Thương vụ Việt Nam tại Pakistan cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới trong buôn bán quốc tế

Theo Thương vụ Việt Nam tại Pakistan, Công ty A (Việt Nam) có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu chế biến thủy sản xuất khẩu.
Cảnh báo khó khăn trong thanh toán quốc tế khi xuất khẩu sang Pakistan Thị trường Pakistan chuộng nhập khẩu những mặt hàng nào của Việt Nam?

Tháng 5/2024, Công ty A nhận được thư chào hàng nguyên liệu thủy sản chất lượng cao với giá hấp dẫn từ khách hàng X (Pakistan) là đại diện của Công ty Y (Pakistan). Kiểm tra thông tin của Công ty Y (Pakistan) theo địa chỉ trang web của Công ty Y (Pakistan), Công ty A (Việt Nam) đánh giá đây là một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn và có uy tín tại Pakistan.

Công ty A lập tức ký hợp đồng và chuyển 5.000 USD tiền đặt cọc. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền đặt cọc khách hàng X (Pakistan) không giao hàng theo thời hạn hợp đồng, không trả lời rõ ràng các chất vấn của Công ty A (Việt Nam). Nghi ngờ độ tin cậy của khách hàng X (Pakistan), ngày 12/06/2024 Công ty A (Việt Nam) gửi thư đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Pakistan và Bộ phận Thương vụ hỗ trợ.

Nhận được đề nghị hỗ trợ của Công ty A (Việt Nam) ngay lập tức Bộ phận Thương vụ đến ngân hàng MCB LTD. (ngân hàng nhận 5.000 USD tiền đặt cọc của Công ty A (Việt Nam)) yêu cầu kiểm tra và phong tỏa tài khoản của khách hàng X (Pakistan). Sau đó, Bộ phận Thương vụ đến trụ sở Công ty Y (Pakistan).

Thương vụ Việt Nam tại Pakistan cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới trong buôn bán quốc tế

Doanh nghiệp thận trọng khi giao dịch thương mại tại Pakistan. Ảnh: TTXVN

Thật bất ngờ, đại diện Công ty Y (Pakistan) thông báo khách hàng X không phải là đại diện của Công ty Y (Pakistan). Công ty Y (Pakistan) không mở tài khoản tại ngân hàng MCB LTD. Khi Bộ phận Thương vụ đưa ra bằng chứng Công ty A (Việt Nam) đã chuyển 5.000 USD tiền đặt cọc vào tài khoản mang tên Công ty Y (Pakistan) tại ngân hàng MCB LTD. thì đại diện Công ty Y (Pakistan) khẳng định đây là một hành vi lừa đảo bằng cách mở tài khoản mang tên Công ty Y (Pakistan) một cách trái phép.

Trên cơ sở thông tin của Công ty Y (Pakistan) Bộ phận Thương vụ cảnh báo Công ty A (Việt Nam) và đề nghị chấm dứt giao dịch với khách hàng X (Pakistan).

Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì, Công ty A (Việt Nam) không xem xét cảnh báo, không thực hiện đề nghị của Bộ phận Thương vụ và tiếp tục giao dịch với khách hàng X (Pakistan). Có thể là nhu cầu nguyên liệu của Công ty A (Việt Nam) quá cao? Có thể là chào hàng của khách hàng quá hấp dẫn? Có thể lòng tin của công ty vào Bộ phận Thương vụ không cao?

Ngày 13/08/2024, Công ty A (Việt Nam) gửi thư đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Pakistan và Bộ phận Thương vụ hỗ trợ về việc Công ty A (Việt Nam) đã ký hợp đồng với Công ty Z (Pakistan) mua 01 container cá mú (grouper) chất lượng cao (size 1000-up là chủ yếu) trị giá 81.900 USD, đã thanh toán 71.900 USD, Công ty Z (Pakistan) đã giao hàng nhưng sau đó không gửi chứng từ giao hàng và cắt đứt liên lạc.

Mặc dù ngày 14/08/2024 là ngày nghỉ lễ Quốc khánh của Pakistan nhưng vì tính chất nghiêm trọng của vụ việc nên Bộ phận Thương vụ đã tìm cách liên hệ với đại diện Công ty Z (Pakistan) theo tố cáo của Công ty A (Việt Nam) và mời đến trụ sở Thương vụ làm việc. Kết quả như sau:

1/ Đại diện Công ty Z (Pakistan) khẳng định không nhận được số tiền 71.900 USD. Tài khoản mang tên Công ty Z (Pakistan) mở tại ngân hàng Meezan Bank Limited (đã nhận 71.900 USD) không phải là tài khoản của Công ty Z (Pakistan).

2/ Đại diện Công ty Z (Pakistan) khẳng định theo yêu cầu của 1 đối tác Pakistan, Công ty Z (Pakistan) đã giao 01 container cá mú chất lượng thấp (size 300/500 là chủ yếu) và đã lập hóa đơn thanh toán trị giá 41.775 USD trong đó Công ty Z (Pakistan) đã nhận được 5.000 USD tiền đặt cọc.

3/ Đại diện Công ty Z (Pakistan) cho rằng, đối tác Pakistan đã mở tài khoản mạo danh Công ty Z (Pakistan) tại ngân hàng Meezan Bank Limited để lừa đảo.

4/ Bộ phận Thương vụ nhận định, đối tác Pakistan này chính là khách hàng X (Pakistan) đã tìm cách lừa Công ty A (Việt Nam) bằng thủ đoạn mở tài khoản mạo danh Công ty Y (Pakistan) tại ngân hàng MCB Ltd. Bộ phận Thương vụ đã cảnh báo đề nghị Công ty A (Việt Nam) chấm dứt quan hệ với khách hàng X (Pakistan).

5/ Bộ phận Thương vụ yêu cầu đại diện Công ty Z (Pakistan) liên hệ ngay với ngân hàng Meezan Bank Limited để phong tỏa ngay số tiền 71.900 USD. Tuy nhiên, số tiền này được chuyển từ ngày 31/07/2024. Nguy cơ rất cao là đối tượng lừa đảo đã rút hết số tiền này ra khỏi tài khoản.

Khách hàng X (Pakistan) đã lừa đảo như thế nào?

Theo hồ sơ, có thể nhận định khách hàng X (Pakistan) đã tìm cách mở tài khoản mạo danh Công ty Z (Pakistan) tại ngân hàng Meezan Bank Limited, sau đó ký hợp đồng với Công ty A (Việt Nam) với tên và địa chỉ thật của Công ty Z (Pakistan), với tài khoản mạo danh Công ty Z (Pakistan) tại ngân hàng Meezan Bank Limited. Sau đó khách hàng X (Pakistan) ký hợp đồng với Công ty Z (Pakistan), đặt cọc cho Công ty Z (Pakistan) 5.000 USD để Công ty Z (Pakistan) giao 01 container cá mú chất lượng thấp (size 300/500 là chủ yếu).

Sau đó, khách hàng X (Pakistan) yêu cầu Công ty Z (Pakistan) gửi bản sao B/L (thật 100 %), bản sao giấy chứng nhận chất lượng (thật 100 %), bản sao giấy chứng nhận xuất xứ (thật 100%). Khách hàng X (Pakistan) chỉ còn phải làm mỗi một việc là lập hóa đơn thương mại (giả 100%), phiếu đóng gói (giả 100%) là có đủ bộ bản sao chứng từ giao hàng gửi cho Công ty A (Việt Nam) yêu cầu thanh toán. Chắc chắn là Công ty A (Việt Nam) có “”36 phép thần thông của Tề Thiên Đại Thánh”” cũng không thể phát hiện ra được đây là bộ chứng từ giao hàng giả mạo.

Trước đó, sau khi ký hợp đồng với Công ty Z (Pakistan) khách hàng X (Pakistan) đã yêu cầu Công ty Z (Pakistan) gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (thật 100%), giấy phép xuất khẩu thủy sản (thật 100%) để gửi cho Công ty A (Việt Nam) để tạo độ tin cậy.

Trước đó nữa, khách hàng X (Pakistan) sau khi mở tài khoản mạo danh Công ty Y (Pakistan) tại ngân hàng MCB Ltd. chắc chắn đã tìm cách ký hợp đồng với Công ty Y (Pakistan) để lừa Công ty A (Việt Nam) nhưng có lẽ vì Công ty Y (Pakistan) là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn và có uy tín nên khách hàng X (Pakistan) không thực hiện được âm mưu lừa đảo, dẫn đến việc không giao hàng theo thời hạn hợp đồng, không trả lời rõ ràng các chất vấn của Công ty A (Việt Nam).

Làm thế nào để chống lại thủ đoạn lừa đảo mới này?

Bộ phận Thương vụ đã khiếu nại và cảnh báo ngân hàng MCB LTD. phải chịu trách nhiệm về việc để cho khách hàng mở tài khoản trái quy định để thực hiện hành vi lừa đảo. Dự kiến, Bộ phận Thương vụ sẽ tiếp tục khiếu nại và cảnh báo ngân hàng Meezan Bank Limited với nội dung tương tự và thông báo cho Ngân hàng nhà nước Pakistan kiến nghị kiểm tra và chấn chỉnh các ngân hàng thương mại Pakistan không để cho khách hàng mở tài khoản trái quy định để thực hiện hành vi lừa đảo.

Đối với doanh nghiệp, Bộ phận Thương vụ xin kiến nghị doanh nghiệp đứng lên “đi buôn”. Đối với các số tiền nhỏ thì có thể chấp nhận rủi ro 100%. Đối với số tiền lớn như 71.900 USD thì cần chấp nhận chi phí 1.000-2.000 USD để sang tận nơi ”tay bắt, mặt mừng’’ với đối tác, kết hợp thêm khảo sát thị trường, mở rộng quan hệ, giúp giảm thiểu rủi ro và có khi còn tìm thêm được nhiều mặt hàng mới, kết nối được với nhiều đối tác mới, mang lại lợi ích lớn gấp nhiều lần chi phí bỏ ra.

Nguyễn Thị Điệp Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đẩy mạnh hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia

Đẩy mạnh hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia

Nhằm tăng cường hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Tunisia đã thực hiện chương trình công tác tại thủ đô Tunis.
Algeria ấn định giá trần cà phê và biên độ lợi nhuận đối với nhà nhập khẩu

Algeria ấn định giá trần cà phê và biên độ lợi nhuận đối với nhà nhập khẩu

Algeria ấn định giá trần với cà phê tiêu thụ và biên độ lợi nhuận trần khi nhập khẩu cũng như phân phối, bán buôn và bán lẻ mặt hàng này trên thị trường sở tại.
Thương vụ Việt Nam tại Pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, giao lưu thương mại giữa doanh nghiệp hai nước

Thương vụ Việt Nam tại Pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, giao lưu thương mại giữa doanh nghiệp hai nước

Thành phố cảng Marseille và vùng Aix - Marseille Provence là cửa ngõ quan trọng, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam.
Gastech 2024 tại Houston (Hoa Kỳ): Cơ hội tìm hiểu, tiếp cận với các tập đoàn lớn ngành dầu khí quốc tế

Gastech 2024 tại Houston (Hoa Kỳ): Cơ hội tìm hiểu, tiếp cận với các tập đoàn lớn ngành dầu khí quốc tế

Hội nghị Gastech 2024 diễn ra tại TP. Houston-Texas (Hoa Kỳ) là sự kiện toàn cầu dành cho các doanh nghiệp lớn, chuyên gia ngành năng lượng...
Việt Nam quảng bá nông sản và thực phẩm chế biến tại World Food India 2024

Việt Nam quảng bá nông sản và thực phẩm chế biến tại World Food India 2024

Hội chợ Thực phẩm thế giới ở Ấn Độ lần thứ 3 đã khai mạc tại thủ đô New Delhi, với sự tham dự của các doanh nghiệp đến từ 90 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Hiệp định EVFTA -

Hiệp định EVFTA - 'đại lộ' đưa hàng hóa Việt Nam tiến sâu vào thị trường Pháp

Hiệp định EVFTA đã và đang mở ra cơ hội lớn cho các sản phẩm Việt Nam gia tăng sự hiện diện tại thị trường Pháp nói riêng và EU nói chung.
Bật cơ chế

Bật cơ chế 'phòng hơn chống' trước 'bão' phòng vệ thương mại từ thị trường Hoa Kỳ

Trước ‘bão’ phòng vệ thương mại từ Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần tâm thế sẵn sàng ứng phó, hợp tác đầy đủ, cung cấp thông tin, tài liệu đầy đủ cho cơ quan điều tra.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore vượt 21 tỷ SGD

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore vượt 21 tỷ SGD

Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Singapore trong tháng 8/2024 tiếp tục tăng trưởng tích cực, đặc biệt là chiều xuất khẩu sang Singapore.
Chuyên gia

Chuyên gia 'mách nước' giúp doanh nghiệp tránh 'bẫy' lừa đảo trong thương mại quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội giao thương song, doanh nghiệp trong nước cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau trong thương mại quốc tế.
Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp – cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp – cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I được tổ chức tại Pháp góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam với Pháp và châu Âu.
Sản xuất ô tô, cơ khí tại Việt Nam đang hấp dẫn các nhà đầu tư Đức

Sản xuất ô tô, cơ khí tại Việt Nam đang hấp dẫn các nhà đầu tư Đức

Mặc dù ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mới phát triển, nhưng nhiều doanh nghiệp Đức đã quan tâm và muốn đầu tư hợp tác trong lĩnh vực sản xuất ô tô tại Việt Nam
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Thuỵ Điển trong lĩnh vực thương mại, đầu tư

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Thuỵ Điển trong lĩnh vực thương mại, đầu tư

Việc Tập đoàn FPT khai trương văn phòng đại diện đầu tiên tại Thuỵ Điển và 5 MOU được ký kết đã mở ra triển vọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Thuỵ Điển.
Tăng cường kết nối với các Hiệp hội ngành hàng vùng Nam Hoa Kỳ để thúc đẩy xuất nhập khẩu - đầu tư

Tăng cường kết nối với các Hiệp hội ngành hàng vùng Nam Hoa Kỳ để thúc đẩy xuất nhập khẩu - đầu tư

Từ tháng 8/2024 đến nay, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Houston đã tiến hành gặp các Phòng Thương mại, Hiệp hội ngành hàng vùng Nam Hoa Kỳ.
Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức webinar về Triển lãm Thương mại Quốc tế UPITS 2024

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức webinar về Triển lãm Thương mại Quốc tế UPITS 2024

Ngày 11/9, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã tổ chức buổi webinar trực tuyến với chủ đề "Tìm hiểu về Triển lãm Thương mại Quốc tế UP (UPITS) 2024".
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, tăng trưởng kinh tế và hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, tăng trưởng kinh tế và hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển

Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển và Thương vụ Thuỵ Điển tại Việt Nam (Business Sweden) vừa ký kết bản ghi nhớ hợp tác (MOU).
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển: Gia tăng hợp tác vì một tương lai bền vững

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển: Gia tăng hợp tác vì một tương lai bền vững

Ngày 6/9 (giờ Thuỵ Điển), đã diễn ra Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển với chủ đề Hợp tác vì một tương lai phát triển bền vững.
Xuất khẩu đón thêm tin vui sau chuỗi sự kiện kết nối cung ứng hàng hóa quốc tế

Xuất khẩu đón thêm tin vui sau chuỗi sự kiện kết nối cung ứng hàng hóa quốc tế

Từ chuỗi sự kiện kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu lô nước trái cây, trong đó có nước xoài sang 'đế chế' xoài Pakistan.
Hệ thống Thương vụ nêu giải pháp để phát triển Trung tâm nguyên phụ liệu ngành thời trang

Hệ thống Thương vụ nêu giải pháp để phát triển Trung tâm nguyên phụ liệu ngành thời trang

Hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài sẵn sàng phối hợp quảng bá Trung tâm nguyên phụ liệu ngành thời trang đến các đối tác, góp phần tăng hiệu quả hoạt động
Thủy sản Việt Nam rộng cửa vào thị trường Singapore

Thủy sản Việt Nam rộng cửa vào thị trường Singapore

Singapore là thị trường trung chuyển, là trung tâm thương mại của khu vực và thế giới, do đó, đây là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam.
Thành phố Hải Phòng và Cảng Gothenburg (Thụy Điển) tăng cường hợp tác trong lĩnh vực logistics

Thành phố Hải Phòng và Cảng Gothenburg (Thụy Điển) tăng cường hợp tác trong lĩnh vực logistics

Đoàn công tác của UBND thành phố Hải Phòng đã có buổi làm việc với Cảng Gothenburg - cảng biển lớn nhất khu vực Bắc Âu nhằm tăng cường hợp tác logistics. l
Tăng cường hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Algeria, Tunisia

Tăng cường hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Algeria, Tunisia

Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Tunisia đã chủ trì tổ chức hội thảo, kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Algeria, Tunisia.
Doanh nghiệp Hà Nội và Bắc Âu hợp tác thiết kế, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Doanh nghiệp Hà Nội và Bắc Âu hợp tác thiết kế, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Hội thảo kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp của Hà Nội với các doanh nghiệp Thuỵ Điển, Bắc Âu và châu Âu vừa được tổ chức tại Thuỵ Điển.
Mời tham dự webinar

Mời tham dự webinar 'Tìm hiểu về Triển lãm thương mại quốc tế UPITS 2024' của Bang Uttar Pradesh, Ấn Độ

Triển lãm Thương mại Quốc tế Uttar Pradesh 2024 lần thứ 2, diễn ra từ ngày 25-29/9/2024 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm India Expo Centre & Mart, Noida, Ấn Độ.
Hội chợ Triển lãm IPHEX 2024: Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực dược phẩm

Hội chợ Triển lãm IPHEX 2024: Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực dược phẩm

Ngày 28/8/2024, tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ, đã diễn ra Hội chợ Triển lãm quốc tế về Dược phẩm và Y tế (IPHEX 2024). Hội chợ diễn ra đến ngày 30/8/2024.
Hội chợ thủ công mỹ nghệ Formex Thụy Điển 2024: Mở rộng thị trường cho sản phẩm của Hà Nội

Hội chợ thủ công mỹ nghệ Formex Thụy Điển 2024: Mở rộng thị trường cho sản phẩm của Hà Nội

Ngày 28/8, Khu gian hàng Hà Nội tham gia Hội chợ thủ công mỹ nghệ Formex Thụy Điển đã được khai trương, thúc đẩy đưa hàng hoá Hà Nội vào thị trường Thuỵ Điển.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động