Thuế thu nhập cá nhân - Vì sao cần điều chỉnh sớm?

Thuế thu nhập cá nhân bắt đầu được áp dụng từ năm 2009, với mức tính thuế ban đầu là 4 triệu đồng và mức giảm trừ phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/người/tháng.
Sửa thuế thu nhập cá nhân: Cần nâng mức giảm trừ gia cảnh Người dân cần lưu ý gì để được hoàn tiền thuế thu nhập cá nhân?

Nghị trường Quốc hội chiều 29/5/2024 đã bị đốt nóng với nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội phản ánh nguyện vọng chung của đông đảo cử tri cả nước về sự cần thiết điều chỉnh cách tính thuế thu nhập cá nhân, nhất là cần sớm sửa đổi mức giảm trừ gia cảnh.

Thuế thu nhập cá nhân bắt đầu được áp dụng từ năm 2009, với mức tính thuế ban đầu là 4 triệu đồng và mức giảm trừ phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/người/tháng. Theo luật thì khi chỉ số CPI biến động trên 20% thì Thường vụ Quốc hội sẽ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.

Thuế thu nhập cá nhân - vì sao cần điều chỉnh sớm

Cần sớm điều chỉnh mức thuế thu nhập cá nhân (Ảnh minh họa)

Sau khi điều chỉnh vào năm 2013, mức tính thuế là 9 triệu đồng và giảm trừ là 3,6 triệu đồng.

Đến năm 2020, Quốc hội đã có Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 ngày 2/6/2020 điều chỉnh việc giảm trừ gia cảnh. Theo đó, từ kỳ tính thuế năm 2020, mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. Tức người có thu nhập tính thêm 1 người phụ thuộc thì trên 17 triệu đồng mới phải nộp thuế, còn nếu trên 2 người phụ thuộc thì trên 22 triệu đồng mới bắt đầu nộp thuế, chưa tính đến các khoản giảm trừ như bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp...

Đến nay, theo Bộ Tài chính, việc Bộ Tài chính chưa đề nghị giảm trừ gia cảnh là thực hiện đúng luật vì 3 lẽ sau:

Thứ nhất, mức tính thuế hiện hành đang cao hơn 2,2 lần so với thu nhập bình quân đầu người cả nước, trong khi thế giới là dưới 1 lần.

Thứ hai, CPI tính từ năm 2020 tới nay mới tăng 11,47% (cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, CPI của năm 2023 là 3,25%; năm 2022 là 3,15%; năm 2021 là 1,84% và 2020 là 3,23%). Theo luật là trên 20% mới điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.

Thứ ba, Thường vụ Quốc hội đã đưa việc điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân theo chương trình xây dựng pháp luật. Cụ thể, sẽ sửa luật Thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10/2025 và có thể thông qua vào kỳ họp tháng 5/2026. Nếu Thường vụ Quốc hội quyết định sửa luật vào cuối năm 2024 và áp dụng từ năm 2025 thì Bộ Tài chính sẽ chấp hành, xin ý kiến đại biểu Quốc hội, nhân dân để đưa ra các quy định phù hợp.

Tuy nhiên, như lời Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) và nhiều đại biểu Quốc hội khác, quy định về mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân hiện quá lạc hậu, thực sự không còn phù hợp với tình hình hiện nay, nhất là ở các thành phố lớn, gây thiệt hại cho người nộp thuế; Quốc hội cần sớm xem xét sửa đổi mức này mà không để người dân phải chờ tới 2026 mới sửa Luật theo dự kiến.

Có nhiều căn cứ thực tiễn xác đáng để minh chứng cho điều này:

Một là, theo Tổng cục Thống kê, CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2024 đã là trên 4%. Điều này cho thấy khả năng lạm phát cả năm 2024 khó giữ được mức dưới 4 % theo kế hoạch Quốc hội đã thông qua. Dự báo, đến năm 2025, mức CPI bình quân cũng khó dưới 4%... Nghĩa là, chỉ ngay trong năm 2025 tổng mức CPI cộng dồn danh nghĩa của Việt Nam cũng không thấp hơn 20% so với năm 2020. Trong khi đó, theo kế hoạch thì mãi tận giữa năm 2026 mới có thể có mức giảm trừ gia cảnh mới cho người dân nộp thuế thu nhập cá nhân. Điều này đồng nghĩa với kéo dài tình trạng nghịch lý là nhiều người dân phải vừa thắt lưng, buộc bụng, vừa phải nộp thuế thu nhập cá nhân oan vì chậm sửa luật.

Hai là, Luật Thuế thu nhập cá nhân và các quy định hiện hành lấy tiêu chí biến động CPI trên 20%, tức là phải dựa trên rổ hàng hóa gồm 752 mặt hàng là bất hợp lý. Bởi lẽ các mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu của đại da số người dân chỉ có khoảng trên 20 mặt hàng. Thực tế cho thấy, trong 5 năm qua, nhiều hàng hóa dịch vụ thiết yếu đều tăng mạnh trên thị trường, ngay cả ở khu vực công, như y tế, giáo dục; Thậm chí, nhiều hàng hóa thiết yếu tăng nhanh hơn mức tăng thu nhập. Nếu như gia đình có con nhỏ, phải thuê người trông, riêng tiền lương trả cho người trông trẻ hiện nay không dưới 5 triệu đồng/tháng. Còn tiền chi cho một trẻ dưới 6 tuổi đi nhà trẻ tư ở các đô thị như Hà Nội hiện không dưới 6-8 triệu đồng/tháng. Nhiều gia đình có con đi học, chi phí học hành hiện chiếm phần lớn cơ cấu chi tiêu, thậm chí vượt quá mức lương danh nghĩa của các gia đình…

Ba là, thực tế cho thấy, quy định mức giảm trừ gia cảnh cần phù hợp với điều kiện của một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp như ở nước ta, với phần lớn (70%) thu nhập của người dân sẽ dành cho hàng hóa dịch vụ thiết yếu, so với chi cho hàng hóa dịch vụ thiết yếu chỉ chiếm 30-40% ở những quốc gia có thu nhập cao.

Bốn là, cần thấy rằng mức khởi điểm tính thuế và chiết trừ gia cảnh không tương xứng với mức tăng thu nhập quốc gia của Việt Nam suốt thời gian qua: Năm 2007, quy mô nền kinh tế khoảng 77,4 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người là 13,5 triệu đồng/người/năm (840 USD/người/năm). Năm 2023, quy mô nền kinh tế đã tăng lên 430 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người gần 101,9 triệu đồng/người/năm. Mức này gấp hơn 7,5 lần so với năm 2007. Trong khi đó, cả mức ngưỡng tính thuế thu nhập cá nhân và mức chiết trừ gia cảnh lại tăng chậm hơn nhiều, cùng chỉ là 2,75 lần.

Đây cũng là lý do giải thích vì sao quy mô nguồn thu, tức gánh nặng thuế thu nhập cá nhân ngày càng cao. Theo Bộ Tài chính, quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2009 là 14.318 tỷ đồng; năm 2022 là 162.790 tỷ đồng, chiếm 11,2% tổng thu nội địa, gấp 11,4 lần số quyết toán năm 2009.

Bởi vậy, yêu cầu của đông đảo đại biểu Quốc hội và người dân về Chính phủ sớm trình sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân vào cuối tháng 10/2024 và trình Quốc hội thông qua vào tháng 5/2025 là hết sức có lý, có tình và sát thực tiễn, đúng như chỉ đạo của Chính phủ với phương châm “năm quyết tâm, năm đẩy mạnh” “lấy thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý đo lường chính sách” và cái gì có lợi cho dân thì cố gắng làm như lời dạy của Bác Hồ.

Giảm mức thu thuế thu nhập cá nhân cho người dân có thu nhập không cao là cách thức hỗ trợ chính sách tài chính “hậu Covid-19” cho người dân tốt nhất, để tăng khả năng cho họ củng cố hạnh phúc gia đình, nuôi dưỡng con cái và tái sản xuất sức lao động, mở rộng thị trường tiêu thụ... Đây là việc nên làm cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội, vĩ mô và vi mô, trước mắt và lâu dài.

Lòng dân đã tỏ, nhiều đại biểu Quốc hội, cử tri đã lên tiếng, còn chần chừ gì nữa mà không cầu thị, sớm chỉnh sửa Luật thuế thu nhập cá nhân để “Quốc thái, dân an” như di nguyện thiêng liêng của Hồ Chủ tịch...!

TS. Nguyễn Minh Phong
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, quá trình tinh gọn bộ máy sẽ là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm vị trí việc làm mới phù hợp hơn với năng lực.
Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Bộ Công Thương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Bộ Công Thương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Bộ Công Thương đã tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực đáp ứng chiến lược phát triển ngành Công Thương.
Bệ phóng chuyển đổi số: Đột phá đào tạo nhân lực ngành Công Thương

Bệ phóng chuyển đổi số: Đột phá đào tạo nhân lực ngành Công Thương

Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, Bộ Công Thương không ngừng nỗ lực, triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số.
Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Phân bón là một trong những ngành tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và đã mang lại những kết quả nhất định.

Tin cùng chuyên mục

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Luật Điện lực (sửa đổi) mở đường cho các cơ chế pháp lý rõ ràng, minh bạch hơn; khuyến khích đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo.
Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Một trong những tiêu chí để được xuất hàng sang châu Âu mà doanh nghiệp cần ghi nhớ đó là thực hiện trách nhiệm xã hội, trong đó có thúc đẩy bình đẳng giới.
Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã được triển khai 15 năm, mang lại hiệu quả tích cực trong việc khẳng định sự vươn mình của hàng Việt.
Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Công nghệ nhà máy điện hạt nhân hiện nay rất đa dạng, tuy nhiên theo ông Lê Đại Diễn, Việt Nam nên sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng.
Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương đã tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành Công Thương.
TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

Theo chuyên gia năng lượng, TS Hà Đăng Sơn, Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ giúp khơi thông các điểm nghẽn pháp lý trong phát triển điện lực ở Việt Nam.
Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Chuyển đổi số ngành Công Thương đang được đẩy mạnh với mục tiêu nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức nhưng công tác đào tạo vẫn gặp nhiều thách thức.
Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Trong quá trình chuyển đổi số, Bộ Công Thương đặc biệt quan tâm đến nguồn nhân lực số và thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức để bắt kịp xu thế.
Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa phải tạo nên những đột phá, để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận.
Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

15 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, loạt giải pháp của Bộ Công Thương giúp người tiêu dùng ưa thích hàng Việt Nam.
Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Sau gần 4 năm đi vào hoạt động, Cổng FTAP đã trở thành một địa chỉ cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp, người dân.
Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Việc nghiên cứu và triển khai điện hạt nhân tại Việt Nam, tái khởi động các dự án được xem là chiến lược hết sức quan trọng.
Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

TS. Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ về thách thức và cơ hội, đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Tài chính xanh đang trở thành yếu tố then chốt thúc đẩy tăng trưởng bền vững tại Việt Nam, với những cam kết mạnh mẽ và giải pháp thiết thực cho tương lai.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

Khung pháp lý về tài chính xanh vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc triển khai các sản phẩm và dịch vụ liên quan...

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

Tài chính xanh có vai trò then chốt trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam, hỗ trợ mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Với mức giảm giá đến 100%, Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 sẽ tạo đột phá kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ dịp cuối năm và Tết 2025.
Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hóa không chỉ là ký ức, mà là sức mạnh sống động giúp định hình bản sắc, truyền cảm hứng và thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.
Bộ Công Thương chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

Bộ Công Thương chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

Bộ Công Thương đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động