Thuỷ sản Việt Nam được thị trường Thụy Sỹ ưa chuộng

Việt Nam luôn nằm trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Thụy Sỹ. Nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Thuỵ Sỹ dự báo tiếp tục tăng.
Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống các cơ quan thương vụ tại nước ngoài tháng 10 Đồng hành cùng ngành thuỷ sản đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu

Xuất khẩu tăng trưởng tích cực

Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Sỹ dẫn số liệu mới nhất của Hải quan Thụy Sỹ cho thấy, 9 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thụy Sỹ đạt 1,852 tỷ USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Thụy Sỹ đạt 1,428 tỷ USD, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2022; nhập khẩu của Việt Nam từ Thụy Sỹ đạt 423,1 triệu USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Thuỷ sản Việt Nam được thị trường Thụy Sỹ ưa chuộng
Thuỵ Sỹ là thị trường xuất khẩu tiềm năng của thuỷ sản Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Trong số các mặt hàng xuất khẩu chính sang Thụy Sỹ 9 tháng đầu năm 2023, các sản phẩm giày dép (HS 64) và dệt may (HS 61 và HS 62) duy trì tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên các sản phẩm máy móc thiết bị điện và linh kiện (HS 85) có kim ngạch xuất khẩu giảm 26,2%. Xuất khẩu nhóm hàng này sang Thụy Sỹ chủ yếu tập trung vào điện thoại các loại và linh kiện (HS 8517), có kim ngạch giảm 36,0% trong 9 tháng đầu năm 2023, đạt 175,5 triệu USD.

Các sản phẩm khác như đồ da, hàng hóa du lịch, túi xách và sản phẩm tương tự túi… (HS 42); đồ nội thất, bộ đồ giường, đệm (HS 94); thủy sản (HS 03) có kim ngạch xuất khẩu giảm. Đáng lưu ý là xuất khẩu sản phẩm đá quý, kim loại quý (HS 71) sang Thụy Sỹ đã tăng 745% trong 9 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022, đạt 56,1 triệu USD. Tuy nhiên xuất khẩu nhóm hàng này chủ yếu chỉ tập trung trong 3 tháng 3-5/2023. Xuất khẩu các tháng còn lại đạt dưới 1 triệu USD/tháng.

Về thuỷ sản, ông Nguyễn Đức Thương – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Sỹ cho biết, là một nước không có biển, Thụy Sỹ phải nhập khẩu hầu như toàn bộ lượng thủy sản hàng năm. Mỗi năm thị trường Thụy Sỹ tiêu thụ khoảng 75.000-80.000 tấn thủy sản các loại, kể cả tươi sống, đông lạnh và chế biến. Bình quân tiêu thụ thủy sản khoảng 8,5-9,0 kg/người/năm.

Trong số 75.000-80.000 tấn thủy sản các loại được tiêu thụ mỗi năm, thì trong nước chỉ nuôi trồng và chế biến khoảng trên 3.000 tấn thủy sản các loại. Số lượng còn lại Thụy Sỹ phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu. “Trong số thủy sản các loại được nhập khẩu thì ước tính 60% có nguồn gốc từ đánh bắt và 40% có nguồn gốc từ nuôi trồng” – ông Thương cho hay.

Hiện, nhập khẩu thủy sản của Thụy Sỹ tập trung vào nhóm sản phẩm chính là: Thuỷ sản, cá đã chế biến hoặc bảo quản, trứng cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm đã chế biến hoặc bảo quản. Năm 2022, nhập khẩu thủy sản và sản phẩm thủy sản của Thụy Sỹ đạt 77,3 nghìn tấn, kim ngạch đạt 932,2 triệu USD, tăng 2,4% so với năm 2021. Trong 9 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu thủy sản và sản phẩm thủy sản của Thụy Sỹ đạt 54,0 nghìn tấn, kim ngạch đạt 700,5 triệu USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Những năm gần đây, theo ông Nguyễn Đức Thương, Việt Nam luôn nằm trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Thụy Sỹ. Đối với nhóm hàng thủy sản (mã HS03), Việt Nam nằm trong top 4 thị trường nhập khẩu lớn nhất, sau Na Uy, Pháp và Hà Lan.

Đối với nhóm hàng cá đã chế biến hoặc bảo quản, trứng cá (mã HS 1604), Việt Nam cũng thường nằm trong top 10. Còn đối với nhóm hàng động vật giáp xác, động vật thân mềm đã chế biến hoặc bảo quản (mã HS 1605) Việt Nam luôn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Thụy Sỹ.

Hướng tới xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản hữu cơ

Theo Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Sỹ, hiện cơ chế quản lý nhập khẩu cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng thủy sản nhập khẩu của Thụy Sỹ rất tương đồng với những quy định của EU. Nhập khẩu các mặt hàng thủy sản không bị áp dụng hạn ngạch. Khác với thịt và các sản phẩm thịt, thuế nhập khẩu phần lớn các loại thủy sản và sản phẩm thủy sản của Thụy Sỹ là 0%.

Tuy nhiên, cũng như EU, Thụy Sỹ cho rằng đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một vấn đề toàn cầu đe dọa hệ sinh thái biển và hoạt động đánh bắt bền vững. Việc đánh bắt cá IUU gây nguy hiểm cho an ninh lương thực, làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói, gây bất lợi và thiệt hại cho những người đánh bắt cá hợp pháp.

Đáng lưu ý thêm, tại Thụy Sỹ, Pháp lệnh kiểm soát nguồn gốc hợp pháp của các sản phẩm thủy sản biển nhập khẩu (Pháp lệnh IUU) có hiệu lực pháp lý kể từ ngày 1/3/2017. Pháp lệnh quy định rằng các sản phẩm thủy sản chỉ có thể được nhập khẩu nếu có giấy chứng nhận khai thác hợp lệ, chứng nhận nguồn gốc hợp pháp của sản phẩm (trừ 35 nước trong Phụ lục 2, bao gồm 27 nước EU, Na Uy, Iceland, Anh, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Australia và New Zealand.

Các lô hàng thủy sản được đánh bắt có trong Phụ lục 1 của Pháp lệnh IUU phải được đăng ký với Cục An toàn thực phẩm và Vệ sinh dịch tễ liên bang (FSVO) để kiểm tra. Tuy nhiên nếu những lô hàng này đã được thông quan và kiểm tra IUU trước đó tại một nước EU thì không cần kiểm tra nữa.

Kể từ ngày 1/3/2022, các lô hàng thủy sản cần khai báo phải được đăng ký thông qua ứng dụng INPEC trên Cổng thông tin IUU. Cổng thông tin IUU của ứng dụng INPEC cho phép đăng ký số hóa và xử lý các biện pháp kiểm soát IUU trên các lô hàng thủy sản.

Thống kê sơ bộ cho thấy có khoảng 200 doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh thủy sản trên thị trường Thụy Sỹ. Ngoài ra còn nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh thủy sản cùng với các sản phẩm khác. Hệ thống bán lẻ chiếm khoảng 40% khối lượng thủy sản tiêu thụ trên thị trường Thụy Sỹ (khoảng 30.000-31.000 tấn/năm). Hệ thống khách sạn, nhà hàng… chiếm khoảng 55% lượng tiêu thụ (khoảng 42.000 tấn/năm).

Các hình thức phân phối còn lại như bán hàng trực tiếp chiếm khoảng 5% (khoảng 3.800-4.000 tấn/năm). Trong hệ thống bán lẻ thì riêng 2 chuỗi siêu thị lớn nhất Thụy Sỹ là Migros và Coop đã chiếm đến 80% tổng lượng tiêu thụ, tương đương khoảng 24.500-25.000 tấn/năm. Các nhà bán lẻ còn lại tiêu thụ khoảng 6.000 tấn/năm.

Nhận định về triển vọng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Thuỵ Sỹ, ông Thương cho hay, năm 2024. dự kiến nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của Thuỵ Sỹ sẽ tăng 4,6%, trong đó xu hướng tiêu thụ tăng dần với sản phẩm hữu cơ. "Các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường đầu tư cho thuỷ sản chế biến, xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản hữu cơ nhằm nắm bắt cơ hội tiêu dùng này của Thuỵ Sỹ, đồng thời đẩy mạnh liên kết xuất khẩu để duy trì đối tác kinh doanh" - ông Nguyễn Đức Thương khuyến nghị.

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu thủy sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Mời tham dự Triển lãm toàn cầu Bharat Mobility 2025

Mời tham dự Triển lãm toàn cầu Bharat Mobility 2025

Từ ngày 17-22/1/2025, Triển lãm toàn cầu về lĩnh vực ô tô ‘Bharat Mobility 2025” sẽ diễn ra tại TP. Greater Noida, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út kiến nghị Bộ Công Thương tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm việc tại thương vụ.
Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Chiều ngày 19/12, tại Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Chi nhánh Thương vụ khu vực thị trường châu Á - châu Phi, Thương vụ tại Maroc đã có kiến nghị.
Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Tham tán thương mại Việt Nam tại Israel đã tháo gỡ nhiều khó khăn lớn mà các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường này.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập trung phát triển các mặt hàng nông sản chủ lực.

Tin cùng chuyên mục

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương đề nghị thương vụ cung cấp thường xuyên, đầy đủ thông tin ở các thị trường để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt, Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga,... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12.
Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Với dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn, doanh nghiệp Việt kỳ vọng sẽ kết nối sâu hơn với các đối tác Nhật Bản.
Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Surajkund, Faridabad, bang Haryana, Ấn Độ sẽ diễn ra từ ngày 7-23/2/2025.
Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh cam kết phát huy vai trò cầu nối đưa hàng nông sản Việt thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.
Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Ông Nguyễn Duy Hưng, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập khẳng định: Ai Cập đã có phản hồi tích cực với đề xuất đàm phán FTA từ Việt Nam.
Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Với các nước châu Á, Việt Nam đã ký kết 14 FTA, chiếm tới 82% tổng số FTA đã ký, giúp thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam ngày càng được mở rộng.
Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia chia sẻ thách thức và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững khi Indonesia thực hiện chiến lược tự chủ lương thực.
Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở 'cánh cửa' điện hạt nhân cho Việt Nam

Từ thực tiễn triển khai SMR trong cơ cấu nguồn điện của Hàn Quốc, Tham tán Phạm Khắc Tuyên đã đưa ra những gợi ý và chính sách đối với Việt Nam.
Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại thị trường Philippines cho rằng, cần giữ vững thị trường xuất khẩu gạo truyền thống Philippines nhằm ổn định xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Chiều ngày 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Chi nhánh Thương vụ khu vực thị trường châu Á - châu Phi.
Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Trong khuôn khổ của chuyến công tác tại Nhật Bản, sáng 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024.
Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Ngày 19/12, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức toạ đàm nhằm nâng cao nhận thức, hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày chuyển đổi xanh trong EVFTA.
Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Doanh nghiệp Nhật Bản góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Doanh nghiệp Nhật Bản góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam

Sáng ngày 19/12, tại Nhật Bản, trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản 2024, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu đã có bài phát biểu.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine, Ukraine từ chối đề nghị của Hungary... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12.

'Làn gió mới' trong chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shigeru Ishiba

Thủ tướng Shigeru Ishiba mang đến 'làn gió mới' cho Nhật Bản với chính sách đối nội sâu rộng, đối ngoại cân bằng, hướng tới hòa bình và phát triển bền vững.
Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc lần đầu tiên công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) siêu thanh MD-22.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn BP về hợp tác phát triển năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn BP về hợp tác phát triển năng lượng

Sáng 17/12/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với đại diện Tập đoàn BP, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Kinh tế Nhật Bản ghi nhận tăng trưởng nhưng vẫn còn đó khó khăn

Kinh tế Nhật Bản ghi nhận tăng trưởng nhưng vẫn còn đó khó khăn

Kinh tế Nhật Bản ghi nhận mức tăng trưởng nhẹ trong quý 3 nhưng vẫn đối mặt nhiều thách thức từ xuất khẩu, đồng Yên mất giá và chính sách tiền tệ.
Việt Nam - Nhật Bản:

Việt Nam - Nhật Bản: 'Đón sóng' hợp tác thương mại trong khuôn khổ CPTPP và IPEF

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản 2024 khởi sắc với sự bổ sung lẫn nhau trong cơ cấu hàng hóa, tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA mở ra triển vọng phát triển.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động