Thương mại điện tử xuyên biên giới: Đừng bỏ lỡ cơ hội

Hướng tới nền kinh tế số, hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành nhân tố cốt lõi.

Để khai thác lợi ích từ thương mại điện tử xuyên biên giới, doanh nghiệp (DN) cần nắm bắt cơ hội, đồng thời chuyên nghiệp trong nhận diện rủi ro và giải quyết tranh chấp.

Đại dịch Covid-19 đã tác động lớn đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung, tuy nhiên, thị trường thương mại điện tử Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng vượt bậc. Theo bà Lê Thị Hà - Trưởng phòng Chính sách (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương), thương mại điện tử - Việt Nam có mức tăng trưởng mạnh và hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á. Năm 2020, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam là 18%, trở thành nước duy nhất trong Đông Nam Á có mức tăng trưởng 2 con số.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng dẫn báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company cho thấy, quy mô thương mại điện tử Việt Nam hiện đạt giá trị 21 tỷ USD, dự kiến đến năm 2025 sẽ tăng lên 57 tỷ USD. Covid-19 đã thay đổi phương thức tiêu dùng và sở thích mua sắm của nhiều người. Trong bối cảnh này, nhiều DN đã phải tăng cường chuyển đổi số, cũng như điều chỉnh mô hình vận hành, điều chỉnh về sản phẩm nhằm đảm bảo sự cạnh tranh.

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Đừng bỏ lỡ cơ hội
Khách hàng của sàn thương mại điện tử ngày càng được mở rộng

Theo khảo sát được Bộ Công Thương thực hiện với hơn 10.000 DN nội địa, trong hai năm 2020 - 2021, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam vẫn giữ vững 17%/năm. Năm 2021, doanh thu bán lẻ đạt 13,7 tỷ USD, ước tính giá trị mua sắm trung bình là 270 USD/người/năm. Đối tượng và số lượng khách hàng cho DN hiện đã được mở rộng ra ngoài phạm vi thành thị với lượng người bán tăng đột biến từ những đơn vị phi thành thị, tăng khoảng 40% năm 2021. Bên cạnh đó, một số sàn lớn cũng ghi nhận việc DN thực phẩm đồ uống, đồ tươi sống đã bắt đầu "lên sàn". 6 tháng đầu năm 2021, ở khu vực phi thành thị có khoảng 8.000 hộ nông dân tiếp cận, 15.000 mặt hàng nông sản được đưa lên sàn, tăng khoảng 91% so với cùng kỳ năm 2020.

Với tiềm năng phát triển lớn nhưng rõ ràng, không phải DN nào cũng tận dụng thương mại điện tử thành công. Ở góc độ pháp lý, luật sư Lê Trọng Thêm - Giám đốc Công ty Luật LTT & Lawyers - cho rằng, kinh doanh luôn có những rủi ro, đặc biệt trong thương mại điện tử, khi người bán và người mua chưa gặp nhau. Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách bán hàng đầy đủ, chi tiết và cụ thể, tìm hiểu và nắm bắt "luật chơi" trên các sàn thương mại điện tử để hạn chế những rủi ro tiềm ẩn và nguy cơ thiệt hại về kinh tế. Cùng với đó, DN nên tham gia vào các hiệp hội, tăng cường sự kết nối với cơ quan quản lý nhà nước để tìm sự hỗ trợ trong việc giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn gặp phải trong quá trình hoạt động.

Đưa ra lời khuyên cho DN, ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - nhấn mạnh, bên cạnh việc tìm hiểu các quy định về chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa cũng như các quy định liên quan tới nhập khẩu của thị trường nước nhập khẩu, DN phải đảm bảo hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng và các chứng từ, chứng nhận phù hợp với yêu cầu của thị trường nhập khẩu, quy định về pháp lý trước khi đưa sản phẩm vào thị trường đó.

Đặc biệt, "DN nên nắm rõ được quy trình vận hành logistics trong thương mại điện tử xuyên biên giới, cách thức bảo quản hàng hóa hiệu quả và tính toán được phương án logistics tối ưu, chi phí thấp để hàng hóa có giá bán cạnh tranh nhất khi phân phối trên thương mại điện tử tại thị trường nhập khẩu" - ông Đặng Hoàng Hải lưu ý.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục xây dựng những chính sách về TMĐT; cải cách hành chính và hỗ trợ DN tham gia mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng mới.
Anh Việt - Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty ShopeePay 25 triệu đồng.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Nếu Temu vẫn không đăng ký theo quy định, Bộ Công Thương sẽ trao đổi với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.
Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương khuyến nghị người tiêu dùng tuyệt đối không mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký để tự bảo vệ quyền lợi ích.
Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Sau 2 ngày livestream tại chương trình “Tự hào hàng Việt” đã thu về 12,7 nghìn đơn hàng cho các sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh Gia Lai.

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì đằng sau mức giá

Thấy gì đằng sau mức giá 'rẻ bất ngờ' của sàn thương mại điện tử Temu?

Đằng sau mức giá rẻ 'bất ngờ' của sàn thương mại điện tử Temu là hàng loạt người bán hàng bị ép giá, cũng như vô số hàng hóa kém chất lượng, gây nguy hiểm...
Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Dù hàng giá rẻ có thể thu hút sự chú ý nhưng các chuyên gia cho rằng, để thuyết phục khách hàng, Temu cần thời gian chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB Law cho rằng, cần kiểm soát chất lượng và nguồn gốc hàng hóa trên sàn thương mại điện tử Temu.
Trước sức ép hàng giá rẻ từ Temu, doanh nghiệp Việt làm gì để giữ

Trước sức ép hàng giá rẻ từ Temu, doanh nghiệp Việt làm gì để giữ 'sân nhà'?

Trước "bão" hàng giá rẻ đến từ sàn Temu, ông Trần Văn Hiển cho rằng, doanh nghiệp trong nước phải nghiên cứu sản phẩm ngách, phát huy thế mạnh “tự thân”.
Luật sư Nguyễn Hoài Sơn:Xử lý sàn thương mại điện tử Temu sai phạm thế nào?

Luật sư Nguyễn Hoài Sơn:Xử lý sàn thương mại điện tử Temu sai phạm thế nào?

Luật sư Nguyễn Hoài Sơn cho rằng việc Temu tung website, app tiếng Việt không đăng ký với Bộ Công Thương; tung khuyến mại “khủng” là vi phạm pháp luật Việt Nam.
Nhiều quốc gia

Nhiều quốc gia 'mạnh tay' với sàn thương mại điện tử Temu

Do lo ngại về cạnh tranh, chất lượng và bảo mật, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những động thái "mạnh tay" với sàn thương mại điện tử Temu.
Ngày 6/11, sẽ diễn ra Diễn đàn ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số năm 2024

Ngày 6/11, sẽ diễn ra Diễn đàn ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số năm 2024

Diễn đàn ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số năm 2024 sẽ có khoảng 100 gian hàng từ các doanh nghiệp thương mại điện tử và công nghệ số.
Thành phố Hà Nội: Đẩy mạnh chuyển đổi số nông nghiệp

Thành phố Hà Nội: Đẩy mạnh chuyển đổi số nông nghiệp

Thực hiện chuyển đổi số, bắt kịp sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong thời kỳ 4.0, TP. Hà Nội đã đẩy mạnh đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử
Bộ Công Thương yêu cầu sàn thương mại điện tử Temu tuân thủ pháp luật Việt Nam

Bộ Công Thương yêu cầu sàn thương mại điện tử Temu tuân thủ pháp luật Việt Nam

Bộ Công Thương giao Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ động liên hệ với đội ngũ pháp lý của sàn Temu yêu cầu tuân thủ pháp luật hiện hành Việt Nam.
SPX hỗ trợ nhà bán hàng bứt phá trong mùa sale cuối năm

SPX hỗ trợ nhà bán hàng bứt phá trong mùa sale cuối năm

Nhằm giảm áp lực cho nhà bán mùa sale cuối năm, các đơn vị vận chuyển đã nâng cao dịch vụ để hỗ trợ nhà bán hàng online tối ưu chi phí vận hành.
Sàn Temu bán hàng giá rẻ, đại biểu Quốc hội khuyến cáo

Sàn Temu bán hàng giá rẻ, đại biểu Quốc hội khuyến cáo

Trước sự tiếp thị rầm rộ của sàn thương mại điện tử Temu với nhiều sản phẩm được quảng cáo giảm 90%, đại biểu Quốc hội khuyến cáo đến người dân và doanh nghiệp.
Cộng đồng mạng đánh giá về Temu: Giá không rẻ, hoài nghi chất lượng

Cộng đồng mạng đánh giá về Temu: Giá không rẻ, hoài nghi chất lượng

Cộng đồng mạng nhận xét, giá cả trên sàn thương mại điện tử Temu không rẻ, chất lượng sản phẩm cũng bị nhiều người dùng tỏ ý nghi ngờ.
Sắp diễn ra

Sắp diễn ra 'Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2024'

Ngày 24/10, Bộ Công Thương ban hành Quyết định về việc tổ chức “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam năm 2024”.
9 tháng người tiêu dùng Việt Nam chi 8,9 tỷ USD mua hàng trên sàn thương mại điện tử

9 tháng người tiêu dùng Việt Nam chi 8,9 tỷ USD mua hàng trên sàn thương mại điện tử

227.700 tỷ đồng, tương đương 8,9 tỷ USD là số tiền người Việt đã chi để mua hàng trên các sàn thương mại điện tử trong 9 tháng năm 2024.
Công ty YouNet ECI nêu 3 tác động của Temu vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Công ty YouNet ECI nêu 3 tác động của Temu vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Việc sàn thương mại điện tử Temu vào thị trường Việt Nam đại diện YouNet ECI dự báo sẽ dẫn đến 3 tác động đáng kể cho thị trường trong nước.
Ngày 24/10, sàn thương mại điện tử Temu đã có văn bản chính thức gửi Bộ Công Thương

Ngày 24/10, sàn thương mại điện tử Temu đã có văn bản chính thức gửi Bộ Công Thương

Ngày 24/10, Temu có văn bản gửi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) về thực hiện các yêu cầu pháp luật thương mại điện tử Việt Nam.
Lo ngại cạnh tranh không lành mạnh trên sàn thương mại điện tử, TP. Hồ Chí Minh kiến nghị nhiều giải pháp

Lo ngại cạnh tranh không lành mạnh trên sàn thương mại điện tử, TP. Hồ Chí Minh kiến nghị nhiều giải pháp

Nhiều nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới xuất hiện tại Việt Nam đưa ra khuyến mại tới 90% tạo ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.
Thương mại điện tử Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục đột phá mạnh mẽ

Thương mại điện tử Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục đột phá mạnh mẽ

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, hạ tầng logistics và nhu cầu tiêu dùng tăng cao, kỳ vọng thương mại điện tử Việt Nam sẽ tiếp tục đột phá mạnh mẽ.
Bộ Công Thương: Rà soát hàng hoá giá rẻ lưu thông qua kênh thương mại điện tử

Bộ Công Thương: Rà soát hàng hoá giá rẻ lưu thông qua kênh thương mại điện tử

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, đang rà soát, đánh giá đối với hàng hóa giá rẻ tràn vào Việt Nam thông qua các kênh thương mại điện tử.
Hàng giả, hàng nhái tràn lan: Rủi ro lớn từ giao dịch trên mạng xã hội, website chưa được quản lý

Hàng giả, hàng nhái tràn lan: Rủi ro lớn từ giao dịch trên mạng xã hội, website chưa được quản lý

Hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ,... tràn lan trên mạng xã hội, website chưa được đăng ký với Bộ Công Thương gây rủi ro lớn cho người tiêu dùng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động