Tiêu thụ nông sản: Khai thác bền vững thị trường nội địa

Năm 2020 đi qua, đại dịch Covid-19 đã tác động rất khó khăn đến xuất khẩu nông sản. Trong bối cảnh đó, thị trường nội địa tiếp tục khẳng định là một “miền đất” đầy tiềm năng, các doanh nghiệp cần có chiến lược, kế hoạch cụ thể, bài bản, để khai thác hiệu quả, bền vững trong dài hạn.

Xuất khẩu vượt khó

Tiêu thụ nông sản: Khai thác bền vững thị trường nội địa
Thị trường nội địa nhiều tiềm năng cho nông sản. Ảnh NQ

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, trong năm 2020, giá trị hàng hóa nông sản Việt Nam xuất khẩu ra thế giới vẫn đạt mốc trên 41 tỷ USD. Trong đó, mặt hàng gạo xuất khẩu đạt sản lượng khoảng 6,1 triệu tấn, với giá trị kim ngạch trên 3,11 tỷ USD. Tuy không tăng trưởng về khối lượng xuất khẩu, song giá trị gạo xuất khẩu năm 2020 vẫn tăng 9,3% so với năm 2019. Đặc biệt, trong tháng 9/2020, Việt Nam đã xuất khẩu lô gạo thơm đầu tiên sang thị trường EU theo lộ trình cam kết EVFTA, với giá trị lần đầu tiên gạo Việt Nam đạt mức trên 1.000 USD/tấn.

Ngoài xuất khẩu gạo, trong năm 2020, một số sản phẩm nông sản, rau quả cũng đã xuất khẩu khá tốt nhờ các cấp, ngành, doanh nghiệp cùng chung tay nỗ lực vượt khó. Bên cạnh sự hỗ trợ về chính sách của Nhà nước, để xuất khẩu các mặt hàng nông sản hoa quả, các doanh nghiệp đã chú trọng chế biến sâu. Năm 2020, trên cả nước đã có 20 nhà máy chế biến nông sản lớn đi vào hoạt động, góp phần quan trọng giải quyết đầu ra cho nông dân.

Ông Đinh Cao Khuê - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) - cho biết, năm 2020, công ty đã đẩy mạnh chế biến sâu sản phẩm, nhờ vậy, sản lượng xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến của Doveco tăng hơn 200% so với 2019. Hiện Doveco cũng đang đầu tư chế biến rau chân vịt tại khu vực phía Bắc để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Trong năm 2021, một đối tác Nhật Bản đã ký hợp đồng với Doveco nhập khẩu 500 tấn rau quả chế biến, họ đánh giá chất lượng tốt, đồng thời khẳng định, nếu Doveco đáp ứng được năng lực và cách thức cung ứng phù hợp, thì trong những năm tới, họ sẽ nhập với khối lượng lớn hơn gấp nhiều lần.

Tiêu thụ nông sản: Khai thác bền vững thị trường nội địa
Xúc tiến thương mại nông sản tại thị trường trong nước. Ảnh NQ

Triển vọng tiêu thụ nội địa

Từ định hướng vĩ mô cũng như thực tiễn đều cho thấy, thị trường nội địa là một mảnh đất còn đầy tiềm năng, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản bên cạnh khai thác thị trường xuất khẩu, cần có chiến lược, kế hoạch cụ thể, bải bản để khai thác hiệu quả, bền vững thị trường nội địa trong dài hạn.

Bên cạnh xuất khẩu, một số doanh nghiệp cũng đã thực sự chú trọng khai thác thị trường nội địa. Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phúc Sinh, một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu cà phê, cho biết: Sau 19 năm chỉ xuất khẩu, năm 2020, Tập đoàn Phúc Sinh đã quay về khai phá thị trường trong nước. Để tiếp cận người tiêu dùng trong nước, ngoài chất lượng đảm bảo, Tập đoàn Phúc Sinh đã chú trọng đến cả hình thức, mẫu mã, bao bì, tiện ích, cho ra thị trường các sản phẩm cà phê phin giấy, cà phê hòa tan... phù hợp nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng. Đồng thời, tận dụng hiệu quả thương mại điện tử, trang web, phần mềm ứng dụng để bán hàng… do chính Phúc Sinh tự phát triển. Nhờ vậy, từ con số doanh thu nội địa năm 2019 chỉ đạt 9 tỷ đồng, năm 2020, doanh thu tiêu thụ cà phê tại thị trường nội địa của Phúc Sinh tăng gấp gần 7 lần so với 2019, đạt 62 tỷ đồng. Theo ông Phan Minh Thông, người tiêu dùng trong nước bây giờ đã rất chịu chi cho các sản phẩm hàng hóa có giá trị tốt, chất lượng cao, bao bì đẹp.

Trong chiến lược phát triển nông nghiệp giai đoạn tới, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Nguyễn Xuân Cường, cho biết: Bên cạnh đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ, khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới để tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa qui mô lớn, đủ sức cạnh tranh quốc tế (xuất khẩu) đối với những ngành hàng có thế mạnh (sữa, thịt lợn, thịt gà…), ngành nông nghiệp sẽ chú trọng khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng các sản phẩm nông sản đặc trưng vùng miền, địa phương (sản phẩm OCOP), các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đây là nhóm các mặt hàng tuy sản lượng sản xuất không quá lớn, nhưng chất lượng lại rất cao, có thể phục vụ rất tốt cho nhu cầu tiêu thụ tại thị trường nội địa với 100 triệu dân đầy tiềm năng, cũng như phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch… trong và ngoài nước.

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác năm 2024

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác năm 2024

Tối 18/4, Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác năm 2024 được khai mạc tại phố đi bộ Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội.
Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Chuối của Việt Nam vượt Philippines tại Trung Quốc; chuối tươi Việt Nam phủ sóng 100% kệ hàng siêu thị AEON Hồng Kông (Trung Quốc),...
Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng ,tăng 5% trong phiên hôm qua, dù tồn kho trên sàn tăng. Robusta lại phá kỷ lục, trong khi Arabica lên mức cao nhất hơn 2 năm.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Sắp diễn ra Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Sắp diễn ra Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Với quy mô 100 gian hàng, Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024) sẽ được diễn ra từ 25/4 đến ngày 28/4.

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.
Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Quý I/2024, nhập khẩu than các loại từ Nga đạt hơn 1,4 triệu tấn với kim ngạch hơn 285,8 triệu USD, tăng 146,6% về lượng và tăng 87% về trị giá so với cùng kỳ.
Longform | Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt hàng nghìn đơn, thu về nửa tỷ đồng

Longform | Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt hàng nghìn đơn, thu về nửa tỷ đồng

Nhờ tận dụng bán hàng đa nền tảng, có doanh nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã thu về hơn 500 triệu chỉ trong 30 phút livestream.
Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Liên tục tìm cách đa dạng hóa thị trường và khách hàng, linh hoạt thích ứng, nhiều doanh nghiệp đã hái quả ngọt khi có đủ đơn hàng cho cả năm 2024.
Những nhóm hàng nào được các tập đoàn thu mua quốc tế săn lùng tại Viet Nam International Sourcing 2024?

Những nhóm hàng nào được các tập đoàn thu mua quốc tế săn lùng tại Viet Nam International Sourcing 2024?

Tại sự kiện Viet Nam International sourcing 2024 nhà mua hàng quốc tế tìm kiếm các mặt hàng có xuất xứ Việt Nam như quần áo thời trang, giày dép, đồ nội thất...
Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Sự nỗ lực của các bên sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê đáp ứng yêu cầu Quy định chống phá rừng của EU (EUDR).
Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng cao. Đáng chú ý, thị trường Hàn Quốc, Thái Lan có mức tăng đột biến.
Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Tại nhiều vùng trồng thanh long ở Tiền Giang, Long An, Bình Thuận giá thanh long đang dao động quanh mức 30.000 - 40.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Canada rà soát giá trị thông thường ghế bọc đệm Việt Nam trong vụ điều tra chống bán phá giá

Canada rà soát giá trị thông thường ghế bọc đệm Việt Nam trong vụ điều tra chống bán phá giá

Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada đang tiến hành rà soát giá trị thông thường trong vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với ghế bọc đệm Việt Nam.
Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê toàn cầu tăng mạnh, Robusta chính thức vượt mốc 4.000 USD/tấn.Những lo ngại về vụ mùa cà phê ở Brazil và Việt Nam thúc đẩy hoạt động mua của các quỹ
Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang hồi hộp theo dõi diễn biến các xung đột cũng như những tác động sau đó để tìm giải pháp ứng phó.
Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu 1,51 triệu tấn lúa mì. Brazil là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm 42,7% về lượng và 38,6% kim ngạch nhập khẩu lúa mì cả nước.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Hàng dệt may Việt Nam bớt dần áp lực khi những quốc gia cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng này gần như đã hết dư địa để tiếp tục giảm giá nội tệ.
Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Chuyến thăm gần đây của Giám đốc điều hành Tim Cook ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Apple.
Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Logistics xanh vẫn đang là một khái niệm tương đối mới đối với Việt Nam và doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với nhiều thách thức khi hướng đến mục tiêu này.
Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Giá cà phê xuất khẩu Robusta và Arabica đang diễn biến theo chiều hướng liên tục 'leo thang', giá tuần sau 'xô đổ' kỷ lục của tuần trước.
Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Tính đến ngày 15/3/2024, Canada đã nhập khẩu hơn 8 triệu USD cá tra từ Việt Nam, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động