận Hà Đông khẩn trương vào cuộc, tránh để vụ việc càng phức tạp bởi sự chậm trễ trong xác định trách nhiệm giữa các bên.

hanoimoi.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thành phố Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Người già khốn khổ vì mua kỳ nghỉ Ravi

Người già khốn khổ vì mua kỳ nghỉ Ravi

Công ty Ravi gọi điện mời hội thảo, cử người đón tận nhà, bố trí nhân viên bủa vây tư vấn nhiều giờ, khiến người già mệt mỏi, ký hợp đồng 220 triệu đồng.
Lộn xộn quảng cáo thực phẩm trên Thế giới sữa - Thegioisua.com

Lộn xộn quảng cáo thực phẩm trên Thế giới sữa - Thegioisua.com

Giới thiệu là hệ thống sữa nhập khẩu lớn nhất Việt Nam, fanpage Thế giới sữa – Thegioisua.com có nhiều quảng cáo thực phẩm gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
Hanayuki Shampoo bị thu hồi: Đoàn Di Băng nói

Hanayuki Shampoo bị thu hồi: Đoàn Di Băng nói 'không ảnh hưởng đến chất lượng'

Dầu gội Hanayuki Shampoo do Đoàn Di Băng quảng bá bị buộc thu hồi, tiêu hủy vì vi kém chất lượng nhưng cô khẳng định lỗi này không ảnh hưởng chất lượng.
Dầu gội Hanayuki Shampoo của Đoàn Di Băng bị thu hồi, tiêu huỷ

Dầu gội Hanayuki Shampoo của Đoàn Di Băng bị thu hồi, tiêu huỷ

Hanayuki Shampoo được Đoàn Di Băng quảng bá là dầu gội từ thảo dược buộc phải đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Cách quản lý, kinh doanh ‘lạ’ tại khu du lịch biển Bãi Đông

Cách quản lý, kinh doanh ‘lạ’ tại khu du lịch biển Bãi Đông

Biển Bãi Đông với vẻ đẹp hoang sơ, trở thành điểm check-in hút khách gần đây… Tuy nhiên, cách quản lý, kinh doanh tại bãi biển này có nhiều bất cập.

Tin cùng chuyên mục

Quản lý thị trường sẽ kiểm tra ô tô

Quản lý thị trường sẽ kiểm tra ô tô 'Phụ kiện MAX' bán hàng trôi nổi

Sau phản ánh của Báo Công Thương, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, sẽ kiểm tra việc bán hàng trên các xe ô tô gắn nhãn “Phụ kiện MAX”.
Cafe Mai nói gì về phản ánh ‘mắng mỏ’ khách hàng?

Cafe Mai nói gì về phản ánh ‘mắng mỏ’ khách hàng?

Người tiêu dùng phản ánh chủ cửa hàng Cafe Mai (52 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội) dọa nạt, mắng mỏ khi khách hàng ý kiến về sản phẩm.
Nhà xưởng quy mô lớn trên đất cây xanh KCN Thạch Thất - Quốc Oai

Nhà xưởng quy mô lớn trên đất cây xanh KCN Thạch Thất - Quốc Oai

Hàng nghìn m2 đất được quy hoạch trồng cây xanh tại Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai (Hà Nội) bị sử dụng sai mục đích, xây dựng nhà xưởng trái phép.
Phụ kiện MAX: Dùng xe hết đăng kiểm bán hàng trôi nổi

Phụ kiện MAX: Dùng xe hết đăng kiểm bán hàng trôi nổi

Dưới 'mác' xe lưu động, hàng loạt ô tô bán phụ kiện có tên 'Phụ kiện MAX' dừng đỗ sai quy định, nguồn gốc hàng hóa mập mờ, đăng kiểm xe có dấu hiệu bất thường.
Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 1: Những

Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 1: Những 'ông vua', 'bà chúa' không ngai trên mạng

Dưới danh nghĩa “trải nghiệm cá nhân”, nhiều người nổi tiếng như “ông vua”, “bà chúa” trên mạng xã hội, tự cho mình quyền xét xử thị trường thay pháp luật.
Loạn quảng cáo lố của loạt trang ‘lang y online’ Nguyễn Bá Nho

Loạn quảng cáo lố của loạt trang ‘lang y online’ Nguyễn Bá Nho

Trên nhiều trang web, mạng xã hội có hình ảnh ông lang Nguyễn Bá Nho đang quảng cáo bất chấp, thách thức pháp luật và coi thường sức khỏe cộng đồng.
Sau vụ sữa giả: Cơ quan chức năng siết chặt hoạt động

Sau vụ sữa giả: Cơ quan chức năng siết chặt hoạt động

Sau vụ việc sữa giả gây rúng động, cơ quan chức năng đồng loạt siết chặt kiểm tra, xử lý sai phạm trong quảng cáo thực phẩm, đặc biệt trên nền tảng số.
Choáng với quảng cáo King Fucoidan & Agaricus điều trị 33 loại ung thư

Choáng với quảng cáo King Fucoidan & Agaricus điều trị 33 loại ung thư

King Fucoidan & Agaricus là thực phẩm, song được được nhiều người giới thiệu là bác sĩ, dược sĩ và một số trang web quảng cáo như thuốc chữa 33 loại ung thư.
Sau vụ sữa giả: Zentrum đóng website, âm thầm gỡ bỏ video quảng cáo

Sau vụ sữa giả: Zentrum đóng website, âm thầm gỡ bỏ video quảng cáo

Sau bê bối sữa giả, nhiều sản phẩm từng được quảng cáo rầm rộ đã âm thầm rút khỏi thị trường, khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang và nghi ngại.
Thanh Hương quảng cáo

Thanh Hương quảng cáo 'thần thánh hóa' men sống Bạch Mai Pro

Diễn viên Thanh Hương quảng cáo sản phẩm Men sống Bạch Mai Pro với nội dung thổi phồng công dụng như thuốc, vượt xa bản chất thực phẩm chức năng.
Đoàn Di Băng quảng cáo, giới thiệu mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh

Đoàn Di Băng quảng cáo, giới thiệu mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh

Một số mỹ phẩm có nhãn hiệu Hanayuki bà Đoàn Di Băng đại diện được quảng cáo, giới thiệu công dụng quá mức, khiến người dùng hiểu nhầm là thuốc điều trị bệnh.
Đoàn Di Băng bị tố

Đoàn Di Băng bị tố 'thổi phồng' công dụng dung dịch vệ sinh Hanayuki

Bạn đọc phản ánh tới Báo Công Thương, bà Đoàn Di Băng quảng cáo dung dịch vệ sinh nhãn hiệu Hanayuki sai sự thật, thổi phồng công dụng, thậm chí phản khoa học.
PQA Nhuận Tràng: Thực phẩm chức năng đội lốt bài thuốc

PQA Nhuận Tràng: Thực phẩm chức năng đội lốt bài thuốc

Quảng cáo sản phẩm PQA Nhuận Tràng như một bài thuốc, website www.dsthuphuongpqa.vn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, như cảnh báo của Cục An toàn thực phẩm.
Loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu

Loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu

Hàng loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu, móc nối “cò”, bán tem kiểm định, ép sửa xe, từ chối hồ sơ miễn kiểm… khiến người dân bức xúc.
Báo Công Thương liên tiếp nhận được phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo sản phẩm sai sự thật

Báo Công Thương liên tiếp nhận được phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo sản phẩm sai sự thật

Nhiều bạn đọc liên tiếp phản ánh đến Báo Công Thương việc Tiktoker Võ Hà Linh và người có sức ảnh hưởng khác quảng bá hàng hóa sai sự thật.
Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Hộp thư nhận được phản ánh về việc TikToker Võ Hà Linh quảng cáo lố thu lợi rồi sửa và ẩn; bán sản phẩm cai thuốc lá trái phép
Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?

Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?

Bạn đọc băn khoăn việc tra cứu thông tin về các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu? Cục An toàn thực phẩm đã có hướng dẫn và cảnh báo cụ thể.
Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm

Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm

Công tác tiền kiểm đối với hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần được quy định chặt chẽ hơn và được phân công cho một cơ quan chịu trách nhiệm thống nhất.
Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?

Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?

Nhiều sinh viên nghèo ở ký túc xá Mỹ Đình, TP. Hà Nội bức xúc vì phải đóng tiền sử dụng điều hòa dưới hình thức “tự nguyện” nhưng dường như... không có lựa chọn
Kháng cáo xin án treo dây chuyền vụ

Kháng cáo xin án treo dây chuyền vụ 'Bà Nhàn trị nám': Liệu có quá nhẹ tay?

Sau bản án sơ thẩm, nhiều bị cáo trong vụ “Bà Nhàn trị nám” đồng loạt kháng cáo xin giảm nhẹ và hưởng án treo, đặt ra lo ngại về tính răn đe của pháp luật.
Mobile VerionPhiên bản di động