Tiêu thụ sản phẩm rau quả cho nông dân: Cần những biện pháp căn cơ

Tham gia cùng trả lời chất vấn với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về những vấn đề liên quan đến hệ thống phân phối, các biện pháp kiểm soát hoạt động nhập khẩu nông sản, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định, theo thống kê, năm 2010 VN xuất khoảng 76 triệu đô la hàng rau quả và nhập khoảng 60 triệu đô la, như vậy, phần rau quả vẫn xuất siêu.

CôngThương - Gần đây, chúng ta đã xuất và nhập rau quả 2 chiều, chủ yếu với Trung Quốc, việc nhập khẩu này cũng có 2 mặt. Vào thời điểm giáp hạt, ảnh hưởng từ thiên tai, sản xuất rau quả trong nước bị hạn chế, việc nhập khẩu sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhưng nếu chúng ta kiểm soát nhập khẩu không tốt, nó có thể ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.

Từ năm 2007, VN gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Theo cam kết với WTO, có 4 mặt hàng nông sản áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu, đó là muối, đường ăn, trứng gia cầm các loại và thuốc lá nguyên liệu. Các sản phẩm nông sản khác được phép nhập khẩu không hạn chế nhưng có thể kiểm soát thông qua các biện pháp kỹ thuật.

Chúng ta một mặt tiếp tục thực hiện tốt các cam kết quốc tế, mặt khác, xây dựng các hàng rào kỹ thuật. Nhưng việc xây dựng các rào cản kỹ thuật cần tính đến yếu tố tiêu chuẩn kỹ thuật. Theo quy định, những tiêu chuẩn kỹ thuật phải được áp dụng cho cả sản xuất trong nước và hàng hóa nước ngoài nhập vào VN. Vì vậy, Bộ NN&PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ rất cẩn trọng trong việc đưa ra các biện pháp kỹ thuật. Song có thể giải quyết vấn đề này dễ hơn bằng các biện pháp hành chính, ví dụ yêu cầu chứng minh xuất xứ của hàng hóa.

Về tiêu thụ sản phẩm nông sản và hệ thống phân phối

Thứ nhất, việc xây dựng hệ thống phân phối trong nước được Chính phủ hết sức quan tâm, nhất là đối với 11 nhóm mặt hàng thiết yếu. Nhưng trong 11 nhóm hàng đó, riêng hàng nông sản đã có đến 5 mặt hàng, gồm: Gạo, muối, đường ăn, thức ăn gia súc và phân bón. Trong 5 mặt hàng trên, mức độ thiết lập hệ thống phân phối lại rất khác nhau, nên việc tiêu thụ sản phẩm cho nông dân cũng khác nhau. Thực tế, gạo làm tương đối tốt, nhất là sau khi có Nghị định 189 về kinh doanh xuất khẩu gạo. Việc tiêu thụ gạo cho nông dân thông qua hệ thống phân phối được Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam thực hiện rất tốt.

Thứ hai, đối với mặt hàng muối, Tổng công ty Muối thuộc Tổng công ty Lương thực miền Bắc đã đảm nhận nhiệm vụ sản xuất và làm đầu mối tiêu thụ cho nông dân. Thời gian qua, nhất là năm 2010, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT giao Tổng công ty Muối thu mua khoảng 200.000 tấn muối cho nông dân, trong khi lượng muối tồn kho lớn.

Thứ ba, hệ thống phân phối phân bón ở Trung ương tương đối tốt. Hệ thống phân phối của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - sản xuất phân đạm và Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam - sản xuất phân đạm và phân NPK các loại đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước. Nhưng ở các địa phương, hệ thống phân phối sản phẩm phân bón còn hạn chế, dẫn đến tình trạng một số loại phân bón chất lượng không đảm bảo, thậm chí có hàng giả. Đây là khâu cần tiếp tục được quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa Bộ NN&PTNT với Bộ Công Thương.

Thứ tư, về thức ăn gia súc thì đúng như các đại biểu đã phản ánh. Hiện nay, thị phần thức ăn gia súc ở trong nước chủ yếu do DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh, như: Cargill của Hoa Kỳ... Vì vậy, cần khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, cần có quy hoạch cụ thể và những biện pháp dài hạn để tăng cường đầu tư trong nước, nhất là đầu tư cho vùng nguyên liệu, ví dụ ngô, đậu tương... Trường hợp các DN kể cả DN có vốn đầu tư nước ngoài, có dấu hiệu vi phạm vấn đề thị phần, thị trường thức ăn gia súc, sẽ chấn chỉnh và xử lý các sai phạm theo các quy định của pháp luật.

Yếu nhất trong phân phối là tiêu thụ sản phẩm rau quả cho nông dân. Chúng ta thiếu những biện pháp căn cơ. Đây là vấn đề lớn mà tới đây, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và các địa phương phải phối hợp chặt chẽ để giải quyết. Hiện, Bộ Công Thương đã và đang triển khai các biện pháp sau:

Một là, để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, gần đây, Bộ Công Thương đã vận động 4 doanh nghiệp thương mại lớn nhất của cả nước là: Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Sài Gòn Co.op, Tổng công ty Thương mại Hà Nội và Tổng công ty Phú Thái cùng ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, chủ yếu là rau quả cho nông dân.

Hai là, Bộ Công Thương đã có chương trình làm việc với một số nhà phân phối và tiêu thụ lớn như Metro, BigC... để có những chương trình ký kết hợp đồng và tiêu thụ sản phẩm của nông dân.

Ba là, Bộ Công Thương đã cùng với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thí điểm sử dụng hệ thống hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tham gia vào chương trình tiêu thụ sản phẩm, góp phần đưa hàng về nông thôn.

Bốn là, chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại, trong đó có các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản cho nông dân, cái này có liên quan đến phần kinh phí, chúng tôi sẽ bàn với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và đầu tư. Trong kế hoạch hàng năm đều có phần ghi cho các địa phương để xây dựng một số chợ đầu mối.

Về những biện pháp tăng cường xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp

Thứ nhất, tăng cường ký kết các Hiệp định Mậu dịch tự do để có thể khai thác lợi thế do các hiệp định này mang lại. Vừa qua, chúng ta ký với Nhật Bản, Trung Quốc, xuất khẩu nông sản tăng lên rất nhiều.

Thứ hai, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm các thị trường mới. Đây là công việc được các ngành quan tâm, nếu chúng ta tiếp tục làm tốt công tác xúc tiến thương mại sẽ thúc đẩy xuất khẩu nông sản.

Thứ ba, tăng cường các biện pháp đấu tranh chống bán phá giá, chống phân biệt đối xử với hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài. Hoạt động này đã được Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ NN&PTNT triển khai.

Thứ tư, hỗ trợ nông dân trong khuôn khổ cam kết thương mại thế giới. Chúng ta được phép hỗ trợ đến 10% tổng thu nhập về nông nghiệp hàng năm cho nông dân.

Thứ năm, vấn đề đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo chi phí đầu vào không quá cao - Việc này đã được thực hiện qua chương trình bình ổn giá. Thời gian qua, Chính phủ đã yêu cầu các DN nhà nước và một số hiệp hội ngành nghề thực hiện việc không tăng giá bán, đảm bảo không ảnh hưởng nhiều đến chi phí sản xuất của nông dân. Ví dụ như: Phân đạm, sắt, thép... Các DN và các hiệp hội đã thực hiện tương đối tốt.

Thứ sáu, về nghiên cứu thị trường, chúng tôi đã phối hợp với Bộ NN&PTNT và các địa phương nghiên cứu kỹ các thị trường bên ngoài, làm sao để trong thời điểm thích hợp, xuất khẩu hàng hóa với giá có lợi nhất cho người nông dân. Câu chuyện về gạo là thành công lớn về sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành. Năm 2011 là năm chúng ta xuất khẩu gạo được cả về lượng và giá, đảm bảo an ninh lương thực trong nước.

Thứ bảy, đối với thị phần thức ăn chăn nuôi. Chúng ta có lợi thế trong sản xuất thức ăn chăn nuôi nhưng những vấn đề này liên quan đến quy hoạch, đến chủ trương kêu gọi đầu tư và các chính sách. Vì vậy, cần sớm có biện pháp giải quyết những vấn đề này, tạo điều kiện cho DN trong nước tham gia phát triển các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Hải Vân ghi

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thị trường ASEAN: Từ các sáng kiến đến hành động hỗ trợ doanh nghiệp Việt

Thị trường ASEAN: Từ các sáng kiến đến hành động hỗ trợ doanh nghiệp Việt

"Thị trường ASEAN: Từ các sáng kiến đến hành động" là chủ đề hội thảo do tổ chức GIZ ( Đức) tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam tăng trưởng trở lại

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam tăng trưởng trở lại

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam đạt hơn 205 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.
Tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng: Cần đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

Tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng: Cần đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

Việc tiêu hủy hàng giả,kém chất lượng trong quá trình phát hiện, thu giữ đang được quan tâm của các đơn vị chức năng nhằm đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường.
Indonesia mở thầu 543.000 tấn gạo, giá gạo xuất khẩu dự báo sẽ tăng

Indonesia mở thầu 543.000 tấn gạo, giá gạo xuất khẩu dự báo sẽ tăng

Giá gạo xuất khẩu thế giới trong tuần này tiếp đà giảm, tuy nhiên được dự báo có thể tăng trong tuần tới do Indonesia vừa thông báo mở thầu 543.000 tấn gạo.
Giá tăng cao, xuất khẩu cà phê có thể đạt 4,5 - 5 tỷ USD trong năm 2024

Giá tăng cao, xuất khẩu cà phê có thể đạt 4,5 - 5 tỷ USD trong năm 2024

Từ nay đến tháng 4/2024, châu Âu gần như chỉ có thể trông vào Việt Nam để mua cà phê Rubosta. Dự báo giá cà phê ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao.

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Belarus

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Belarus

Bên lề Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Belarus đã được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 7/12/2023.
Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc tăng kỷ lục

Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc tăng kỷ lục

Việt Nam hiện là nguồn cung sầu riêng lớn thứ 2 vào Trung Quốc với giá trị đạt 1,94 tỉ USD, tăng 3.101% so với cùng kỳ năm trước.
Hải Phòng tham khảo mô hình khu thương mại tự do và khu phi thuế quan

Hải Phòng tham khảo mô hình khu thương mại tự do và khu phi thuế quan

Các chuyên gia Cục Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ đã chia sẻ kinh nghiệm, phương thức quản lý khu thương mại tự do, khu phi thuế quan với TP. Hải Phòng.
Nâng cao hiệu quả quảng bá nông sản Việt Nam tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi

Nâng cao hiệu quả quảng bá nông sản Việt Nam tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi

Ngoài những thị trường truyền thống, thị trường các nước Trung Đông - Bắc Phi nổi lên là điểm sáng trong bức tranh giao thương của Việt Nam với thế giới.
11 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn ước đạt hơn 4,5 tỷ USD

11 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn ước đạt hơn 4,5 tỷ USD

Theo UBND Lạng Sơn, 11 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh ước đạt 4.595 triệu USD; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,28% so với cùng kỳ.
Vietnam Medipharm Expo 2023: Điểm hẹn giao thương của các doanh nghiệp ngành y dược

Vietnam Medipharm Expo 2023: Điểm hẹn giao thương của các doanh nghiệp ngành y dược

Triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược (Vietnam Medipharm Expo 2023) với sự tham gia của 150 doanh nghiệp đã khai mạc ngày 7/12, tại Hà Nội.
Xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ vượt mốc 100 tỷ USD

Xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ vượt mốc 100 tỷ USD

11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ ước đạt 100,62 tỷ USD. Hoa Kỳ duy trì vị trí là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Giá xuất khẩu cà phê được dự báo sẽ tăng đến tháng 4/2024

Giá xuất khẩu cà phê được dự báo sẽ tăng đến tháng 4/2024

Giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng ít nhất đến tháng 4/2024 cho đến khi Indonesia, Brazil bước vào vụ thu hoạch mới.
Đà Nẵng: Hơn 4.000 đơn vị tham gia khuyến mại kích cầu mua sắm

Đà Nẵng: Hơn 4.000 đơn vị tham gia khuyến mại kích cầu mua sắm

Hơn 4.000 đơn vị tham gia khuyến mại kích cầu mua sắm với hàng chục nghìn mặt hàng giảm giá kỳ vọng tạo sôi động cho thị trường bán lẻ Đà Nẵng cuối năm 2023.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc vượt mốc 150 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc vượt mốc 150 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc đạt 155,58 tỷ USD sau 11 tháng đầu năm. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu trọng điểm duy nhất duy trì đà tăng.
Infographics | 11 tháng, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6%

Infographics | 11 tháng, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6%

Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng ước đạt 5.667.000 tỷ đồng, tăng 9,6% (cùng kỳ năm ngoái tăng 20,2%).
“Vết sẹo” của ngành lúa gạo Việt

“Vết sẹo” của ngành lúa gạo Việt

Giải thưởng gạo quốc tế năm 2023 được trao cho Việt Nam nhẽ ra là tin vui cho ngành lúa gạo Việt Nam, tuy nhiên đã để lại “vết sẹo” không đáng có.
Thị trường Trung Đông chỉ chiếm 1,3% kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam

Thị trường Trung Đông chỉ chiếm 1,3% kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam

Thị trường Trung Đông chiếm 1,3% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường.
Hướng dẫn xuất khẩu thành công cho doanh nghiệp nữ

Hướng dẫn xuất khẩu thành công cho doanh nghiệp nữ

Mới đây, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp tổ chức Hội thảo Hướng dẫn xuất khẩu thành công cho doanh nghiệp nữ.
Sản lượng giảm, giá cà phê dự báo sẽ tiếp tục tăng cao

Sản lượng giảm, giá cà phê dự báo sẽ tiếp tục tăng cao

Dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam sẽ giảm nhẹ xuống mức khoảng 1,6-1,7 triệu tấn, so với mức 1,78 triệu tấn của niên vụ 2022-2023.
Điểm tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong 11 tháng

Điểm tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong 11 tháng

Rau quả, gạo, hạt điều, cà phê, máy tính và điện thoại… là những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng cao của cả nước trong 11 tháng qua.
Mục tiêu năm 2025 có 50% cơ sở đại học triển khai đào tạo thương mại điện tử

Mục tiêu năm 2025 có 50% cơ sở đại học triển khai đào tạo thương mại điện tử

Tại hội thảo Đào tạo thương mại điện tử 2023, VECOM cho biết, mục tiêu tới hết năm 2025 có 50% cơ sở giáo dục đại học triển khai đào tạo thương mại điện tử.
Việt Nam là thị trường cung cấp quả chuối lớn thứ 2 cho Trung Quốc

Việt Nam là thị trường cung cấp quả chuối lớn thứ 2 cho Trung Quốc

Việt Nam là thị trường cung cấp quả chuối lớn thứ 2 cho Trung Quốc, chiếm 28,2% tổng lượng quả chuối thị trường này nhập khẩu trong 10 tháng năm 2023.
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Móng Cái tăng cao

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Móng Cái tăng cao

Từ đầu năm đến hết ngày 30/11, tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái đạt trên 1,4 triệu tấn, tăng gần 74% so với cùng kỳ năm 2022.
Hà Nội: Hỗ trợ đẩy mạnh quảng bá, kết nối cung cầu hàng hóa các tỉnh, thành phố dịp cuối năm 2023

Hà Nội: Hỗ trợ đẩy mạnh quảng bá, kết nối cung cầu hàng hóa các tỉnh, thành phố dịp cuối năm 2023

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao dịp cuối năm 2023, Hà Nội đã đẩy mạnh hợp tác, kết nối cung cầu hàng hóa với các tỉnh, thành phố.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động