Tiền Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP

Nhằm hỗ trợ hiệu quả cho các sản phẩm OCOP, công tác xúc tiến thương mại và thương mại hóa sản phẩm đã được tỉnh Tiền Giang triển khai tích cực, hiệu quả.
Chùm ảnh: Phiên chợ sản phẩm OCOP - đặc sản địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu: Nâng tầm giá trị của sản phẩm OCOP Khai mạc Hội chợ triển lãm cà phê và sản phẩm OCOP

Phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) chính thức triển khai trên cả nước từ năm 2018. Tại tỉnh Tiền Giang, Chương trình OCOP được tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh triển khai thực hiện. Đồng thời xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm khai thác tiềm năng, nâng tầm giá trị hàng hóa nông sản, phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Tiền Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP
Sản phẩm OCOP của Tiền Giang phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng.

Từ khi triển khai chương trình, sản phẩm OCOP của Tiền Giang phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng qua hằng năm. Cụ thể, nếu như đến cuối năm 2023, toàn tỉnh Tiền Giang chỉ có 180 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh (95 sản phẩm 4 sao và 85 sản phẩm 3 sao).

Thì đến nay, toàn tỉnh Tiền Giang đã có 350 sản phẩm OCOP của 165 chủ thể, gồm: 31 hợp tác xã, 54 doanh nghiệp và 80 hộ sản xuất kinh doanh. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao (Trà trái mãng cầu xiêm Vĩnh Phát); 17 sản phẩm tiềm năng 5 sao (gồm: Điểm Du lịch Trại rắn Đồng Tâm và 16 sản phẩm socola đang hoàn thiện hồ sơ để trình Trung ương); 82 sản phẩm 4 sao (trong đó 14 sản phẩm đã đánh giá cấp huyện chờ đánh giá cấp tỉnh) và 250 sản phẩm 3 sao.

Có thể thấy, hơn 7 năm thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, Chương trình đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Tiền Giang về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu để gia tăng giá trị sản phẩm OCOP, như: Lúa gạo, sản phẩm từ cây ăn trái và thuỷ sản. Đặc biệt, đã có hơn 160 sản phẩm OCOP khai thác hiệu quả vùng nguyên liệu địa phương, như: sầu riêng, xoài, thanh long, khóm, gạo đặc sản.

Ông Trần Văn Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tiền Giang - đánh giá: "Chương trình OCOP đã đem lại hiệu quả tích cực, phát triển sản phẩm đặc trưng, truyền thống của tỉnh. Đồng thời góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, nâng tầm giá trị hàng hóa nông sản. Qua đó, đáp ứng nhu cầu thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế".

Tăng cường xúc tiến nâng cao giá trị sản phẩm

Thời gian qua, tỉnh Tiền Giang đã có nhiều giải pháp thực hiện có hiệu quả chương trình OCOP. Cụ thể, sau khi các chủ thể sản phẩm OCOP được công nhận, công tác quảng bá, xúc tiến thương mại và thương mại hóa sản phẩm OCOP tại tỉnh Tiền Giang đã được triển khai tích cực, đa dạng.

Tiền Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP

Tiền Giang đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm

Đặc biệt, với sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành nhằm hỗ trợ hiệu quả cho các sản phẩm OCOP và đặc sản địa phương được tiêu thụ tốt thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, giới thiệu trên các trang thương mại điện tử; xây dựng điểm trưng bày và bán sản phẩm OCOP; kết nối với hệ thống siêu thị, nhà phân phối để nông dân, hợp tác xã ký gửi sản phẩm.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Lưu Văn Phi - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang - cho biết: Để nâng cao giá trị, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP, Sở đã và đang đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, truyền thông rộng rãi cho sản phẩm OCOP.

Theo đó, Sở phối hợp với các đơn vị liên quan cùng doanh nghiệp đồng hành để phối hợp tổ chức các chương trình hội chợ, hội nghị kết nối giao thương, tuần lễ giới thiệu, triển lãm sản phẩm trong và ngoài nước. Qua đó, giúp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất liên kết, kết nối với hệ thống siêu thị, nhà phân phối để nông dân, hợp tác xã ký gửi và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Đồng thời nâng cao giá trị và mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm OCOP của tỉnh..

Tiền Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP
Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm OCOP của Tiền Giang với khách hàng, tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của Tiền Giang tại TP. Hồ Chí Minh.

Song song đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên môi trường công nghệ số, các trang mạng, sàn thương mại điện tử uy tín cho các sản phẩm OCOP của tỉnh; lồng ghép với các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư, du lịch, thương mại để giới thiệu sâu các sản phẩm thế mạnh, tiêu biểu của tỉnh đến khách hàng trong ngoài nước.

“Sở cập nhật thông tin, hướng dẫn và đăng tải sản phẩm OCOP lên Sàn giao dịch điện tử Tiền Giang, đồng thời gửi thông tin cho các doanh nghiệp qua email. Hiện có 40 tài khoản của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh và 366 tài khoản cá nhân trên sàn. Trong đó hơn 60% là chủ thể doanh nghiệp có sản phẩm OCOP”, Giám đốc Sở Công Thương thông tin.

Theo ghi nhận, nhiều sản phẩm sau khi được công nhận đạt chuẩn OCOP đã xây dựng được thương hiệu và có thị trường tiêu thụ ngày càng rộng mở, tạo được niềm tin của người tiêu dùng. Trong đó, có nhiều sản phẩm OCOP của Tiền Giang đã có mặt tại các cửa hàng tiện ích trong và ngoài tỉnh, các hệ thống siêu thị lớn, với doanh số bán hàng từ hàng trăm triệu đồng trở lên.
Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Muốn nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm bắt buộc phải đổi mới tư duy và cách làm, phải lấy khoa học công nghệ, chuyển đổi số làm nền tảng
Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Nhằm bảo vệ hàng hoá xuất khẩu tại thị trường Ấn Độ, việc tăng cường cảnh báo sớm, ứng phó từ xa cần được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ.
Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Nhiều sàn thương mại điện tử lớn đã triển khai hàng loạt chiến dịch, giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số trong mùa hè 2025.
Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục 9,18 triệu tấn với kim ngạch 5,75 tỷ USD. Kết quả này có công từ công tác chọn tạo giống.
Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Ngày 10/5 tới đây, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, Vinachem sẽ ra mắt Sàn thương mại điện tử Vinachemmart và bộ sản phẩm hàng tiêu dùng Vinachem.

Tin cùng chuyên mục

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Giữ vững vị thế sầu riêng Việt cần nền tảng pháp lý vững chắc, tiêu chuẩn kỹ thuật đồng bộ và một hệ thống quản lý chủ động, minh bạch.
Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Australia vừa hoàn tất đánh giá rủi ro cho quả bưởi Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu sản phẩm bưởi vào thị trường này.
Lý do tổ yến

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Hiện có hơn 4 tấn tổ yến tinh chế và hàng triệu sản phẩm tổ yến được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, giá trị hơn 4 triệu USD, khiêm tốn so với tiềm năng.
Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Xu hướng khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu Việt Nam đang gia tăng, vì thế cảnh báo sớm đang được đẩy mạnh.
Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Xây dựng thành công thương hiệu là điều bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn, đặc biệt là ở thị trường nước ngoài.
Giải

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

Dù thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh ở Việt Nam, nhưng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành này lại đang thiếu trầm trọng.
VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Gần 500 thương hiệu quốc tế tham dự VPPE 2025 tại Bình Dương, giới thiệu công nghệ xanh, tìm kiếm đối tác, thúc đẩy phát triển ngành giấy và bao bì Việt Nam.
Hà Giang: Dòng chảy số gỡ

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh khẳng định: “Dòng chảy số” sẽ là động lực nâng giá trị nông sản, giúp người dân vượt “điểm nghẽn”.
Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Hồ sơ xây dựng Luật Thương mại điện tử của Bộ Công Thương được Bộ Tư pháp cùng đại diện nhiều bộ, ngành, cơ quan đánh giá cao.
Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Xúc tiến thương mại với nhiều hoạt động tích cực và hiệu quả đã và đang giúp doanh nghiệp mở rộng, đa dạng thị trường góp phần ổn định xuất khẩu.
Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

4 tháng năm 2024, giá cà phê xuất khẩu tăng 67,5% kéo xuất khẩu cà phê tăng 51,1%. Cà phê Robusta Việt Nam ngày càng được thị trường thế giới ưa chuộng.
Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc 2025 quy tụ 180 gian hàng, kết nối sản phẩm vùng miền với thị trường và thúc đẩy tiêu thụ nông sản.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Bốn tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Đa dạng hóa thị trường, tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động thích ứng với biến động của thị trường.
Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Theo số liệu từ Chi cục Thống kê Hà Nội, 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 12,3%.
Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần phải có những thay đổi gì để tiếp tục phát triển và tránh 'lép vế' so với thương mại điện tử xuyên biên giới?
Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Để nâng kim ngạch thương mại, cùng với lĩnh vực truyền thống, Việt Nam - Kazakhstan cần mở rộng hợp tác sang các ngành công nghiệp nền tảng, có tính đột phá.
Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

4 tháng năm 2025, tất cả các nhóm hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đều tăng so với cùng kỳ đã đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7%.
Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Theo Cục Hải quan, quý 1/2025, xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Mobile VerionPhiên bản di động