Thương mại Việt Nam và khu vực Trung Đông năm 2017 tăng trưởng ngoạn mục

Mặc dù trong năm 2017, bối cảnh tình hình tại khu vực Trung Đông vẫn còn một số điểm nóng phức tạp (căng thẳng giữa Cata và một số quốc gia Hồi giáo vùng Vịnh, căng thẳng giữa Israel và Palestin với việc Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố Jerusalem là thủ đô của Israel...) nhưng quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các nước ở khu vực có nhiều điểm sáng quan trọng.
Thương mại Việt Nam và khu vực Trung Đông năm 2017 tăng trưởng ngoạn mục
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt chào mừng Tổng thống Israel Reuven Ruvi Rivlin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Ảnh VOV

Tổng thống Israel sang thăm chính thức Việt Nam vào tháng 3/2017 và hai bên tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Israel tại Hà Nội. Kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 7/2017. Kỳ họp lần thứ 9 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Iran được tổ chức tại Tehran vào tháng 7/2017.

Lần đầu tiên, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ sang thăm chính thức Việt Nam vào tháng 8/2017 mở ra chương mới trong quan hệ hai nước. Kỳ họp lần thứ 2 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Israel được tổ chức tại Jerusalem vào tháng 7/2017, Phiên đàm phán lần thứ 3 FTA giữa hai bên được tổ chức tại Jerusalem vào tháng 6/2017 và Phiên đàm phán thứ 4 được tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 12/2017.

Công tác xúc tiến thương mại được tăng cường và đổi mới cả về hình thức, nội dung và hiệu quả hoạt động. Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia tổ chức đoàn doanh nghiệp đi tham dự hội chợ, triển lãm, hội thảo giao thương tại Iran và Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 11/2017. Tổ chức đoàn doanh nghiệp đi giao thương tại UAE trong tháng 11/2017. Các Thương vụ trong khu vực đã tổ chức một số sự kiện giới thiệu sản phẩm hàng hóa Việt Nam, tiếp cận trực tiếp các hệ thống chuỗi siêu thị phân phối như tại UAE, Côoét.... Nhiều hội thảo giới thiệu thị trường Trung Đông được tổ chức tại các địa phương trong cả nước (Hà Nội, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh...). Các hoạt động đấu tranh, tháo gỡ hàng rào kỹ thuật, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường tiếp tục được chú trọng.

Các hoạt động nói trên và nhiều sự kiện khác, cùng với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp đã tiếp tục tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước ở khu vực Trung Đông. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy trao đổi thương mại giữa Việt Nam với khu vực này.

Trong năm 2017, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông đã khôi phục lại đà tăng trưởng và ước cả năm đạt 12,8 tỷ USD, tăng 17,4% so với mức 10,9 tỷ USD của năm 2016. Xuất siêu trong năm 2017 tiếp tục được duy trì ở mức khá cao và đạt 6,4 tỷ USD.

Về xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chính ước đạt 8,6 tỷ USD, tăng 11,98% so với năm 2016. Tính cả năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu sang toàn bộ khu vực Trung Đông ước đạt 9,6 tỷ USD.

Kết quả hình ảnh cho xuất khẩu gạo
Ảnh Internet

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực theo thứ tự trị giá từ cao xuống thấp gồm điện thoại di động tiếp tục đứng đầu với mức tăng 8,36% so với năm 2016 và đạt 5,38 tỷ USD. Tiếp theo là nhóm hàng máy tính và linh kiện điện tử tăng 114,85% và đạt 820 triệu USD. Hàng thủy sản tăng 11,85% và đạt 211,4 triệu USD. Giày dép các loại giảm 2,1% và đạt 199 triệu USD. Dệt may giảm 5,35% và đạt 191 triệu USD. Xơ sợi dệt giảm 2,51% và đạt 158 triệu USD. Gạo tăng 242% và đạt 97 triệu USD. Hạt tiêu giảm 19,95% và đạt 89 triệu USD. Gỗ và sản phẩm gỗ các loại tăng 15% và đạt 76 triệu USD. Hạt điều tăng 13% và đạt 76 triệu USD. Cao su tự nhiên tăng 43% và đạt 41 triệu USD. Rau quả tăng 53,4% và đạt 37,7 triệu USD. Cà phê giảm 10,3% và đạt 19,6 triệu USD. Ngoài ra, một số mặt hàng như chè, sản phẩm sắt thép... tiếp tục tăng trưởng mạnh và đạt kim ngạch khá lớn.

Xét riêng về từng thị trường, một số thị trường xuất khẩu có mức tăng trưởng cao như Thổ Nhĩ Kỳ tăng 42% và đạt 1,89 tỷ USD. Trong đó, điện thoại di động đạt 802 triệu USD và tăng 12%; máy tính và sản phẩm điện tử đạt 524 triệu USD và tăng 363%; sơ xợi dệt đạt 158 triệu USD và giảm 2,5%; máy móc thiết bị phụ tùng đạt 50 triệu USD và tăng 77,7%; cao su tự nhiên đạt 41 triệu USD và tăng 43,4%. Có thể nói xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2017 đạt mức tăng kỷ lục.

Israel tăng 28,6% và đạt 713 triệu USD. Trong đó, điện thoại di động đạt 401 triệu USD và tăng 44,2%; thủy hải sản đạt 73 triệu USD và tăng 51,2%; hạt điều đạt 46 triệu USD và tăng 14,3%; giày dép các loại đạt 42 triệu USD và tăng 13,4%.

Ả-rập Xê-út tăng 12,1% và đạt 442 triệu USD. Trong đó, điện thoại di động đạt 116 triệu USD và tăng 6,8%; thủy hải sản đạt 65,7 triệu USD và tăng 7,2%; hàng dệt may đạt 45,2 triệu USD và giảm 8%.

Xuất khẩu sang UAE vẫn giữ được đà tăng trưởng ổn định, tương ứng tăng 3,54% và đạt 5,18 tỷ USD. Trong đó, điện thoại di động đạt 4,03 tỷ USD và tăng 5,1%; máy tính và sản phẩm điện tử đạt 297 triệu USD và tăng 10,4%; giày dép các loại 123 triệu USD và giảm 1%; dệt may đạt 88,5 triệu USD và giảm 17,8%; máy móc thiết bị đạt 79 triệu USD và tăng 10,6%; phương tiện vận tải đạt 43 triệu USD và giảm 35,3%; hạt tiêu đạt 66 triệu USD và giảm 28,7%; thủy hải sản đạt 46 triệu USD và giảm 9,9%; hàng rau quả đạt 35,1 triệu USD và tăng 54%; hạt điều đạt 30 triệu USD và tăng 11%; sản phẩm gỗ đạt 28 triệu USD và tăng 40,2%; túi xách vali đạt 26 triệu USD và giảm 22,9%.

Xuất khẩu sang Irắc giảm 3% và đạt 318 triệu USD. Trong đó, mặt hàng gạo đạt 75,4 triệu USD và tăng 10,11%; thủy hải sản đạt 10 triệu USD và giảm 19%; ngoài ra mặt hàng sản phẩm sữa các loại đạt giá trị khá lớn.

Xuất khẩu sang Cô-oét giảm 16,4% và đạt 61,3 triệu USD.

Về nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng ổn định và tiếp tục được kiểm soát tốt. Trị giá nhập khẩu từ các thị trường chính ước đạt 2,85 tỷ USD, tăng 3,16% so với năm 2016. Tính cả năm 2017, tổng kim ngạch nhập khẩu từ toàn bộ khu vực Trung Đông ước đạt 3,2 tỷ USD.

Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Đông là nguyên nhiên vật liệu và sản phẩm đầu vào để phục vụ cho các ngành sản xuất trong nước. Về các mặt hàng nhập khẩu chủ lực, tính theo trị giá từ cao đến thấp, chất dẻo nguyên liệu đạt 1,38 tỷ USD và tăng 4,5% so với năm 2016. Khí đốt hóa lỏng đạt 276 triệu USD và tăng 13,6%. Linh kiện điện tử đạt 215 triệu USD và giảm 57,5%. Máy móc thiết bị phụ tùng đạt 102 triệu USD và giảm 16%. Thức ăn gia súc đạt 76 triệu USD và giảm 1,5%.

Một số thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam gồm có Ả-rập Xê-út đạt 1,28 tỷ USD và tăng 9,4%. Trong đó, mặt hàng chất dẻo nguyên liệu đạt 1,1 tỷ USD và tăng 7,4%; khí đốt hóa lỏng đạt 46 triệu USD và giảm 46,2%; sản phẩm hóa chất đạt 16 triệu USD và tăng 17,5%.

UAE đạt 576 triệu USD và tăng 27,9%. Trong đó, khí đốt hóa lỏng đạt 206 triệu USD và tăng 299%; chất dẻo nguyên liệu đạt 135 triệu USD và giảm 19,3%; thức ăn gia súc đạt 76,1 triệu và giảm 1,5%; kim loại thường đạt 57 triệu USD và tăng 32,8%.

Israel đạt 333 triệu USD và giảm 51,6%. Trong đó, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 215 triệu USD và giảm 57,5%; máy móc thiết bị đạt 43 triệu USD và giảm 50%; phân bón các loại đạt 31 triệu USD và giảm 32%. Đáng chú ý, sau khi khởi xướng đàm phán FTA với Israel, nhập khẩu từ Israel ngày càng được thu hẹp.

Thổ Nhĩ Kỳ đạt 223 triệu USD và tăng 30%. Trong đó, máy móc thiết bị đạt 54 triệu USD và tăng 74,1%; vải các loại đạt 33 triệu USD và giảm 2,5%; dược phẩm đạt 17 triệu USD và tăng 23,1%.

Côoét đạt 307 triệu USD và tăng 179%. Trong đó, chất dẻo nguyên liệu đạt 79 triệu USD và tăng 19%; ngoài ra, khí đốt hóa lỏng và nhiên liệu khoáng sản đạt trị giá khá lớn.

Cata đạt 140 triệu USD và giảm 22,8%. Trong đó, chất dẻo nguyên liệu đạt 74 triệu và tăng 6,9%; kim loại thường đạt 37 triệu và tăng 61%; khí đốt hóa lỏng đạt 12 triệu USD và giảm 81,8%.

Lê Thái Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam

EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại, EU đã ban hành thông báo kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu từ Việt Nam.
Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trong bối cảnh thương mại điện tử bùng nổ và trở thành trụ cột của nền kinh tế số, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải xây dựng một khung pháp lý.
Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Để chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường quản lý nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025 được kỳ vọng thúc đẩy kết nối thương mại; là giải pháp giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Công nghệ số giúp truy xuất, bảo vệ hàng xuất khẩu

Công nghệ số giúp truy xuất, bảo vệ hàng xuất khẩu

Trước nguy cơ bị siết chặt kiểm soát xuất xứ từ Hoa Kỳ, công nghệ truy xuất nguồn gốc như DeepQR hỗ trợ doanh nghiệp Việt bảo vệ hàng hóa và uy tín xuất khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Khối lượng xuất khẩu cà phê chế biến sâu đã tăng từ mức 8,8% năm 2022 lên 9,6% năm 2024. Đây là một chỉ dấu tốt cho sự tăng trưởng xuất khẩu của ngành.
Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Dự thảo Luật Thương mại điện tử đề cập cụ thể trách nhiệm của các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử.
Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Dự thảo Luật Thương mại điện tử đề xuất những quy định nhằm quản lý chặt chủ thể tham gia giao dịch trong thương mại điện tử.
Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025 không chỉ tập trung kết nối doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong và ngoài nước mà là cầu nối để quảng bá du lịch Việt Nam
TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS.Tô Hoài Nam cho rằng, doanh nghiệp cần xanh hóa sản phẩm, tận dụng FTA để đa dạng thị trường xuất khẩu, ứng phó với khó khăn hiện tại.
Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Với chính sách miễn thuế đối với hàng giá trị thấp (De minimis) qua đường bưu điện của Mỹ, doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội để tăng giá trị xuất khẩu.
Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN để cùng nhau xử lý những khó khăn liên quan đến thuế quan của Hoa Kỳ.
Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Các ý kiến góp ý từ các bộ, ngành, địa phương cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử.
SaigonTex - SaigonFabric 2025 mở ra cơ hội giao thương cho ngành dệt may

SaigonTex - SaigonFabric 2025 mở ra cơ hội giao thương cho ngành dệt may

Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghiệp dệt & may, thiết bị, nguyên phụ liệu & vải (SaigonTex - SaigonFabric 2025) mở ra cơ hội giao thương cho doanh nghiệp.
Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng toàn ngành 4% và kim ngạch xuất khẩu 65 tỷ USD, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành hàng cụ thể.
EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU đang siết nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc như thép, điện tử... Doanh nghiệp Việt Nam cùng xuất khẩu mặt hàng này cần lưu ý một số nguy cơ.
Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Thu về gần 4 tỷ USD xuất khẩu trong quý I/2025, ngành gỗ và lâm sản chủ động thích ứng yêu cầu của thị trường, hướng đến phát triển bền vững.
Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan mới của Mỹ đang tạo ra những biến động đáng kể trong thị trường tiêu dùng Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của nhiều mặt hàng.
Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Quy định của EU rất rõ ràng và hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp Việt ‘lơ đễnh’ có thể dẫn đến việc bị cấm nhập khẩu.
Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Dù nhiều lần bị điều tra, áp thuế song doanh nghiệp Việt luôn chủ động, linh hoạt các giải pháp bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Công Thương để vượt bão.
Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Vụ Đông Xuân gần kết thúc, lượng lúa trong dân không còn nhiều, giá gạo xuất khẩu tăng trở lại, dù vậy, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn.
Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Giá thức ăn chạm trần, thuế phòng vệ tăng cao, ngành cá tra đứng trước sóng gió kép – đã đến lúc cần một chiến lược công thương đủ tầm và đủ sâu.
TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

“Trong nguy có cơ”, TS. Võ Trí Thành cho rằng, việc Hoa Kỳ áp thuế là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế, là dịp để doanh nghiệp xuất khẩu nhìn lại chính mình.
Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Hàng hóa đang trên đường đến Mỹ sẽ không bị áp thuế đối ứng, theo thông báo mới từ Cơ quan Hải quan Mỹ, giúp doanh nghiệp xuất khẩu giảm lo ngại về chi phí.
Bí quyết đưa mật ong Tam Đảo vươn tầm quốc tế

Bí quyết đưa mật ong Tam Đảo vươn tầm quốc tế

Hành trình 20 năm phát triển của mật ong Tam Đảo vươn ra thế giới không chỉ khẳng định chất lượng mà còn là nỗ lực xúc tiến, đưa nông sản Việt Nam "cất cánh".
Mobile VerionPhiên bản di động