Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam? Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt? Tiêu chuẩn xanh: Bước ngoặt cho xuất khẩu da giày |
Hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050
Một động thái của Ủy ban châu Âu (EC) nhằm cắt giảm các quy định báo cáo về tính bền vững có thể khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc quyết định nơi đầu tư để giúp Liên minh châu Âu (EU) đạt được các mục tiêu khí hậu.
Kể từ khi đạt được thỏa thuận toàn cầu về hạn chế biến đổi khí hậu vào năm 2015, châu Âu đã dẫn đầu trong việc tìm kiếm cách thức để chuyển nền kinh tế thực hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Các quy định này bao gồm việc xác định khái niệm "đầu tư xanh" và yêu cầu các công ty công khai “dấu chân môi trường” - mức độ tác động đối với môi trường của mình.
![]() |
Châu Âu đã dẫn đầu trong việc tìm kiếm cách thức để chuyển nền kinh tế thực hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Ảnh minh họa |
Bối cảnh quy định này đã thúc đẩy sự gia tăng mạnh mẽ các sản phẩm tài chính mới tại châu Âu, phù hợp với các mục tiêu khí hậu của Liên minh châu Âu, trong đó có mục tiêu cắt giảm 55% phát thải ròng vào năm 2030.
Giảm bớt gánh nặng cho các công ty trong việc hỗ trợ các ngành công nghiệp gặp khó khăn
Đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các công ty và một số chính phủ EU trong việc hỗ trợ các ngành công nghiệp gặp khó khăn, vào ngày 26/3, EC đã đưa ra kế hoạch nhằm giảm bớt gánh nặng cho các công ty.
Ngoài việc giảm số lượng công ty phải báo cáo dữ liệu, cơ quan điều hành của EU còn đề xuất thu hẹp một đạo luật quan trọng về thẩm tra chuỗi cung ứng và nới lỏng mức phạt đối với những công ty vi phạm.
Mặc dù những người ủng hộ cho rằng, các động thái này sẽ giúp các công ty tập trung vào việc giảm phát thải thay vì dành thời gian cho thủ tục giấy tờ, nhưng những người khác cho rằng điều này sẽ làm cho việc so sánh hành động của các công ty trở nên khó khăn hơn.
"Việc đưa ra các miễn trừ rộng rãi và hoãn thực hiện quy định có thể làm suy yếu các mục tiêu bền vững quan trọng", bà Hyewon Kong - Giám đốc đầu tư bền vững tại công ty chuyên cung cấp các dịch vụ quản lý đầu tư Gresham House - cho biết.
Bên cạnh việc giảm hơn 80% số công ty bị yêu cầu báo cáo dữ liệu phát thải, theo Chỉ thị Báo cáo Phát triển bền vững doanh nghiệp và hoãn lại thời hạn báo cáo đối với các công ty khác, EC đã hủy bỏ kế hoạch thiết lập các tiêu chuẩn báo cáo riêng cho từng ngành.
Bà Ashley Hamilton Claxton - Trưởng bộ phận đầu tư có trách nhiệm tại Công ty Cung cấp và quản lý các dịch vụ đầu tư Royal London Asset Management (RLAM) - cho biết, bà hoan nghênh động thái đơn giản hóa các quy định, nhưng coi việc mất đi các tiêu chuẩn báo cáo theo ngành là một sự "thụt lùi".
"Việc thiết lập các tiêu chuẩn báo cáo ngành là rất quan trọng để đánh giá sự phù hợp của các công ty với các mục tiêu của Hiệp định Paris", bà Ashley Hamilton Claxton nói.
Theo các quan chức của EU, những thay đổi của Chỉ thị Báo cáo Phát triển bền vững doanh nghiệp sẽ không làm suy yếu các mục tiêu khí hậu, mà ngược lại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty và nhà đầu tư trong việc thực hiện các mục tiêu đó trong thực tế.
Bên cạnh việc giảm hơn 80% số công ty bị yêu cầu báo cáo dữ liệu phát thải theo Chỉ thị Báo cáo Phát triển bền vững doanh nghiệp và hoãn lại thời hạn báo cáo đối với các công ty khác, Ủy ban châu Âu đã hủy bỏ kế hoạch thiết lập các tiêu chuẩn báo cáo riêng cho từng ngành. |