Tiền Giang: Hàng loạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Quản lý thị trường 16/11/2023 16:40 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tại Tiền Giang, từ đầu năm đến nay tình sản xuất, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc vẫn diễn biến phức tạp. Đặc biệt là với các mặt hàng mỹ phẩm, phân bón, thực phẩm... Điển hình như với lĩnh vực mỹ phẩm, trong các ngày 28/9, 5/10 và 2/11/2023, Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường Tiền Giang đã kiểm tra đột xuất tại 3 hộ kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn thị xã Gò Công. Các trường hợp này được kiểm tra sau khi theo dõi, thẩm tra, xác minh thông tin về việc các cá nhân sử dụng tài khoản zalo, facebook để livestream bán hàng có dấu hiệu vi phạm.
Qua kiểm tra thực tế hàng hóa đang kinh doanh tại các cơ sở, Đội Quản lý thị trường số 2 phát hiện hơn 110 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm như sữa tắm, xà phòng, son môi, nước hoa, kem ủ trắng da, kem dưỡng da mặt, nước dưỡng da mặt… không rõ nguồn gốc xuất xứ.
![]() |
Lực lượng chức năng tiêu hủy các sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu |
Tại thời điểm kiểm tra, chủ các cơ sở không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ số hàng nói trên.
Đội Quản lý thị trường số 2 đã lập biên bản vi phạm và ban hành Quyết định xử phạt vi pham hành chính đối với các trường hợp vi phạm với tổng số tiền gần 5 triệu đồng. Đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy toàn bộ sản phẩm mỹ phẩm vi phạm với tổng trị giá gần 7 triệu đồng.
Được biết thời gian qua, các Đội Quản lý thị trường Tiền Giang đã liên tục kiểm tra, phát hiện hàng loạt các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm các loại trên địa bàn. Trong đó chỉ tính riêng từ tháng 10 đến nay, các Đội Quản lý thị trường đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 10 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: Xử lý 2.626 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 361 tỷ đồng trong tháng 11

Tuyên Quang: Tạm giữ 3 tấn đường cát nhập lậu không rõ nguồn gốc

Lạng Sơn: Tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính trị giá hơn 7 tỷ đồng

Nhận diện mánh khóe của các đối tượng buôn bán hàng giả, hàng nhái

Bốn giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chống hàng giả trên thương mại điện tử
Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Buôn bán hàng giả, hàng lậu vẫn phức tạp

Hà Nội: Tạm giữ lô hàng hóa giả mạo nhãn hiệu SKF được bảo hộ tại Việt Nam

Bắc Ninh: Xử phạt 60 triệu đồng, buộc tiêu hủy hơn 400 kg khí cười

Nghệ An: Xử phạt 944 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Cảnh báo mạo danh cán bộ, phóng viên của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia

Điều chỉnh thói quen tiêu dùng để không “tiếp tay” cho hàng giả

Khánh Hòa: 10 tháng đầu năm phát hiện 56 vụ vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng nhái

TP. Hồ Chí Minh: Xử phạt cơ sở kinh doanh không có đăng ký và buộc tiêu hủy hàng hóa nhập lậu

Đồng Tháp: Bắt đối tượng vận chuyển 4.500 bao thuốc lá ngoại từ Campuchia về Việt Nam

Kiên Giang: Bắt giữ tàu vận chuyển 30.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc

Quảng Ninh: Tiêu hủy trên 15.000 sản phẩm nhập lậu và không rõ nguồn gốc

Kiên Giang: Lực lượng Quản lý thị trường nhận thư cảm ơn của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Phòng, chống hàng giả trên không gian mạng: Doanh nghiệp phải tăng tính chủ động

Cảnh sát biển 4 bắt giữ tàu vận chuyển 80.000 lít dầu DO trái phép

Hậu Giang: Tiến hành tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá gần 3 tỷ đồng

Nghệ An: Phát hiện đối tượng mua bán gần 130 kg pháo hoa

Cao Bằng: Tạm giữ 2.500 sản phẩm thuốc lá điện tử mang nhãn hiệu YOOZ ZERO POD

Quảng Bình: Phát hiện xe khách hoán cải vận chuyển hơn 6.000 sản phẩm không rõ nguồn gốc

Bên trong Phòng trưng bày nhận diện hàng thật, hàng giả có gì đặc biệt?
