Thượng tướng Nguyễn Tân Cương nói gì về việc lập Quỹ phòng thủ dân sự?

Chiều 14/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn của dự án Luật Phòng thủ dân sự.
Luật Phòng thủ dân sự: Trường hợp nào được hỗ trợ bảo hiểm do thảm họa, sự cố? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải trình, làm rõ một số vấn đề về Luật Phòng thủ dân sự Luật Phòng thủ dân sự để chủ động ứng phó hiệu quả với các thảm họa

Vẫn còn hai loại ý kiến

Báo cáo về một số nội dung của dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, một số ý kiến đề nghị cân nhắc không quy định Quỹ Phòng thủ dân sự hay hợp nhất các quỹ, vì dễ trùng lắp nguồn thu, chồng chéo với các quỹ đã có trong luật chuyên ngành; có ý kiến đề nghị chỉ quy định việc thành lập quỹ, còn các nội dung khác giao cấp có thẩm quyền quy định chi tiết.

Vì sao nên thành lập Quỹ phòng thủ dân sự để ứng phó thảm họa?
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới báo cáo về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng thủ dân sự

Về vấn đề này, có 2 loại ý kiến: Loại ý kiến thứ nhất, đề nghị cho giữ như dự thảo Luật Chính phủ trình, vì cho rằng, hoạt động phòng thủ dân sự có phạm vi rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, xử lý những vấn đề quan trọng tầm quốc gia liên quan đến phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.

Quỹ thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, không bắt buộc; được sử dụng trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước không đáp ứng kịp thời, trong khi yêu cầu tài chính, nguồn lực khi có sự cố, thảm họa xảy ra là rất lớn, cấp thiết để góp phần hạn chế ảnh hưởng của sự cố, thảm họa; hiện nay có nhiều dạng sự cố hiện không có nguồn quỹ để sử dụng khi xảy ra.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị bỏ quy định này với lý do: Hằng năm ngân sách thường xuyên đã bố trí gồm cả nguồn dự toán ngân sách và nguồn dự phòng để thực hiện các nhiệm vụ chi cho phòng chống thiên tai, dịch bệnh.

Cơ quan soạn thảo tán thành với loại ý kiến thứ nhất và đề nghị giữ quy định như dự thảo Chính phủ trình, có chỉnh lý một số nội dung. Trong khi đó, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Quốc phòng, an ninh đề nghị không quy định Quỹ Phòng thủ dân sự mà thiết kế phương án hình thành quỹ trong trường hợp thật sự cần thiết.

Trung tướng Lê Tấn Tới cho biết, Thường trực Ủy ban Quốc phòng, an ninh đã xây dựng 2 phương án xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Phương án 1: Giữ quy định về Quỹ Phòng thủ dân sự như dự thảo Chính phủ trình (tại điểm b khoản 2 Điều 43 và Điều 44).

Phương án 2: Bỏ Điều 44 dự thảo Luật Chính phủ trình về Quỹ Phòng thủ dân sự và sửa điểm b khoản 2 Điều 43 về Tài chính, lực lượng, phương tiện, dự trữ cho Phòng thủ dân sự thành: Trong trường hợp cấp bách, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập quỹ theo quy định của pháp luật để quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng tự nguyện bằng tiền, tài sản của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác cho hoạt động phòng chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố”.

Vì sao cần lập Quỹ phòng thủ dân sự?

Thống nhất với các ý kiến của các Ủy viên Thường vụ đã phát biểu, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho rằng bản dự thảo trình lần này đã được chỉnh lý khá hoàn chỉnh. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị cần lưu ý các nguyên nhân của các sự cố, thảm họa để có cách tiếp cận xử lý hậu quả phù hợp.

Vì sao nên thành lập Quỹ phòng thủ dân sự để ứng phó thảm họa?
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại phiên họp

Về Quỹ phòng thủ dân sự, ông Nguyễn Đắc Vinh thống nhất cần lập Quỹ phòng thủ dân sự và cho rằng nguồn vốn căn bản cho Quỹ cần ưu tiên trong 10% ngân sách dự phòng của các địa phương. Và nếu được thì nên Luật hóa quy định này trong dự thảo.

Góp ý về Quỹ phòng thủ dân sự (Điều 44) của dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đồng tình với việc duy trì Quỹ và đề nghị giữ hai phương án trong dự thảo luật để tiếp tục thảo luận, cho ý kiến, trong đó mỗi phương án cần có giải trình cụ thể.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho rằng, nên có Quỹ phòng thủ dân sự để có sẵn nguồn lực dự phòng cho công tác hỗ trợ khi xảy ra thiên tai, địch họa, phục hồi kinh tế sau sự cố, thảm họa. Việc phục hồi cần thu hút nguồn lực rộng lớn, Luật cần có quy định chặt chẽ, khả thi để đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực tế.

Giải trình, tiếp thu ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương bày tỏ nghiêng về phương án 1 và cho rằng việc thành lập Quỹ này là cần thiết, phù hợp với Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị.

Về việc thành lập Quỹ trước hay khi xảy ra rồi mới thành lập, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương phân tích, hoạt động phòng thủ dân sự thì có phạm vi rất rộng, nó liên quan đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Một khi đã xảy ra sự cố, thảm họa thì gây ra ảnh hưởng rất lớn. Nếu có sẵn một nguồn lực trong tay thì sự cố, thảm họa xảy ra, chúng ta có ngay nguồn lực đó để sử dụng thì sẽ giải quyết được vấn đề cấp thiết xảy ra.

Lấy dẫn chứng thảm họa động đất vừa qua ở Thổ Nhĩ Kỳ, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương cho rằng, một thảm họa lớn như vậy nếu không có nguồn được ngay lúc đầu thì rất là khó có thể giải quyết và đáp ứng được.

Các quốc gia, các tổ chức quốc tế có viện trợ vào thì cũng phải mất một thời gian chứ không thể có ngay được. Do vậy, đề nghị nên có một Quỹ thành lập ngay lúc đầu.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin về việc sửa đổi biểu giá bán lẻ điện bậc thang

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin về việc sửa đổi biểu giá bán lẻ điện bậc thang

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều nay 6/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã trả lời một số vấn đề về sửa đổi biểu giá bán lẻ điện bậc thang.
Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Ả-rập Xê-út về hợp tác kinh tế

Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Ả-rập Xê-út về hợp tác kinh tế

Ngày 6/12, tại Hà Nội đã diễn ra Kỳ họp lần thứ 5 của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Ả-rập Xê-út về hợp tác kinh tế.
Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2023

Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2023

Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số toàn quốc năm 2023 sẽ diễn ra vào ngày 12/12, tại Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, đặc biệt lưu ý tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu trong kế hoạch năm 2023
Việt Nam và Belarus: Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại song phương

Việt Nam và Belarus: Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại song phương

Việt Nam và Belarus có nhiều thế mạnh bổ sung cho nhau, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Belarus trong 9 tháng năm 2023 đạt 46,42 triệu USD.

Tin cùng chuyên mục

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Nhiều chỉ báo tích cực nhưng vẫn khó đạt được mục tiêu

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Nhiều chỉ báo tích cực nhưng vẫn khó đạt được mục tiêu

Đầu tư công công, thu hút FDI tăng trưởng khá và kiểm soát lạm phát đạt được mục tiêu đề ra…, đó là những chỉ báo tích cực của kinh tế Việt Nam trong năm 2023.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023

Sáng 6/12, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 11 năm 2023
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội xuân 2024

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội xuân 2024.
Quyết liệt chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Quyết liệt chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp xúc cử tri huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), thông tin nhiều nội dung về kinh tế năm 2023 và công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự diễn đàn Đông Nam Á và chủ trì Tọa đàm Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự diễn đàn Đông Nam Á và chủ trì Tọa đàm Việt Nam

Ngày 4/12, tại thủ đô Paris, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã tham dự và phát biểu khai mạc Diễn đàn Đông Nam Á và chủ trì Tọa đàm Việt Nam.
Việt Nam sơ tán 338 công dân tại khu vực chiến sự phía Bắc Myanmar về nước an toàn

Việt Nam sơ tán 338 công dân tại khu vực chiến sự phía Bắc Myanmar về nước an toàn

Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan sơ tán 338 công dân Việt Nam tại khu vực chiến sự phía Bắc Myanmar về nước an toàn.
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham dự Diễn đàn Đông Nam Á tại Pháp

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham dự Diễn đàn Đông Nam Á tại Pháp

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tham dự và phát biểu khai mạc Diễn đàn hợp tác thương mại và đầu tư với Đông Nam Á do Thượng viện Pháp chủ trì.
Ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ truyền thống đặc biệt Việt Nam - Lào

Ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ truyền thống đặc biệt Việt Nam - Lào

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Quốc hội hai nước Việt Nam và Lào sẽ phối hợp chặt chẽ để hai Chính phủ tăng cường hợp tác.
Việt Nam là hình mẫu thành công về ứng phó biến đổi khí hậu

Việt Nam là hình mẫu thành công về ứng phó biến đổi khí hậu

Tại Hội nghị COP 28, Việt Nam được nhiều lần nhắc đến như một hình mẫu thành công cần được nhân rộng về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Dấu mốc quan trọng hiện thực hóa FTA Việt Nam - UAE

Dấu mốc quan trọng hiện thực hóa FTA Việt Nam - UAE

Chuyến công du của Thủ tướng tới UAE là dấu mốc quan trọng, có ý nghĩa quyết định để hai bên thống nhất kết thúc đàm phán FTA Việt Nam-UAE ở cấp chính trị.
Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Diễn đàn Horasis châu Á 2023 tạo điều kiện nâng cao năng lực quản trị, thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác giữa Việt Nam, châu Á và thế giới.
Chủ tịch Quốc hội lên đường dự Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội lên đường dự Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam

Sáng 4/12, Chủ tịch Quốc hội lên đường tới thủ đô Vientiane dự Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ Nhất.
Hơn 1,44 triệu cán bộ, đảng viên quán triệt Nghị quyết Trung ương 8

Hơn 1,44 triệu cán bộ, đảng viên quán triệt Nghị quyết Trung ương 8

Ngày 4/12/2023, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng.
4 kết qủa nổi bật của Việt Nam tại Hội nghị COP28

4 kết qủa nổi bật của Việt Nam tại Hội nghị COP28

Sau 4 ngày tham dự Hội nghị COP28, Việt Nam đã khuyến nghị nhiều giải pháp nhằm thực hiện chuyển đổi năng lượng.
Bài 3: Cần hành động và chuyển động mạnh mẽ sau chất vấn

Bài 3: Cần hành động và chuyển động mạnh mẽ sau chất vấn

Đại biểu Quốc hội cho rằng, để hoạt động chất vấn có chất lượng và hiệu quả thì phải tăng cường việc giám sát thực hiện các kết luận chất vấn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Chiều 2/12 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G77 về BĐKH nhân dịp Hội nghị COP28.
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028 đã thành công tốt đẹp

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028 đã thành công tốt đẹp

Sau 3 ngày làm việc tích cực, nghiêm túc, trách nhiệm, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 – 2028 đã thành công tốt đẹp.
Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII ra mắt Đại hội

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII ra mắt Đại hội

Hôm nay 3/12, ngày làm việc cuối cùng của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII đã ra mắt Đại hội.
Ủy ban Thương mại của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu họp lần 3

Ủy ban Thương mại của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu họp lần 3

Ngày 1/12, theo quy định của Hiệp định EVFTA và thống nhất giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), 2 bên đã tổ chức phiên họp lần thứ ba.
COP28 đánh giá tiến trình thực hiện Thỏa thuận Paris

COP28 đánh giá tiến trình thực hiện Thỏa thuận Paris

Theo kế hoạch COP28 dự kiến công bố bản Đánh giá Toàn cầu đầu tiên về tiến trình thực hiện Thoả thuận Paris của cộng đồng quốc tế trong nỗ lực ứng phó với BĐKH.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động