Tích cực quảng bá thực phẩm, đồ uống Việt Nam tại thị trường Nhật Bản
Thông tin thương vụ 10/03/2022 16:07 Theo dõi Congthuong.vn trên
Ngành hàng tiềm năng
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nhật Bản năm 2021 đạt 42,7 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm 2020; trong đó, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật Bản đạt 20,1 tỷ USD, tăng 4,4%; nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 22,6 tỷ USD, tăng 11,3%. Xuất khẩu nhóm hàng nông thủy sản – thực phẩm của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2020 đạt 1,8 tỷ USD, giảm 0,5% so với năm 2020.
Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn đối với các sản phẩm nông thủy sản-thực phẩm nước ngoài, bao gồm cá và sản phẩm chế biến từ cá, tôm, lươn, thịt và những sản phẩm từ thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, rau quả tươi và chế biến, cà phê… Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia có thế mạnh về những mặt hàng nói trên và có khả năng cung ứng tốt cho thị trường Nhật Bản.
Các mặt hàng của Việt Nam đã xuất hiện trên các kệ hàng của các chuỗi siêu thị lớn tại Nhật Bản, như AEON, Donkihote, Itoyokado… Theo kế hoạch của Tập đoàn AEON, nhà phân phối lớn của Nhật Bản sẽ nâng giá trị xuất khẩu hàng Việt Nam sang Nhật lên 1 tỷ USD (khoảng 110 tỷ yên) vào năm 2025, gấp khoảng 4 lần so với năm 2017.
Nhiều hoạt động triển lãm được tổ chức
Từ ngày 8 – 11/3, Triển lãm quốc tế Thực phẩm – Đồ uống FOODEX Japan 2022 - triển lãm chuyên ngành về thực phẩm và đồ uống lớn nhất Nhật Bản được tổ chức tại Trung tâm triển lãm quốc tế Makuhari Messe, tỉnh Chiba, Nhật Bản. Được tổ chức lần đầu vào năm 1976, Foodex Japan là triển lãm thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp trên khắp thế giới bởi đây là cơ hội để quảng bá và thúc đẩy xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Đông Bắc Á này.
![]() |
Gian hàng Việt Nam tại FOODEX 2022 |
Theo thống kê của Ban tổ chức, Triển lãm FOODEX Japan 2021 đã thu hút hơn 1300 công ty Nhật Bản và nước ngoài đăng ký trưng bày sản phẩm tại gần 1500 gian hàng; cùng với 25.700 lượt khách tới tham quan và làm việc (bao gồm các công ty thương mại, nhà bán buôn/bán lẻ, các nhà sản xuất, người tiêu dùng trực tiếp…).
Tại sự kiện năm nay, FOODEX quy tụ nhiều công ty lớn của Nhật Bản chuyên nhập khẩu và kinh doanh hàng thực phẩm – đồ uống từ Việt Nam. Khu gian hàng quốc gia Việt Nam gồm 10 gian hàng của 5 công ty nhập khẩu có uy tín trong cộng đồng người Việt tại Nhật.
Sản phẩm trưng bày tại khu gian hàng Việt Nam bao gồm đa dạng các loại thực phẩm và đồ uống như: bún - miến - phở khô, trái cây đông lạnh và sấy khô, hạt điều rang muối, các loại nước chấm và gia vị, cà phê rang xay và pha sẵn, bia - rượu - nước giải khát, nước cốt dừa – sữa dừa chế biến... Các sản phẩm được lựa chọn kỹ lưỡng, bố trí trưng bày bắt mắt và thu hút nhiều khách tham quan.
Các sản phẩm của Việt Nam cũng thu hút được sự chú ý đối với các nhà nhập khẩu nước bạn, đặc biệt là đối với hàng nông sản. Mặc dù vậy, để hàng hoá Việt Nam có thể thâm nhập sâu vào thị trường này, một nhà nhập khẩu Nhật Bản đã lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý tới việc sử dụng hoá chất khi xuất khẩu sang nước này vì người tiêu dùng nơi đây thường ưa thích các sản phẩm không có hoá chất độc hại cho cơ thể.
Theo ông Tạ Đức Minh - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, tất cả các nông sản và thực phẩm của Việt Nam trưng bày tại triển lãm đều đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm khắt khe của Nhật Bản và được nhập khẩu chính ngạch. Mục tiêu được đặt ra là giúp các sản phẩm này thâm nhập sâu hơn vào các hệ thống bán lẻ để từ đó giúp người tiêu dùng Nhật Bản tiếp cận một cách dễ dàng hơn.
Trong bối cảnh hàng thực phẩm – đồ uống Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại Nhật Bản nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ người dân Nhật cũng như số lượng ngày càng đông cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản (khoảng 500.000 người năm 2021), Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản tin rằng việc có mặt tại các gian hàng trưng bày tại Triển lãm FOODEX Japan 2022 là cơ hội rất tốt để các sản phẩm có chất lượng của Việt Nam được giới thiệu rộng rãi hơn nữa tới người tiêu dùng Nhật Bản. Các công ty nhập khẩu - kinh doanh hàng Việt Nam cũng có nhiều cơ hội gặp gỡ các đối tác mua hàng mới, từ đó có thể ký kết được các hợp đồng kinh doanh có giá trị, đồng thời góp phần củng cố và nâng cao hình ảnh ẩm thực Việt cũng như thương hiệu hàng nông thủy sản, thực phẩm Việt Nam tại thị trường Nhật Bản.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Nước dừa “product of Vietnam” gây ấn tượng với người tiêu dùng tại Fine Food Australia 2023

Mời doanh nghiệp gặp gỡ với các nhà xuất nhập khẩu Ấn Độ trong lĩnh vực chế biến thực phẩm

Đồng Nai tham dự Hội chợ thực phẩm hữu cơ tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam và các nước ASEAN tại Saudi Arabia tổ chức tuần lễ “Amazing ASEAN 2023” tại siêu thị Lulu

Hoạt động của đoàn công tác Bộ Công Thương tại Ả-rập Xê-út
Tin cùng chuyên mục

Israel nới lỏng các quy định nhập khẩu trang thiết bị y tế

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập lưu ý khi giao dịch thương mại quốc tế

Thương vụ Việt Nam tại Malaysia cảnh báo rủi ro trong giao dịch thương mại

Giải pháp nào tránh bẫy lừa đảo khi xuất khẩu sang Na Uy?

ECOWAS cấm vận kinh tế Niger, doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý gì?

Ấn Độ cấm xuất khẩu cám gạo trích ly mã số HS 2306

Doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội đưa sản phẩm giày dép sang Ấn Độ

Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi kinh doanh với đối tác Ấn Độ

Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tẻ thường (Phi Basmati)

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Jordan: Kết nối đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt

Mời tham dự hội thảo trực tuyến về giải quyết tranh chấp thương mại với đối tác Ấn Độ

Mời tham dự Hội chợ Giày dép Quốc tế Ấn Độ 2023 (IIFF)

Những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận thị trường Ấn Độ

Thương hiệu King Coffee vào hệ thống Costco Wholesale: Tin vui cho cà phê Việt

Tham dự Hội thảo “Hướng dẫn tra cứu thông tin và giải quyết tranh chấp thương mại với đối tác Ấn Độ”

Đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại với đối tác Ấn Độ: Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý gì?

Vietjet Air và Hãng hàng không EL AL của Israel thảo luận cơ hội mở rộng hợp tác

Thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư với khu vực phía Nam bang Gujarat - Ấn Độ

Cảnh báo khó khăn trong thanh toán quốc tế khi xuất khẩu sang Pakistan
