Thứ ba 13/05/2025 16:44

Thuốc tân dược giả khai thác thị trường nông thôn

Thị trường dược phẩm Việt Nam, doanh số năm 2013 là hơn 3 tỷ đô-la Mỹ, đứng thứ 13 trên thế giới về tốc độ tăng trưởng chi tiêu dược phẩm. Việt Nam đang là “miếng mồi” béo bở của những đối tượng chuyên sản xuất, buôn bán tân dược giả, đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa…

Bà con nên mua thuốc tại các hiệu thuốc có chứng nhận của cơ quan y tế địa phương

 - Thuốc giả ngày càng tinh vi

Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang nhận định, tình hình thuốc giả, thuốc kém chất lượng hiện nay diễn biến hết sức phức tạp. Thuốc giả, thuốc kém chất lượng ngày càng được làm giả một cách tinh vi, nếu nhìn bằng mắt thường rất khó có thể phát hiện được. Các loại tân dược bị làm giả nhiều là: Tanganil điều trị chóng mặt, Mobíc điều trị bệnh lý xương khớp, cota điều trị về viêm xoang, viêm mũi dị ứng, Ampicillin (của Pháp), Zinnat dạng viên 500 mg…

Các cơ quan chức năng cho biết, thủ đoạn của bọn tội phạm ngày càng tinh vi, liều lĩnh. Tội phạm cấu kết với nhau thành các đường dây sản xuất buôn bán, vận chuyển tân dược giả. Chúng dùng các máy móc hiện đại, ăn cắp bao bì, mẫu mã, nhái thương hiệu, hoặc mua thuốc chất lượng kém gửi ra nước ngoài đóng hộp, rồi nhập vào Việt Nam dưới danh nghĩa các công ty nhập khẩu thuốc.

Theo Thiếu tướng Đặng Xuân Khang, Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát Nhân dân, hiện tân dược giả được các đối tượng tiêu thụ chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa, các nơi dân trí thấp, thậm chí còn được tiêu thụ ở các bệnh viện địa phương. Ở các chợ nông thôn, vùng cao chỉ với khoảng vài chục loại thuốc chữa các loại bệnh thông thường được bày trên chiếc bàn gỗ nhỏ, kệ, thùng xốp hay tấm nilon trải dưới đất là có thể thành một “quầy thuốc” có thể hành nghề. Đa phần thuốc tân dược ở chợ nông thôn thường là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, khó kiểm định về chất lượng. Việc tồn tại các hình thức bán thuốc như trên sẽ tạo điều kiện cho thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuốc không bảo đảm chất lượng xâm nhập thị trường, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người tiêu dùng. Điều đáng nói là, việc này đang diễn ra một cách công khai, nhưng dường như lực lượng chức năng lại đang buông lỏng quản lý.

Các thuốc đặc trị giả được bán rẻ hơn thuốc thật rất nhiều, thậm chí giá chưa tới 1/3. Trong khi thuốc Vastarel 20 mg thật được bán với giá 96.500 đồng/hộp thì thuốc giả chỉ có 55.000 đồng/hộp, Viagra 100 mg giá bán 720.000 đồng/hộp 4 viên thì thuốc giả chỉ có 230.000 đồng/hộp, Tanagil bán 120.000 đồng/hộp thì thuốc giả là 70.000 đồng/hộp… Nhiều người ham rẻ mua phải thuốc giả không ngờ rằng thuốc họ mua về không chữa được bệnh mà còn là nguy cơ tiềm ẩn tới sức khỏe.

Cách nhận biết thuốc Zinnat giả

Theo Bộ Y tế, dược phẩm là loại hàng hóa đặc biệt có liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người nên việc kinh doanh phải tuân thủ triệt để những quy định nghiêm ngặt. Vì thế, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần quyết liệt hơn trong việc tuyên truyền, có biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Bên cạnh đó, bà con nên tìm đến các hiệu thuốc có chứng nhận của cơ quan y tế địa phương để tìm mua các sản phẩm chính hãng, tránh ham sản phẩm rẻ dẫn đến “tiền mất, tật mang”.

Các bác sĩ khuyến cáo, thuốc giả có nhiều dạng khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng là khi sử dụng thì bác sỹ và người bệnh gặp thất bại trong điều trị, tăng độc tính, tăng kháng thuốc, thậm chí cả tử vong. Nếu tác dụng phụ của thuốc thật nằm trong khoảng 1/10.000 đến 1/100.000 thì nguy cơ độc hại của thuốc giả lại lên đến 1/10. Trong đó đáng nguy hiểm nhất là ngộ độc thuốc và dị ứng thuốc. Vì vậy, việc tăng cường nhận thức và cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng khi sử dụng thuốc giả được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu và có tính bền vững hiện nay.

Đối với sản phẩm Zinnat là dòng thuốc kháng sinh mạnh, đắt tiền được sử dụng khá phổ biến cho cả người lớn và trẻ em tại Việt Nam. Loại thuốc này thường được chỉ định trong các bệnh về đường hô hấp như: Viêm phổi, viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa hay các bệnh về nhiễm khuẩn niệu - sinh dục (viêm niệu đạo, bệnh lậu)... Tuy nhiên, hiện trên thị trường xuất hiện thuốc kháng sinh Zinnat dạng viên 500 mg bị làm giả. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho người bệnh, khi mua người tiêu dùng nên chú ý các đặc điểm để nhận biết thuốc Zinnat giả như sau:

Phần đầu của hộp thuốc: Phần đầu của hộp thuốc khi nhìn nghiêng đối với mẫu thật thì ô giấy mờ có một cạnh nằm  ngang bằng mặt trên của cụm từ "comprimés 500 mg"; đối với mẫu giả thì ô giấy mờ có một cạnh nằm ngang bằng mặt dưới của cụm từ "comprimés 500 mg".

Lưu ý trên nhãn phụ: Cụm từ “Rx Thuốc bán theo đơn” trên nhãn phụ đối với sản phẩm thuốc thật chữ in thường đậm còn thuốc giả chữ in thường không đậm. Cụm chữ - số “ZIN/SV0703/V1” trên nhãn phụ  trên thuốc thật chữ V cách điệu, nét chữ mảnh hơn các chữ cùng cụm từ; trên thuốc giả chữ V cách điệu, nét chữ tương tự như các chữ cùng cụm từ.

Nhìn tổng thể: Bao bì của thuốc thật có màu sắc, hình dáng, kiểu chữ sắc nét hơn so với bao bì của thuốc Zinnat giả.

Thanh Hải

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa