Thứ bảy 10/05/2025 04:12

Thương mại điện tử giúp nông dân Long An quảng bá sản phẩm chùm ngây

Với sự hỗ trợ của thương mại điện tử, các sản phẩm từ chùm ngây như trà, bánh, bột... của nông dân Long An đã tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng.

Khởi nghiệp từ chùm ngây

Chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera hoặc tên khác là Thần Diệu, được người Hy Lạp, Ấn Độ, Ý sử dụng hàng trăm năm nay, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

Loại cây này có xuất xứ vùng Nam Á và xuất hiện ở Việt Nam khá lâu, được người dân sử dụng để nấu canh trong các bữa ăn hàng ngày. Cây chùm ngây còn có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh như huyết áp, tiểu đường,… bởi trong chùm ngây có chứa hơn 92 khoáng chất, dưỡng chất.

Chùm ngây là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe người sử dụng.

Với niềm đam mê làm nông nghiệp sạch, năm 2015, anh Phạm Ngọc Anh Tuấn (ấp Bình Tây, xã Tân Bình, huyện Tân Trụ, Long An) đã từ bỏ công việc có thu nhập ổn định, mạnh dạn chọn loại cây này để khởi nghiệp bằng cách chế biến nhiều sản phẩm như trà, bánh, tinh bột hay tinh dầu chùm ngây.

Sau khi thành lập Công ty TNHH Một thành viên Vườn Nhà Mình, anh Tuấn đầu tư khoảng 0,1ha đất trong vườn để trồng trên 500 cây chùm ngây. Sau thời gian trồng thử nghiệm, anh nhận thấy cây chùm ngây dễ trồng, khả năng kháng sâu, bệnh tốt, không cần dùng phân, thuốc hóa học và ít bị tác động bởi biến đổi khí hậu nên nhân rộng mô hình bằng cách liên kết với nông dân trong vùng trồng thêm 3ha. Tất cả diện tích chùm ngây đều được trồng theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học.

Năm 2019, bánh và trà chùm ngây của anh được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Đặc biệt, năm 2021, trà chùm ngây của Vườn Nhà Mình được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Năm 2021, bình quân mỗi tháng, công ty cung cấp cho các siêu thị mini, cửa hàng rau sạch khoảng 500kg-1 tấn lá chùm ngây tươi với giá bán 25.000 đồng/kg và hơn 500kg bột chùm ngây,...

Hiện tại, anh Tuấn còn đầu tư thêm cối nghiền bột từ lá chùm ngây. Anh Tuấn cho biết, sau sấy khô, lá chùm ngây được nghiền bằng cối thông thường, sau đó nghiền thêm một lần nữa bằng cối nghiền để cho ra sản phẩm bột mịn. Điều này đáp ứng tốt nhu cầu liên kết với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, mỹ phẩm cũng như dược phẩm.

Anh Tuấn cho biết, thời gian tới, anh phát triển thêm các đối tác phân phối lớn để đưa sản phẩm đến các siêu thị lớn, uy tín trên toàn quốc: Big C, Co.op mart, Bách Hóa Xanh,... Đặc biệt, hướng tới xuất khẩu các sản phẩm từ cây chùm ngây của công ty sang các thị trường khó tính khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ (bao gồm nguyên liệu, sản phẩm).

Từ vườn nhà lên "cõi mạng"

Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành lựa chọn tối ưu cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nắm bắt xu hướng này, doanh nghiệp của anh Tuấn đã chủ động ứng dụng thương mại điện tử, triển khai bán hàng đa kênh, đa phương tiện, trong đó có Sàn Việt (sanviet.vn) mang đến sự tiện lợi tối đa cho khách hàng.

Anh Phạm Ngọc Anh Tuấn chi sẻ: "Nhờ sự phát triển của xu hướng mua sắm trực tuyến, thương mại điện tử đã trở thành "cánh tay đắc lực" giúp các sản phẩm mang thương hiệu "Vườn Nhà Mình" đến gần hơn với khách hàng. Khi khách đặt hàng qua các sàn thương mại điện tử, công ty sẽ cập nhật số liệu cụ thể và chuyển hàng đến tận tay người mua thông qua các công ty vận chuyển".

Sản xuất sản phẩm từ chùm ngây ở công ty Vườn Nhà Mình

Được biết, để đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh Long An đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương xây dựng Sàn Thương mại điện tử Long An (www.longan.sanviet.vn) với hàng chục doanh nghiệp, hợp tác xã và hàng trăm sản phẩm đã được lựa chọn và đưa lên sàn. Sàn thương mại điện tử Long An được tích hợp vào Sàn thương mại điện tử hợp nhất (Sanviet.vn) do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương xây dựng và quản lý vận hành.

Sàn thương mại điện tử Long An được xây dựng nhằm mục đích kết nối người mua và người bán trong tỉnh, tạo dựng môi trường mua sắm trực tuyến an toàn, tiện lợi và hiệu quả. Đây là một trong những kênh bán hàng quan trọng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Đồng thời là kênh mua sắm trực tuyến uy tín và chất lượng, mang đến cho người tiêu dùng Long An nhiều lợi ích thiết thực.

Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An Châu Thị Lệ, chỉ số thương mại điện tử tỉnh Long An năm 2024 đạt hạng 23/56 tỉnh, thành phố cả nước, đứng thứ 2/13 tỉnh thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long, chỉ sau TP. Cần Thơ, tăng 2 hạng so với năm 2023. Trong đó, Chỉ số về nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin đạt 26 điểm, xếp hạng 19. Chỉ số về giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) đạt 22 điểm, hạng 39, Chỉ số về giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) đạt 20 điểm, hạng 18.

Có được kết quả trên, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể tổ chức tuyên truyền cho các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh về tính năng tham gia thương mại điện tử; tập huấn, đào tạo, hướng dẫn kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương tỉnh Long An đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh tham gia bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Các chính sách này bao gồm hỗ trợ đào tạo và tập huấn về thương mại điện tử, hỗ trợ quảng bá sản phẩm, kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán và vận chuyển, cũng như hỗ trợ tham gia các hội chợ và triển lãm thương mại điện tử.

Với sự nỗ lực của các cấp chính quyền và sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh, sàn hứa hẹn sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An, tạo ra một nền tảng thương mại điện tử vững mạnh và bền vững.

An An
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025