Thứ sáu 16/05/2025 18:21

Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý thương mại điện tử

Bộ Khoa học và Công nghệ đang phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông để hoàn thiện chính sách liên quan tới thương mại điện tử.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Khoa học và Công nghệ chiều ngày 4/7/2024, một trong những nội dung được các phóng viên đặt câu hỏi là vấn đề hàng giả, hàng nhái khi thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh.

Bà Nguyễn Như Quỳnh- Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu tại họp báo. Ảnh: BTC

Liên quan đến nội dung này bà Nguyễn Như Quỳnh- Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ nêu cụ thể, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử mang lại cho xã hội nhiều lợi ích, nhưng cũng rất nhiều thách thức.

Cũng theo bà Quỳnh, các cơ quan chức năng đang gặp một số khó khăn khi xử lý hàng nhái, hàng giả trong môi trường thương mại điện tử. Đơn cử, khi mua bán, khách hàng có thể thấy hiển thị địa chỉ của nơi bán. Nhưng khi cơ quan có thẩm quyền đến địa chỉ đó thì hầu hết không phải là nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn khi xác định hành vi vi phạm. Cụ thể, trên giao diện điện tử, khách hàng nhận thấy hình ảnh chụp túi Louis Vuitton và có đơn khiếu nại vì nhận được hàng giả. Nhưng khi cơ quan chức năng đến nơi kiểm tra thì bên vi phạm lại trưng hình ảnh phóng to cho thấy đó không phải là hình ảnh biểu tượng của nhãn hiệu Louis Vuitton.

Hay có những tình huống sau khi nhận được khiếu nại, cơ quan chức năng đến kiểm tra thì đối tượng đã kịp xóa bỏ hành vi vi phạm trên môi trường thương mại điện tử. "Chúng tôi đang nâng cao năng lực cho cán bộ trong việc xử lý vi phạm trong môi trường thương mại điện tử. Ngoài ra, cùng phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh nhận thức, ý thức cho người mua hàng online, để giúp người mua phân biệt hàng giả, hàng thật”- bà Quỳnh nói.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang chủ trì họp báo. Ảnh: BTC

Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin thêm, là cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có nhiều giải pháp nhằm xử lý và giảm bớt tình trạng này. Theo đó, việc đầu tiên là xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật. Gần đây Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì xây dựng Nghị định 46 sửa đổi Nghị định 99 về quy định xử lý hành chính trong lĩnh vực vi phạm sở hữu công nghiệp. Với Nghị định 46, các hành vi vi phạm trong môi trường thương mại điện tử đã được làm rõ.

Hiện nay Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ được giao chủ trì sửa đổi Thông tư 11 về hướng dẫn thực hiện nghị định về quy định xử lý hành chính trong lĩnh vực vi phạm sở hữu công nghiệp.

"Với việc sửa đổi Thông tư 11, chúng tôi mong muốn giải quyết tốt hơn, hoàn thiện cơ sở pháp lý và hành lang pháp lý cho xử lý vi phạm trong môi trường thương mại điện tử", bà Quỳnh cho biết.

Ngoài ra, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông để hoàn thiện nền tảng pháp lý, các chính sách liên quan tới thương mại điện tử.

Duy Anh
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Phân luồng qua cửa khẩu Kim Thành mùa vải 2025

Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo

Đồng Tháp: Sản phẩm OCOP Tân Hồng bứt tốc nhờ kinh tế số

Sản phẩm hữu cơ chỉ chiếm khoảng 1,46% kim ngạch xuất khẩu

Tuần lễ kết nối giao thương: Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt

Thái Bình đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Cục Hải quan tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Senegal

Gặp gỡ Hàn Quốc 2025: Cơ hội đón sóng hợp tác, đầu tư

Cà Mau mở rộng cơ hội xuất khẩu sang thị trường Singapore

Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ 'Ba kết nối'

Doanh nghiệp Trung Quốc đến TP. Hồ Chí Minh tìm cơ hội giao thương

Triển lãm Top Thai Brands: Khai thác tiềm năng thị trường Việt

Khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025

Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Tăng tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử

Hải quan khu vực II cảnh báo thủ đoạn buôn lậu mới

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại