Tiếp tục nỗ lực cải cách thủ tục xuất nhập khẩu

Mức độ hài lòng của cộng đồng doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục hành chính xuất nhập khẩu, đã ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn đòi hỏi, cần phải tiếp tục cải cách để tạo thuận lợi hơn cho xuất nhập khẩu, góp phần cải thiện chỉ số giao dịch thương mại xuyên biên giới, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập.

Chuyển biến tích cực

Tại Hội thảo Công bố báo cáo mức độ hài lòng của doanh nghiệp (DN) trong thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu (XNK), do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổng cục Hải quan và Dự án Tạo thuận lợi thương mại Hoa Kỳ (USAID), phối hợp tổ chức ngày 15/7/2021, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, cho biết: Dù đại dịch Covid-19 làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu, tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại xuyên biên giới, song kết quả XNK hàng hóa của Việt Nam vẫn đạt những thành tựu nổi bật. Năm 2020, tổng kim ngạch XNK của Việt Nam đạt 545 tỷ USD, tăng 5,3% so với 2019; trong 6 tháng đầu năm 2021, XNK của Việt Nam đã đạt 316 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là một sự nỗ lực phi thường của cộng đồng DN Việt Nam cũng như Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong bối cảnh đại dịch.

Kết quả khảo sát VCCI thực hiện với gần 3.700 DN XNK, cho thấy, mức độ hài lòng của DN trong thực hiện thủ tục XNK năm 2020 đạt khá cao, trên 60%. Các thủ tục được DN đánh giá tiến bộ hơn, chuyển biến tích cực hơn, có thể kể đến như: Thông tin về chính sách, thủ tục XNK; chất lượng thông tin hải quan cung cấp; công tác hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của DN từ phía hải quan và các cơ quan chức năng; khai hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, nộp thuế, hoàn thuế; kiểm tra sau thông quan; thủ tục xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát; chất lượng phục vụ cũng như kỷ cương, tác phong, trình độ của cán bộ, công chức ngành hải quan...

Tiếp tục nỗ lực cải cách thủ tục xuất nhập khẩu
Công bố mức độ hài lòng của DN trong thực hiện thủ tục XNK

Đối với thủ tục kiểm tra chuyên ngành xuất nhập khẩu, trước đây DN phàn nàn rất nhiều, thì cuộc khảo sát năm 2020, các DN đã phản hồi chuyển biến tích cực hơn, một số bộ quản lý ngành được DN đánh giá cao trong cải cách, đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính liên quan đến XNK như Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… Mức độ phổ biến về việc DN phải chi trả các khoản phí không chính thức cũng được DN phản ánh giảm….

Tại hội thảo, ông Hoàng Việt Cường - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cho biết: Từ cuộc khảo sát mức độ hài lòng của DN năm 2018, ngành hải quan đã nhận diện được các vấn đề phải đẩy mạnh cải cách như: Đơn giản hóa và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính; đầu tư các trang thiết bị tiên tiến, hiện đại; chống phiền hà sách nhiễu, tiêu cực; đẩy mạnh sự phối hợp hiệu quả, đồng bộ với các cơ quan chức năng khác...

Trên cơ sở đó, ngành hải quan đã chủ động nỗ lực cải cách, thực hiện tốt vai trò chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan chức năng của Chính phủ trong việc xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật quản lý nhà nước về hải quan cũng như liên quan đến hoạt động XNK hàng hóa để tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho DN cũng như công tác quản lý; thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN… Đồng thời, ngành hải quan đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và 4 đối với 203 thủ tục hành chính (tính đến hết tháng 6/20210, chiếm 85,6% thủ tục hải quan), hoàn thành tích hợp 72 dịch vụ công trực tuyến của ngành lên Cổng dịch vụ công quốc gia; không ngừng cải cách bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường thực thi kỷ luật, kỷ cương, liêm chính trong thực thi công vụ…, qua đó đã phục vụ người dân và DN tốt hơn.

Lắng nghe và cầu thị

Tuy nhiên, báo cáo của VCCI, cũng cho thấy, cộng đồng DN vẫn mong muốn ngành hải quan và các bộ, ngành tiếp tục cải cách mạnh mẽ hơn. Ngành hải quan cần chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hơn trong cung cấp thông tin, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của DN. Các thủ tục hải quan trực tuyến cần thực hiện một cách đầy đủ hơn. Cơ quan hải quan cần có cơ chế kết nối, chia sẻ chung về lịch sử thực tế kiểm tra hàng hóa, tránh trùng lặp; hỗ trợ DN hiệu quả hơn trong xác định mã HS, cũng như tham vấn xác định trị giá hải quan; tăng cường giám sát thực thi công vụ, minh bạch trong xử lý cán bộ công chức vi phạm và có cơ chế hiệu quả để DN khiếu nại đối với các hành vi sách nhiễu, gây phiền hà của cán bộ công chức hải quan trong thực thi công vụ...

Đối với quản lý kiểm tra chuyên ngành, các DN mong muốn tiếp tục đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính, hạn chế kiểm tra trùng lặp, áp dụng đầy đủ nguyên tắc quản lý rủi ro, tăng cường chia sẻ thông tin giữa bộ, ngành quản lý với hải quan để giải quyết các thủ tục theo phương thức trực tuyến, phối hợp giải đáp, hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc cho DN…

Ông Trần Quang Trung - Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam, cho biết, vẫn có nhiều thủ tục các DN XNK vẫn vừa phải thực hiện trực tuyến (online), vừa phải thực hiện bằng giấy rất bất tiện, tốn kém chi phí và thời gian.

Tiếp tục nỗ lực cải cách thủ tục xuất nhập khẩu

Ông Trần Đức Nghĩa - Giám đốc Công ty TNHH quốc tế Delta - Phó Trưởng Ban Hải quan và Tạo thuận lợi thương mại thuộc Hiệp hội DN Logistics Việt Nam, phản ánh: Công ty thực hiện 40.000 tờ khai hải quan/năm, khoảng 10% trong số 400 nhân viên chỉ làm mỗi một việc là mang tờ giấy A4 từ chỗ này, đến chỗ kia hoàn thiện thủ tục. Nếu tất cả các thủ tục XNK thực hiện trực tuyến qua Cổng thông tin một cửa quốc gia ở cấp độ 4, thì 10% nhân lực này sẽ làm việc khác, cắt giảm được rất nhiều chi phí. Ông Nghĩa cho rằng, khi thực hiện thủ tục thanh lý tờ khai, ngành hải quan chỉ cần kết nối phần mềm của hải quan cảng với hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS để xác thực quá trình ra vào của một lô hàng cụ thể khỏi khu vực giám sát hải quan, thì các DN có thể tiết kiệm được khoảng 5.000 tỷ đồng/năm, cơ quan hải quan cũng cắt giảm được đáng kể nguồn nhân lực, chi phí đối với thực hiện thủ tục này.

Tiếp thu ý kiến từ DN, ông Hoàng Việt Cường, khẳng định: Cải cách, hiện đại hóa được xác định là nhiệm vụ trọng tâm chiến lược của ngành hải quan. Phương châm của ngành hải quan là cải cách thủ tục hành chính lấy người dân và DN làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân và DN làm mục tiêu phấn đấu. Trong thời gian tới, ngành hải quan sẽ tiếp tục nỗ lực thực hiện:

Cải cách thể chế, qui trình thủ tục, đảm bảo có hành lang pháp lý đồng bộ để thực thi hiệu quả các cam kết tại các FTA thế hệ mới. Xây dựng mô hình hải quan số, hải quan thông minh, hải quan xanh. Triển khai hiệu quả nhiệm vụ đầu mối, chủ trì thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và công tác kiểm tra chuyên ngành. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 để đáp ứng yêu cầu thực hiện hải quan tự động. Hoàn thiện hệ thống nộp thuế 24/7; hệ thống giám sát hàng hóa tự động tại kho bãi, cảng… nhằm phục vụ tốt hơn, tạo thuận lợi cho DN trong hoạt động XNK.

Với ngành ngành hải quan, các chỉ tiêu đề ra từ cuộc khảo sát mức độ hài lòng của DN năm 2018, đến nay đều đã cải thiện. Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách việc phân loại hàng hóa, tính trị giá hải quan… Ông Hoàng Việt Cường, thừa nhận, chưa có nước nào lại có biểu thuế nhập khẩu phức tạp như Việt Nam về số lượng mức thuế suất, ngưỡng giáp danh giữa các mức thuế suất khi áp dụng rất nhạy cảm. Tổng cục Hải quan sẽ đề xuất với Bộ Tài chính đơn giản hóa các mức thuế suất để bớt đi tính phức tạp, tăng mức độ tự động hóa hải quan, đơn giản danh mục hàng hóa.

Ngoài ra, lãnh đạo Tổng cục Hải quan cũng đề xuất, tới đây, VCCI khảo sát mức độ hài lòng của DN sâu hơn, không chỉ về thực thi công vụ và qui trình thủ tục của hải quan, các bộ, ngành, mà đánh giá cả tính công khai tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Làm sâu hơn về mức độ hài lòng của DN đối với danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành, mặt hàng kiểm tra, thủ tục giấy tờ, thời gian kiểm tra, chi phí kiểm tra… để các bên nhận diện sâu sắc vấn đề nhằm tiếp tục cải cách hiệu quả hơn.

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Doanh nghiệp và các hộ nuôi, kinh doanh yến sào tại huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk lần đầu tiên tổ chức buổi Lễ giỗ tổ ngành yến.
Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Chuối của Việt Nam vượt Philippines tại Trung Quốc; chuối tươi Việt Nam phủ sóng 100% kệ hàng siêu thị AEON Hồng Kông (Trung Quốc),...
Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng ,tăng 5% trong phiên hôm qua, dù tồn kho trên sàn tăng. Robusta lại phá kỷ lục, trong khi Arabica lên mức cao nhất hơn 2 năm.
Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Quý I/2024, nhập khẩu than các loại từ Nga đạt hơn 1,4 triệu tấn với kim ngạch hơn 285,8 triệu USD, tăng 146,6% về lượng và tăng 87% về trị giá so với cùng kỳ.
Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Liên tục tìm cách đa dạng hóa thị trường và khách hàng, linh hoạt thích ứng, nhiều doanh nghiệp đã hái quả ngọt khi có đủ đơn hàng cho cả năm 2024.
Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Sự nỗ lực của các bên sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê đáp ứng yêu cầu Quy định chống phá rừng của EU (EUDR).
Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng cao. Đáng chú ý, thị trường Hàn Quốc, Thái Lan có mức tăng đột biến.
Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Tại nhiều vùng trồng thanh long ở Tiền Giang, Long An, Bình Thuận giá thanh long đang dao động quanh mức 30.000 - 40.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg.
Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê toàn cầu tăng mạnh, Robusta chính thức vượt mốc 4.000 USD/tấn.Những lo ngại về vụ mùa cà phê ở Brazil và Việt Nam thúc đẩy hoạt động mua của các quỹ
Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang hồi hộp theo dõi diễn biến các xung đột cũng như những tác động sau đó để tìm giải pháp ứng phó.
Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu 1,51 triệu tấn lúa mì. Brazil là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm 42,7% về lượng và 38,6% kim ngạch nhập khẩu lúa mì cả nước.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Hàng dệt may Việt Nam bớt dần áp lực khi những quốc gia cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng này gần như đã hết dư địa để tiếp tục giảm giá nội tệ.
Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Logistics xanh vẫn đang là một khái niệm tương đối mới đối với Việt Nam và doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với nhiều thách thức khi hướng đến mục tiêu này.
Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Giá cà phê xuất khẩu Robusta và Arabica đang diễn biến theo chiều hướng liên tục 'leo thang', giá tuần sau 'xô đổ' kỷ lục của tuần trước.
Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Tính đến ngày 15/3/2024, Canada đã nhập khẩu hơn 8 triệu USD cá tra từ Việt Nam, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024, chiếm 53,4% tổng lượng và chiếm 54,3% tổng kim ngạch nhập khẩu ngô.
Tiếp cận thị trường Mỹ và những lưu ý cho doanh nghiệp

Tiếp cận thị trường Mỹ và những lưu ý cho doanh nghiệp

Bên cạnh năng lực cung ứng, giá cả cạnh tranh, doanh nghiệp Việt còn phải đáp ứng thêm các tiêu chuẩn về sản phẩm xanh, sạch, có trách nhiệm với môi trường.
Xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc tăng 72,3%

Xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc tăng 72,3%

Xuất khẩu ớt trong tháng 3 đạt 1.523 tấn với trị giá 4,2 triệu USD, tăng mạnh 72,3% so với tháng 2/2024.Trung Quốc nhập khẩu 1.339 tấn, chiếm gần 88% sản lượng.
Hơn 3 tháng, giá cà phê Robusta đã tăng gần 50% so với  cuối năm 2023

Hơn 3 tháng, giá cà phê Robusta đã tăng gần 50% so với cuối năm 2023

Giá cà phê Robusta nhân xô cuối tuần trước lại lập kỷ lục mới. Hơn 3 tháng, giá Robusta đã tăng gần 50% so với hồi cuối năm 2023, Arabica tăng xấp xỉ 20%.
Xuất khẩu tuần từ 8-14/4: 2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

Xuất khẩu tuần từ 8-14/4: 2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số; XK sắn thu về về hơn 142 triệu USD là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 8-14/4.
Giá cà phê liên tục phá vỡ các kỷ lục, Robusta leo lên mức cao kỷ lục mới

Giá cà phê liên tục phá vỡ các kỷ lục, Robusta leo lên mức cao kỷ lục mới

Giá cà phê vẫn trong xu hướng tăng mạnh của thị trường, do mối lo ngại về vụ mùa cà phê ở các nhà sản xuất hàng đầu như Brazil và Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động