Tiêu thụ nông sản: Thị trường nội địa phải lĩnh “ấn” tiên phong

Trong câu chuyện tiêu thụ nông sản, đặc biệt là ở thị trường nội địa, trong vùng dịch nói riêng và cả nước nói chung, xét trong bối cảnh dịch Covid-19 còn phức tạp, chắc chắn không thể chỉ là công việc của Bộ Công Thương mà cần sự chung tay của các bộ, ngành chức năng cùng sự chủ động ở phía các địa phương, hiệp hội cũng như doanh nghiệp.
Bộ Công Thương: Dồn tổng lực, thúc đẩy hỗ trợ tiêu thụ nông sản mùa dịch Covid-19

Năm nay khi dịch Covid-19 tái xuất nguy hiểm hơn, bài toán tiêu thụ nông sản xuất hiện nhiều ẩn số mới, đòi hỏi những quyết sách mới từ các cơ quan quản lý. Nhưng cũng chính từ gian khó, câu trả lời đã trở nên rõ ràng, thị trường nội địa phải lĩnh “ấn” tiên phong bằng sự dồn tổng lực các giải pháp quản lý.

Với trách nhiệm quản lý nhà nước lâu nay, Bộ Công Thương đã có những không ít những nỗ lực để giải quyết một cách căn cơ những câu chuyện vốn được xem là “kinh điển” như: cung làm sao để gặp cầu, nắm cho chính xác cho dù tổng thể sản lượng rồi kết nối thị trường nội địa và cùng đó là kết nối thị trường nội địa với mục đích cao nhất là tạo thị trường cả trong nước lẫn nước ngoài một cách tốt nhất, phù hợp nhất.

Tất cả đều nhằm đem lại một diện mạo mới cho nông sản Việt Nam theo hướng hình thành các chuỗi giá trị, đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc, chuyên nghiệp ngay từ thị trường nội địa.

Trong bối cảnh Covid-19 có thể buộc chúng ta phải thay đổi tư duy quản lý thì đó là điều cần phải được đặt ra một cách ráo riết, cái gì làm được thì phải làm ngay. Đó là tư duy điều hành cả trước đây cũng như trong những ngày này của Bộ Công Thương, từ lãnh đạo Bộ đến lãnh đạo các cục, vụ chức năng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo, chúng ta dồn tổng lực phòng, phòng chống dịch Covid-19 thì bên cạnh việc dập cho được các ổ dịch thì cũng dồn tổng lực cho sản xuất phát triển, ở đây đương nhiên là có cả tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân cũng như bảo đảm “sáng đèn” cho các chuyền sản xuất tại khu, cụm công nghiệp trên phạm vị cả nước.

Tiêu thụ nông sản- Khi thị trường nội địa lĩnh “ấn” tiên phong
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Lê Minh Hoan thăm vùng vải thiều Thanh Hà (Hải Dương)

Tất nhiên, đây là một công việc đòi hỏi sự có mặt, phối hợp nhịp nhàng của nhiều bộ, ngành, địa phương và cả các hiệp hội ngành hàng. Dịch bệnh Covid-19 đã bước sang năm thứ hai với mức độ phức tạp hơn, còn nguy hiểm hơn. Và đây cũng chính là lúc với vai trò một bộ quản lý đa ngành, Bộ Công Thương đã vào cuộc vẫn với tâm thế chủ động, quyết liệt, nhưng là chủ động hơn, quyết liệt hơn và trên thực tế đã dồn tổng lực các đơn vị vào cuộc, tạo niềm tin trên thị trường, một yếu tố rất quan trọng thể hiện rõ vai trò quản lý của Nhà nước.

Một sự khẳng định nỗ lực đó là tại Chỉ thị số 08/CT – BCT, ngày 25/5/2021, lãnh đạo Bộ Công Thương đã yêu cầu các đơn vị của Bộ phối hợp chỉ đạo, hỗ trợ hệ thống phân phối (truyền thống và hiện đại) tăng lượng tiêu thụ nông sản an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh trong hệ thống từ 2 lần trở lên so với năm cao nhất.

Điều này đã cho thấy ưu tiên của Bộ Công Thương khi nhấn mạnh vai trò quyết định của thị trường trong nước trong tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân để từ đó đem lại hình ảnh mới mang tính căn cơ hơn cho thị trường nội địa, thay vì cứ mãi mang vai trò “thị trường giải cứu” như lâu nay.

Một điểm đặc biệt, khác với các chỉ đạo trước đây của Chỉ thị 08 của Bộ Công Thương là đặt ưu tiên cao cho việc tạo thuận lợi cho lưu thông nông sản bằng một loạt các giải pháp cụ thể mà ở đó xác định rõ đơn vị thuộc Bộ đứng ra chủ trì, đầu mối.

Đáng chú ý, nhiều giải pháp một mặt kế thừa được những kinh nghiệm rút ra từ các đợt chống dịch lần trước, một mặt đặt ra những yêu cầu cao hơn, ráo riết hơn trong việc tạo dòng chảy nông sản được liên tục từ chân ruộng đến thị trường trong nước và xuất khẩu, đến với người dùng cả nước cũng đã được ngành Công Thương "vào trận".

Tiêu thụ nông sản- Khi thị trường nội địa lĩnh “ấn” tiên phong
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang để tìm ra các giải pháp tiêu thụ hàng hóa, song hành tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn

Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và lãnh đạo Bộ Công Thương, lãnh đạo các đơn vị chức năng nhiều lần khẳng định tại các buổi làm việc trực tiếp cũng như trực tuyến với những địa bàn lớn về nông sản của cả nước như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương và Sơn La, tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân là “ưu tiên hàng đầu của các đơn vị thuộc Bộ Công Thương”.

Thêm nữa là những hình thức vận động hiện đại của thị trường cũng đã được ngành Công Thương đặt ra trong Chỉ thị 08. Có thể nói chưa khi nào người tiêu dùng cả nước lại có điều kiện tiếp cận trực tuyến nhiều đến thế với các nông sản trong nước qua các sàn tiêu thụ thương mại điện tử.

Có cả những “ông lớn” bán hàng trên mạng nước nước ngoài cũng đã được kéo vào cuộc như Alibaba, Amazon bên cạnh các sàn thương mại điện tử trong nước như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo. Không chỉ dừng lại ở đó Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh phân phối nông sản qua kênh livestream trên các nền tảng số.

Nỗ lực vào cuộc tiêu thụ nông sản bà con nông dân của Bộ Công Thương còn thể hiện với việc lực lượng quản lý thị trường- tuyến đầu trong chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái.... cũng đã lên kế hoạch triển khai hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho vùng dịch.

Cụ thể, trong sáng ngày 30/5, 2,5 tấn vải của Bắc Giang đã được lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hoà Bình phối hợp với doanh nghiệp bán hết trong vòng vài giờ. Đây là chuyến hàng đầu tiên được Đội QLTT số 3, Cục QLTT Hòa Bình triển khai nhằm thực hiện theo chỉ đạo của Tổng cục QLTT tại Quyết định số 1590/QĐ-TCQLTT về triển khai hỗ trợ các biện pháp tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân theo tinh thần của Chỉ thị số 08/CT-BCT.

Bên cạnh việc vận chuyển vải thiều về tiêu thụ tại địa bàn Hòa Bình, tận dụng chuyến xe, lực lượng QLTT cũng sẽ đưa nông sản của Hòa Bình đến điểm phân phối tại vùng dịch Bắc Giang. Theo kế hoạch, mô hình này sẽ được triển khai và nhân rộng tại nhiều tỉnh thành nhằm hỗ trợ nông dân tại vùng dịch tiêu thụ nông sản mùa vụ trong điều kiện xuất khẩu gặp khó do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Những ngày này, ngành Công Thương, từ Bộ trưởng đến công chức, viên chức tại địa phương, trên thị trường, ngoài cửa khẩu, xa hơn là các thương vụ ngoài nước đều kéo dài thêm những giờ làm việc của mình, thêm hiệu quả cho những nỗ lực kết nối thị trường, bảo đảm thông suốt dòng chảy nông sản, tìm thêm các đối tác.

Trên cương vị tư lệnh ngành, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đã trực tiếp có các buổi làm việc, điện đàm với đại sứ, bộ trưởng một số nước đối tác của Việt Nam mà ở đó, câu chuyện tiêu thụ nông sản cũng đã được nêu lên.

Nhiều chuyên gia cho rằng, những giải pháp nêu trong Chỉ thị 08/ CT – BCT của Bộ Công Thương một khi được thực hiện tốt sẽ không chỉ giúp xóa hẳn tâm lý “giải cứu”, mà xét trên dài hạn, có thể tạo những xung lực mới, tạo sự thống nhất, liên thông, nhất là thị trường trong nước.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Sau khi mua vàng bảo quản tại nhà sao cho đúng?

Sau khi mua vàng bảo quản tại nhà sao cho đúng?

Trang sức vàng, một biểu tượng của sự tinh tế và quý phái, đang trở thành xu hướng thịnh hành. Việc bảo quản vàng không cẩn thận có thể khiến mất đi vẻ đẹp.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/3: Dòng tiền đầu tư đến thị trường nông sản gia tăng đột biến

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/3: Dòng tiền đầu tư đến thị trường nông sản gia tăng đột biến

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới ngày hôm qua (29/3) đón nhận lực mua tích cực.
Giá thép hôm nay ngày 29/3/2024: Giá quặng sắt kỳ hạn tiếp tục giảm

Giá thép hôm nay ngày 29/3/2024: Giá quặng sắt kỳ hạn tiếp tục giảm

Giá thép hôm nay ngày 29/3/2024: Trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 16 nhân dân tệ/tấn. Quặng sắt trượt xuống mức thấp hơn một tuần gần đây.
Giá cà phê sẽ hạ nhiệt nhờ nguồn cung vụ mới từ Brazil và Indonesia?

Giá cà phê sẽ hạ nhiệt nhờ nguồn cung vụ mới từ Brazil và Indonesia?

Giá cà phê Robusta thế giới và Việt Nam liên tục thiết lập các mức đỉnh mới trong 3 tháng đầu năm 2024 do lo ngại thiếu hụt nguồn cung.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 28/3: Lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 28/3: Lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực bán tiếp tục áp đảo trên thị trường hàng hoá nguyên liệu thế giới ngày hôm qua (27/3).

Tin cùng chuyên mục

Giá trị thị trường ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam năm 2024 dự kiến tăng 10,92%

Giá trị thị trường ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam năm 2024 dự kiến tăng 10,92%

Doanh thu thị trường ngành F&B Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng, hướng tới giá trị đạt hơn 655 nghìn tỷ đồng vào năm 2024.
Giá thép hôm nay ngày 28/3/2024: Trên sàn giao dịch giảm; thị trường trong nước duy trì ổn định

Giá thép hôm nay ngày 28/3/2024: Trên sàn giao dịch giảm; thị trường trong nước duy trì ổn định

Giá thép hôm nay ngày 28/3/2024: Giá thép hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 31 nhân dân tệ/tấn; Thị trường trong nước duy trì ổn định.
Thị trường nông sản chờ đón gì trước 2 báo cáo quan trọng của Bộ Nông nghiệp Mỹ?

Thị trường nông sản chờ đón gì trước 2 báo cáo quan trọng của Bộ Nông nghiệp Mỹ?

Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã lao dốc mạnh trong quý I/2024, đối lập với diễn biến của phần lớn các loại hàng hoá cơ bản khác.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 27/3: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều đi xuống

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 27/3: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều đi xuống

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua (26/3).
Vì sao thị trường Trung Quốc bùng nổ nhu cầu tiêu thụ cà phê?

Vì sao thị trường Trung Quốc bùng nổ nhu cầu tiêu thụ cà phê?

Trung Quốc đang là một trong những thị trường cà phê phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới khi người tiêu dùng cà phê ở quốc gia này tiếp tục tăng.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 26/3: Thị trường hàng hóa đón nhận lực mua tích cực

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 26/3: Thị trường hàng hóa đón nhận lực mua tích cực

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hoá trong ngày giao dịch 25/3.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Báo Công Thương đã đề cập đến các nguyên tắc xử lý vi phạm thành viên tại MXV, một số hình thức xử lý vi phạm thành viên đang áp dụng tại MXV.
Xuất khẩu thép Trung Quốc tăng kỷ lục

Xuất khẩu thép Trung Quốc tăng kỷ lục

2 tháng đầu năm nay, Trung Quốc xuất khẩu 15,9 triệu tấn thép, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm ngoái - mức cao nhất kể từ năm 2016.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/3: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/3: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, trong tuần giao dịch vừa qua (18 - 22/3), thị trường hàng hóa biến động mạnh.
Giá thép hôm nay ngày 25/3/2024: Thép trong nước ổn định; nhập khẩu thép từ Trung Quốc về Việt Nam tăng

Giá thép hôm nay ngày 25/3/2024: Thép trong nước ổn định; nhập khẩu thép từ Trung Quốc về Việt Nam tăng

Giá thép hôm nay ngày 25/3/2024: Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản nguội lạnh khiến nhu cầu tiêu thụ thép yếu.
Giá thép hôm nay ngày 24/3/2024: Thị trường thép nội địa dự báo phục hồi

Giá thép hôm nay ngày 24/3/2024: Thị trường thép nội địa dự báo phục hồi

Giá thép hôm nay ngày 24/3/2024: Thị trường thép nội địa bình ổn; trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 3 Nhân dân tệ/tấn với giá thép kỳ hạn tháng 10/2024.
Giá thép hôm nay ngày 23/3/2024: Sàn giao dịch tăng, thị trường trong nước ổn định

Giá thép hôm nay ngày 23/3/2024: Sàn giao dịch tăng, thị trường trong nước ổn định

Giá thép hôm nay ngày 23/3/2024: Giá thép hôm nay tại thị trường trong nước ổn định; 2 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu thép từ Trung Quốc tăng.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/3: Dòng tiền đầu tư lên mức cao nhất trong gần hai tháng qua

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/3: Dòng tiền đầu tư lên mức cao nhất trong gần hai tháng qua

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực mua áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua (21/3).
Giá thép hôm nay ngày 22/3/2024: Thép cuộn xây dựng trong nước giảm nhẹ

Giá thép hôm nay ngày 22/3/2024: Thép cuộn xây dựng trong nước giảm nhẹ

Giá thép hôm nay ngày 22/3/2024: Giá quặng sắt kỳ hạn tại Sàn giao dịch tăng phiên thứ ba liên tiếp; giá thép cuôn trong nước giảm.
Kịch bản hạ cánh mềm của Mỹ liệu còn khả thi khi giá xăng dầu tăng cao?

Kịch bản hạ cánh mềm của Mỹ liệu còn khả thi khi giá xăng dầu tăng cao?

Lạm phát đã quay trở lại Mỹ vào tháng 2 sau khi giá xăng toàn cầu tăng cao.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/3: Dòng tiền đầu tư đến thị trường năng lượng và nông sản tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/3: Dòng tiền đầu tư đến thị trường năng lượng và nông sản tăng mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hoá trong ngày hôm qua (20/3).
Trung Quốc liên tục hủy các đơn hàng, giá lúa mì sẽ tiếp tục giảm sâu?

Trung Quốc liên tục hủy các đơn hàng, giá lúa mì sẽ tiếp tục giảm sâu?

Trước áp lực từ thông tin Trung Quốc liên tục hủy mua các đơn hàng lớn, giá lúa mì kỳ hạn đã lao dốc mạnh, chạm mốc thấp nhất trong hơn 3 năm trở lại đây.
Người tiêu dùng cần tỉnh táo để “tiêu dùng an toàn”, tự bảo vệ mình

Người tiêu dùng cần tỉnh táo để “tiêu dùng an toàn”, tự bảo vệ mình

Thương hiệu thời trang Laroma rất được ưa chuộng trên thị trường và mặt hàng bị làm giả nhiều nhất là áo chống nắng gây ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/3: Lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/3: Lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu ngày hôm qua (19/3).
Giá thép hôm nay ngày 20/3/2024: Tiếp tục tăng trên sàn giao dịch

Giá thép hôm nay ngày 20/3/2024: Tiếp tục tăng trên sàn giao dịch

Giá thép hôm nay ngày 20/3/2024: Trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 70 nhân dân tệ/tấn lên mức 3.554 nhân dân tệ/tấn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động