3 vấn đề đặt ra cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong cách mạng công nghiệp 4.0 Xu hướng mới của thị trường bán lẻ thời kì hậu Covid |
Ngày 24/3, tại tỉnh Kon Tum, Phân hội Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum phối hợp với Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Quy Nhơn và Đại học Negeri Surabaya (Indonesia) đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế thường niên “Thương mại và Phân phối” lần thứ 4.
Hội thảo khoa học quốc tế thường niên “Thương mại và Phân phối” lần thứ 4 trao đổi về thực trạng ngành thương mại, phân phối Việt Nam, dự báo thị trường và đề xuất chính sách phát triển thương mại, phân phối |
Hội thảo nhằm làm rõ cơ sở khoa học về hoạt động thương mại và phân phối trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0; thông tin về thực trạng hoạt động thương mại và phân phối của Việt Nam trong các lĩnh vực, ngành hàng và doanh nghiệp dưới sự tác động của đại dịch Covid-19; từ đó dự báo triển vọng thị trường và đề xuất chính sách, giải pháp khôi phục, thúc đẩy phát triển thương mại và phân phối cho các lĩnh vực, ngành hàng và doanh nghiệp Việt Nam.
Theo TS. Nguyễn Phi Hùng – Giám đốc Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, thương mại và phân phối giữ vai trò kết nối sản xuất và tiêu dùng thông qua lưu thông, tiêu thụ hàng hóa. Trong bối cảnh hội nhập, thương mại và phân phối góp phần mở rộng quan hệ thương mại xuyên biên giới, tăng cường xuất nhập khẩu.
Sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 cùng sự tác động của dịch Covid – 19 đã thay đổi mạnh mẽ xu hướng tiêu dùng của người dân, dẫn đến sự chuyển biến quyết liệt trong cách thức vận hành hệ thống thương mại và phân phối. Trước thực tế này, các doanh nghiệp thương mại và phân Việt Nam cần phải thay đổi để thích ứng với bối cảnh mới, đồng thời ứng phó hiệu quả trước những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra.
“Hội thảo sẽ là diễn đàn trao đổi học thuật, chia sẻ tri thức từ các nghiên cứu của các học giả trong nước và quốc tế về vấn đề thương mại và phân phối trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0”, TS. Nguyễn Phi Hùng nói.
Xu hướng tiêu dùng của người dân có sự thay đổi mạnh mẽ trong cách mạng công nghiệp 4.0 và sự tác động của dịch Covid - 19 |
Hội thảo khoa học quốc tế thường niên “Thương mại và Phân phối” lần thứ 4 nhận được 167 bài viết, bài nghiên cứu của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong nước và quốc tế. Nội dung hội thảo năm nay tập trung vào 6 nhóm chủ đề chính gồm: Thực trạng và xu hướng phát triển của thương mại và phân phối tại Việt Nam, đặc biệt chú trọng đến vài trò của chuyển đổi số trong thương mại và phân phối; Xu hướng mới trong hành vi người tiêu dùng, trong đó nổi bật là tiêu dùng trực tuyến gia tăng; Các chiến lược và giải pháp nhằm phát triển hệ thống thương mại và phân phối; Tự do hóa thương mại: Thực trạng và triển vọng, tập trung về các tác động của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA), các hiệp định thương mại song phương, đa phương; Những thể chế, chính sách, luật pháp về thương mại và phân phối, nhấn mạnh dế vai trò của Nhà nước trong việc ban hành các chính sách thúc đẩy lưu thông hàng hóa; ảnh hưởng của chính sách thương mại và phân phối quốc tế đối với Việt Nam; và các chủ đề liên quan khác tập trung trong lĩnh vực thương mại và phân phối như pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành du lịch, tăng trưởng năng suất tổng hợp của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam, năng lực cạnh tranh trong ngành dệt may, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại và phân phối;….