Doanh nghiệp nhập cuộc
Đánh giá của Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho thấy, TMĐT xuyên biên giới tạo ra nhiều lợi ích cho cả người mua và người bán. Với ưu điểm tiết kiệm chi phí, giúp phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng đầu cuối, TMĐT xuyên biên giới rất phù hợp với các DN vừa và nhỏ.
Hiện, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng TMĐT nhanh nhất thế giới, với tốc độ 35% mỗi năm, gấp 2,5 lần so với Nhật Bản. Khẳng định phát triển TMĐT xuyên biên giới đem lại nhiều lợi ích cho DN, ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số - cho biết, chuyển đổi số sẽ giúp các DN Việt Nam, đặc biệt là DN vừa và nhỏ, tìm kiếm mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt, tiết giảm chi phí, tối ưu nguồn lực để tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu, bán hàng xuyên biên giới.
Theo öng Hoaâng Long - Giaám àöëc Phaát triïín Kinh doanh Alibaba Việt Nam, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng Alibaba.com vẫn đạt tăng trưởng tốt với hơn 100% người mua hàng và hơn 15% người bán hàng mới. Điều này cho thấy, thị trường online vẫn cực kỳ tăng trưởng trong khi thị trường truyền thống bị ảnh hưởng. Đồng quan điểm, ông Trần Xuân Thủy - Giám đốc quốc gia Amazon Global Selling Việt Nam - cho rằng, TMĐT đang phát triển rất mạnh mẽ và tốc độ tăng trưởng TMĐT xuyên biên giới sẽ vượt qua tốc độ tăng trưởng của hoạt động kinh doanh tại điểm bán.
Thương mại điện tử xuyên biên giới là xu hướng tất yếu |
Tạo đòn bẩy cho TMĐT xuyên biên giới
Đề cập đến những cơ hội phát triển TMĐT xuyên biên giới, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - cho biết, một trong các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của DN chính là thúc đẩy phát triển TMĐT xuyên biên giới. Qua đó, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.
Mùåc duâ TMÀT xuyïn biïn giúái àaä taåo ra haâng ty USD cho hoạt động kinh tế của Việt Nam trong những năm qua, tuy nhiên, việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu mới mẻ này cũng còn gặp nhiều hạn chế, rủi ro, trở thành rào cản khiến cả DN và người tiêu dùng Việt dè chừng. Ở cả hai chiều, người mua và người bán đều gặp khó khăn về ngôn ngữ, văn hóa kinh doanh. Trong đó, người mua thường gặp khó khăn trong khâu thanh toán quốc tế do tỷ lệ sở hữu các thẻ thanh toán quốc tế như Visa, Master của người Việt chưa cao chûa cao...
Về vấn đề pháp lý, ông Đặng Hoàng Hải cho hay, việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động xuyên biên giới không hề dễ, ngay cả với những nước có hệ thống pháp luật tân tiến. “Chính vì vậy, Bộ Công Thương đang thay đổi cách tiếp cận theo hướng không tham vọng có thể tạo ra được khung khổ pháp lý cho tất cả các loại hàng hóa, thương mại nói chung; sẽ bắt đầu từ những mặt hàng cụ thể đang có lợi thế, sau đó điều chỉnh dần cho phù hợp với thị trường. Với cách tiếp cận này, sẽ mở ra con đường mới cho TMĐT xuyên biên giới và ứng dụng vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa” - ông Đặng Hoàng Hải nêu rõ.
Bộ Công Thương sẽ tiếp tục xây dựng những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho DN thực hiện TMĐT; cải cách hành chính, hỗ trợ tốt nhất cho DN có cơ hội tiếp xúc, giao lưu, tìm kiếm đối tác nhập khẩu…, giúp DN kinh doanh thành công.
Bộ Công Thương cho rằng, tập trung chuyển đổi số, thúc đẩy TMĐT xuyên biên giới sẽ giúp DN tham gia mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng mới, thay thế các chuỗi cung ứng truyền thống đang bị đứt đoạn, đình trệ do dịch Covid-19. Đồng thời, giúp DN đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, giảm lệ thuộc vào một nhóm nhất định. |