Luật Phòng thủ dân sự: Trường hợp nào được hỗ trợ bảo hiểm do thảm họa, sự cố?

Góp ý về dự án Luật Phòng thủ dân sự, đại biểu Quốc hội, đề nghị cần phải quy định cụ thể trong trường hợp nào thì được hỗ trợ bảo hiểm do thảm họa, sự cố.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Phòng thủ dân sự Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần 2 về Dự án Luật Phòng thủ dân sự Luật Phòng thủ dân sự để chủ động ứng phó hiệu quả với các thảm họa

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, chiều 9/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận dự án Luật Phòng thủ dân sự.

Luật Phòng thủ dân sự: Trường hợp nào được hỗ trợ bảo hiểm do thảm họa, sự cố?
Đại biểu Tráng A Dương - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang phát biểu tại hội trường Quốc hội

Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đồng tình về Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội về dự thảo Luật Phòng thủ dân sự.

Theo đại biểu đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu, nước ta bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thực tế thời gian qua xảy ra nhiều sự cố thiên tai, dịch bệnh, từ đó, đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác phòng thủ dân sự, đòi hỏi hoàn thiện cơ sở pháp lý để tích cực chủ động phòng chống, ứng phó có hiệu quả các sự cố, thảm họa thiên tai, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn đất nước.

Nhằm cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật hóa Hiến pháp năm 2013, đại biểu Nguyễn Tâm Hùng nhấn mạnh, việc xây dựng và triển khai thực hiện Luật Phòng thủ dân sự trong tình hình hiện nay là hết sức cần thiết.

Góp ý vào dự thảo Luật tại Điều 2 về giải thích từ ngữ, đại biểu đề nghị bổ sung giải thích hai cụm từ là “khu vực sơ tán” và “khu vực tập kết”. Vì đây là nội dung quan trọng và trong thực tiễn, đây là những khu vực chúng ta phải chuẩn bị ngay từ khi chưa xảy ra thảm họa, sự cố, khi xảy ra các tình huống thiên tai thì đây là các khu vực sơ tán, phân tán để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Đồng thời, đây cũng là khu vực tập kết lực lượng, phương tiện để tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

Về các hành vi nghiêm cấm tại Điều 9, đại biểu Nguyễn Tâm Hùng đề nghị bổ sung thêm một khoản đó là cản trở hoặc không giao lực lượng, phương tiện khi địa phương huy động thực hiện dịch vụ phòng thủ dân sự.

"Lý do bổ sung thêm khoảng này để khi có tình huống về thảm họa, sự cố, thiên tai khi địa phương huy động mà các tổ chức, cá nhân cản trở hoặc không giao lực lượng, phương tiện làm cơ sở chế tài để xử lý. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của luật" - đại biểu đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu nêu.

Đóng góp ý kiến về dự án Luật Phòng thủ dân sự, đại biểu Tráng A Dương - đoàn Hà Giang đồng thuận với dự án Luật nhằm góp phần phòng chống thảm họa, thiên tai, sự cố xảy ra...

Theo đại biểu, về nội dung các hành vi nghiêm cấm được quy định tại Điểm 9 dự án Luật xuất phát từ thực tiễn trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong phòng thủ dân sự có ý nghĩa quan trọng.

Nếu như thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn đến chỉ đạo, chỉ huy thực hiện nhiệm vụ không kịp thời, không huy động được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, hoặc có thái độ thờ ơ, vô cảm trước sự nguy hiểm, thì các sự cố thiên tai sẽ dẫn tới nguy cơ hậu quả nghiêm trọng trong việc cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả.

Vì vậy, đại biểu Tráng A Dương đề nghị bổ sung thêm hành vi nghiêm cấm là thiếu tinh thần trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy cơ quan, người có thẩm quyền và trách nhiệm trong phòng thủ dân sự.

Về Khoản 3, Điều 47 quy định kinh phí hỗ trợ bảo hiểm được đảm bảo từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và quỹ phòng thủ dân sự. Theo đại biểu Tráng A Dương, quy định hỗ trợ phí bảo hiểm như dự án Luật chưa cụ thể, không khả thi với nguồn quỹ có hạn, trong khi đây là phí bảo hiểm nên sẽ cần phải có nguồn kinh phí rất lớn. Do đó, cần phải quy định một cách cụ thể trong trường hợp nào được hỗ trợ bảo hiểm do thảm họa, sự cố.

Theo đại biểu Tráng A Dương, nếu chỉ quy định phí bảo hiểm chung chung cho tất cả các đối tượng như dự án Luật thì không đủ nguồn lực để thực hiện và đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật nên quy định hỗ trợ bảo hiểm cho các đối tượng khu vực thường xuyên xảy ra thảm họa, sự cố từ cấp 3 trở lên. Quy định như vậy sẽ đảm bảo tính kinh phí hỗ trợ, đảm bảo chính sách an sinh xã hội theo quy định liên quan đến nguồn kinh phí hỗ trợ đảm bảo cho các đối tượng.

Góp ý vào các quy định của dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, đại biểu Nguyễn Danh Tú - đoàn Kiên Giang cho biết, theo Khoản 2, Khoản 3, Điều 2 dự thảo luật quy định: Sự cố là tình huống nguy hiểm nghiêm trọng do thiên nhiên, dịch bệnh nguy hiểm hoặc do con người gây ra; hoặc do hậu quả chiến tranh có nguy cơ dẫn tới thảm họa.

Còn thảm họa biến động do thiên nhiên, dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng; do con người gây ra hoặc do hậu quả chiến tranh làm thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, môi trường.

Như vậy, sự cố, thảm họa có mối quan hệ với nhau nhưng tính chất, mức độ nghiêm trọng, hậu quả là khác nhau. Tuy nhiên, một số nội dung trong dự thảo luật chỉ quy định chung các biện pháp phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa như Điều 18 dự thảo luật quy định chung các biện pháp được áp dụng khi có nguy cơ xảy ra thảm họa, sự cố.

"Do tính chất, mức độ và hậu quả giữa thảm họa và sự cố khác nhau nên bên cạnh quy định các biện pháp chung thì cũng cần quy định riêng các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả của thảm họa và các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả của sự cố" - đại biểu bày tỏ.

Đặc biệt, về cấp độ phòng thủ dân sự tại Điều 21 dự thảo luật quy định cấp độ phòng thủ dân sự dựa trên cơ sở phạm vi địa giới hành chính cần được cân nhắc kỹ.

Đại biểu đoàn Kiên Giang đề nghị ban soạn thảo cần căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm nghiêm trọng cũng như tính chất, mức độ thiệt hại, tính mạng, sức khỏe, tài sản, môi trường do các thảm họa, sự cố gây ra để xác định cấp độ phòng thủ dân sự với các biện pháp ứng phó, khắc phục tương ứng...

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm 'nối hai bờ đại dương' với Tổng thống Nam Phi

Cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nam Phi có ý nghĩa lịch sử khi “nối hai bờ đại dương” mở ra những triển vọng hợp tác mới.
Tổng Bí thư: Tăng thiết giáp phải xứng đáng là lực lượng đột kích nòng cốt, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư: Tăng thiết giáp phải xứng đáng là lực lượng đột kích nòng cốt, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư yêu cầu Binh chủng Tăng thiết giáp phát huy vai trò đột kích nòng cốt, xây dựng lực lượng tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng yêu cầu ổn định thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu ổn định thị trường vàng

Giá vàng tăng, liên tục lập kỷ lục mới, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giữ vững ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, thị trường vàng...
Thủ tướng: Đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ

Thủ tướng: Đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững, hiệu quả với Hoa Kỳ.
Chung tay vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Chung tay vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Sáng 22/4, hoạt động giao lưu giữa tổ chức mặt trận hai nước Việt Nam-Trung Quốc đã diễn ra với chủ đề ‘Đồng tâm hiệp lực thúc đẩy tình hữu nghị'.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam là ‘đại bản doanh’ của nhiều tập đoàn công nghệ

Việt Nam là ‘đại bản doanh’ của nhiều tập đoàn công nghệ

Với lợi thế về nguồn nhân lực, chính sách phát triển khoa học – công nghệ, Việt Nam đang trở thành ‘đại bản doanh’ của nhiều tập đoàn công nghệ toàn cầu.
Kỳ họp thứ 9 khai mạc sớm hơn thông lệ, với nhiều nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 9 khai mạc sớm hơn thông lệ, với nhiều nội dung quan trọng

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc sớm hơn thông lệ với nhiều nội dung quan trọng.
Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng

Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng

Sáng nay, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng do Bộ Công Thương tổ chức.
Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Sáng 22/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành và Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Chuyện chưa kể về ngành Công Thương thời chống Mỹ

Chuyện chưa kể về ngành Công Thương thời chống Mỹ

Giữa khói lửa chiến tranh, ngành Công Thương vẫn sản xuất, chiến đấu kiên cường, giữ vững nhà máy, góp phần viết nên trang sử vàng của ý chí Việt Nam.
Hơn 1.000 đại biểu dự Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam

Hơn 1.000 đại biểu dự Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam

Hơn 1.000 đại biểu, trong đó có 200 doanh nghiệp tham dự Diễn đàn Đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 (VIPC 2025) được tổ chức vào sáng 22/4, tại Hà Nội.
Bộ Công Thương tổ chức hội nghị đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Bộ Công Thương tổ chức hội nghị đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Sáng nay, ngày 22/4/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị về các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi gặp mặt các đại biểu tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thủ tướng

Thủ tướng 'tuýt còi' doanh nghiệp chậm báo cáo, sử dụng sai vốn nhà nước

Thủ tướng chỉ đạo xử lý doanh nghiệp chậm báo cáo, sử dụng sai vốn nhà nước, yêu cầu công khai tài chính, siết chặt giám sát.
Kỳ vọng hợp tác kinh tế Việt - Trung tiếp tục phát triển

Kỳ vọng hợp tác kinh tế Việt - Trung tiếp tục phát triển

Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kỳ vọng, hoạt động hợp tác kinh tế thương mại sẽ tiếp tục phát triển, góp phần củng cố quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Sáng 21/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có phát biểu tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu tại khu vực miền Nam.
Phú Thọ: Hợp nhất 3 tỉnh, tinh giản gần 70% xã, phường

Phú Thọ: Hợp nhất 3 tỉnh, tinh giản gần 70% xã, phường

Phú Thọ vừa thông qua đề án hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và tinh giản gần 70% xã, phường, tạo bước đột phá trong sắp xếp bộ máy hành chính.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để sáp nhập gây gián đoạn hành chính

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để sáp nhập gây gián đoạn hành chính

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn khẳng định, không để sáp nhập đơn vị hành chính gây gián đoạn thủ tục, đồng thời thúc đẩy cải cách để tăng tốc phát triển.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với các doanh nghiệp TP. Cần Thơ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với các doanh nghiệp TP. Cần Thơ

Sáng 21/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ có cuộc tiếp xúc cử tri là đại diện doanh nghiệp trên địa bàn.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người tăng 15.000 USD trong 20 năm tới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người tăng 15.000 USD trong 20 năm tới

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh nhiệm kỳ này cần phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 5.000 USD và tăng 15.000 USD trong 20 năm tiếp theo mới đạt yêu cầu.
Sau sáp nhập, tỉnh Phú Thọ mới có bao nhiêu cán bộ dôi dư?

Sau sáp nhập, tỉnh Phú Thọ mới có bao nhiêu cán bộ dôi dư?

Sau sáp nhập 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, số cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sẽ được giải quyết theo quy định tinh giản biên chế.
Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh thành phải là

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh thành phải là 'hai cộng hai lớn hơn bốn'

Theo Tổng Bí thư, 22 tỉnh, thành phố phía Nam sáp nhập còn 9 tỉnh, thành phố tạo nên không gian phát triển đa dạng, phát huy tối đa hình thái không gian biển.
Trung tướng Lê Hồng Nam và đoàn công tác tri ân các tấm gương tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh

Trung tướng Lê Hồng Nam và đoàn công tác tri ân các tấm gương tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh

Đoàn công tác do Trung tướng Lê Hồng Nam - Giám đốc Công an TP.HCM dẫn đầu đã đi thăm, tri ân các cá nhân tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam.
Tổng Bí thư gặp mặt tri ân cán bộ lão thành cách mạng, gia đình có công miền Nam

Tổng Bí thư gặp mặt tri ân cán bộ lão thành cách mạng, gia đình có công miền Nam

Sáng 21/4, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách ở miền Nam.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương chi trả lương hưu tháng 5/2025

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương chi trả lương hưu tháng 5/2025

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2025 trong thời gian từ ngày 25/4 đến ngày 28/4/2025.
Mobile VerionPhiên bản di động