Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Thực sự “trưởng thành về mặt chất lượng”

Chiều 10/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thực hiện giám sát chuyên đề về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi (Chương trình) giai đoạn 2012 – 2018” với đánh giá chung, dù còn khó khăn song Chương trình đã thực sự “trưởng thành về mặt chất lượng” song cần quyết liệt, đồng bộ hơn để nâng cao hiệu quả trong thời gian tới.

Kết quả thực hiện các mục tiêu giảm nghèo đạt khá…

Tóm tắt kết quả giám sát, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Trưởng Đoàn giám sát của UBTVQH, ông Hà Ngọc Chiến cho biết, nguồn kinh phí đầu tư cho Chương trình từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, kinh phí huy động từ các chương trình/dự án hợp tác quốc tế và huy động từ các nguồn lực khác trong giai đoạn 2012 – 2018 lần lượt là: 47.411.162 tỷ đồng; trên 52.414 tỷ đồng; trên 8.974 tỷ đồng và hơn 19.184 tỷ đồng. Ngoài ra, trong giai đoạn này, từ các chính sách tín dụng ưu đãi, đã có 1,4 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN) được thụ hưởng với tổng dư nợ 46.159 tỷ đồng.

de cong tac giam ngheo thuc su ben vung
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thực hiện giám sát chuyên đề về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012 – 2018”

“Từ những nguồn kinh phí của các chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét về cơ sở hạ tầng” – ông Chiến đánh giá và đưa số liệu, đã có khoảng 25.000 công trình hạ tầng đã được đầu tư, xây dựng trên địa bàn các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng DTTS, MN.

Nhờ đó đến nay, đa số các xã đã có đường ô tô đến trung tâm; 88% thôn có đường cho xe cơ giới và 42% thôn có đường giao thông đạt chuẩn; 99% trung tâm xã và 80% thôn có điện; 65% xã có hệ thống thủy lợi nhỏ đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống; 76% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Tỷ lệ hộ nghèo, nhất là hộ đồng bào DTTS giảm trung bình khoảng 3,5%/năm.

de cong tac giam ngheo thuc su ben vung
Ông Hà Ngọc Chiến: Từ những nguồn kinh phí của các chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong thời gian qua

Đặc biệt trong giai đoạn 2016 – 2018 (Thực hiện theo tiêu chí nghèo đa chiều), tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm từ 9,88% (năm 2015), xuống còn 5,23% (năm 2018), như vậy, bình quân giảm 1,55%/năm, tương ứng giảm 1.047.452 hộ, đạt mục tiêu (giảm 1% - 1,5%/năm). Trong khi đó, tỷ lệ hộ nghèo các huyện nghèo giảm bình quân 5,5%/năm vượt mục tiêu (giảm 4%) và các xã đặc biệt khó khăn giảm từ 3-4% trở lên mỗi năm, đạt mục tiêu. Số hộ nghèo DTTS giảm được 343.470 hộ, bình quân giảm từ 3-4% mỗi năm.

… nhưng còn nhiều hạn chế

Đoàn giám sát của UBTVQH đánh giá, dù công tác giảm nghèo trên địa bàn vùng DTTS, MN đạt được những kết quả khá, song vẫn còn nhiều vướng mắc, hạn chế.

Trước hết, dù ngân sách phân bổ thực hiện Chương trình đều vượt so với kế hoạch, song trong quá trình triển khai, hằng năm có sự điều chỉnh, bổ sung đối tượng, địa bàn thụ hưởng, trong khi đó, nguồn vốn để thực hiện một số chính sách bố trí vốn chậm, không đúng kế hoạch, thẩm định vốn kéo dài, giải ngân chậm,... nên ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện các công trình, dự án của Chương trình.

Cùng đó, công tác phân bổ nguồn lực cũng chưa đáp ứng được mục tiêu kế hoạch Chương trình bởi chính sách thường có mục tiêu lớn, thời gian thực hiện ngắn, định mức hỗ trợ thấp; vốn cấp không đủ, chậm và không đồng bộ,... nên việc triển khai thực hiện chưa đạt hiệu quả cao, nhiều chương trình, dự án khi kết thúc nhưng không đạt mục tiêu.

de cong tac giam ngheo thuc su ben vung
Ông Phùng Quốc Hiển: Cần chỉ rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân một cách cụ thể ngay trong Báo cáo giám sát.

“Chương trình có nhiều chính sách, dự án thành phần do mỗi Bộ, ngành quản lý, có cơ chế phân cấp, trao quyền khác nhau, chưa tạo nên sự đồng bộ, làm hạn chế việc lồng ghép chính sách và cân đối nguồn lực chung” – ông Hà Ngọc Chiến nêu thêm tồn tại.

Chỉ ra nguyên nhân, Đoàn giám sát cho rằng trước hết do công tác ban hành văn bản chậm trong khi nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất còn manh mún, dàn trải, trùng lặp về nội dung và địa bàn, đối tượng thụ hưởng hoặc có định mức thấp.

Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong hoạch định, ban hành chính sách chưa thực sự chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời cũng được chỉ ra bên cạnh việc các địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch để triển khai chưa sát với tình hình thực tế, còn mang tính áp đặt, mệnh lệnh hành chính, chạy theo thành tích.

Các hộ nghèo vùng DTTS, MN một số nơi còn phong tục, tập quán lạc hậu, trình độ dân trí hạn chế, và một số ít người dân còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào các chính sách trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng cũng là nguyên nhân làm hạn chế kết quả thực hiện Chương trình.

Những khuyến nghị Chương trình đạt hiệu quả cao hơn

Đoàn giám sát của UBTVQH đưa 05 nhóm giải pháp và kiến nghị Quốc hội xem xét, quyết định phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021-2025 làm cơ sở để Chính phủ xây dựng kế hoạch triển khai.

Đối với Chính phủ, Đoàn giám để nghị xây dựng Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS-MN trình Quốc hội xem xét, quyết định phê duyệt, đồng thời chỉ đạo hoàn thành việc rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tích hợp chính sách, khi xây dựng, ban hành chính sách giảm nghèo mới cần có cơ chế đặc thù, phải tính toán kỹ về nguồn lực.

Trong phần thảo luận, cơ bản tán thành với báo cáo của Đoàn giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh thêm, hệ thống chính sách còn lạc hậu so với thực tế và còn “nợ chính sách”, điển hình như chính sách về dịch vụ bảo vệ rừng, chúng ta đã nâng mức chi trả từ 200 lên 400 nghìn/ha, song so với thực tế hoạt động bao vệ rừng thì chưa phù hợp. Cùng đó là công tác phân cấp, phần quyền còn chồng chéo, phân tán cho rất nhiều bộ, ngành đã làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí trong khi kỷ luật tài chính, quản lý tài chính còn lỏng lẻo.

de cong tac giam ngheo thuc su ben vung
Bà Lê Thị Nga: Cần xem xét, thực hiện các chính sách theo hướng tích hợp, lồng ghép cao hơn để tăng hiệu quả xử dụng nguồn lực của các chính sách giảm nghèo

“Qua kiểm toán đã phát hiện sai phạm, kiến nghị khắc phục, xử lý tài chính giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước” – ông Hiển nêu vấn đề và dẫn số liệu, giai đoạn 2012-2015 là gần 103 tỷ đồng trong khi giai đoạn 2016-2018 tăng lên trên 141 tỷ đồng. Từ thực tế này, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần chỉ rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân một cách cụ thể ngay trong báo cáo giám sát.

Dẫn chính sách tái định cư vùng đồng bào dân tộc, bà Lê Thị Nga – Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp – khẳng định, nhiều nơi thực hiện chưa đảm bảo nguyên tắc “chỗ lở mới phải tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” và đưa giải pháp là đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản liên quan đến các chính sách, nhất là chính sách có tính chất liên ngành, liên vùng phải phù hợp thực tiễn, trong đó, cần phải lấy ý kiến của các địa phương liên quan để đảm bảo tính khả thi.

Đặc biệt, theo bà Nga, Quốc hội đã từng bàn về việc lồng ghép, tích hợp các chính sách nhưng nhiều Bộ, ngành không tán thành nên khi thực hiện việc lồng ghép, liên thông chính sách gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần xem xét, thực hiện theo hướng tích hợp, lồng ghép cao hơn để tăng hiệu quả xử dụng nguồn lực của các chính sách giảm nghèo.

Còn theo ông Nguyễn Khắc Định – Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật – đánh giá, công tác giảm nghèo thời gian qua đã “trưởng thành về mặt chất lượng”. Về những giải pháp trong thời gian tới, ông Định tán thành với những giải pháp Đoàn giám sát nêu ra, tuy nhiên, theo ông Định, trước hết cần làm tốt các chính sách đã có, tích hợp, lồng ghép tốt hơn giữa các chính sách đang thực hiện trước khi bàn đến các giải pháp khác.
Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Nhờ nguồn vốn Chương trình 1719, 100% xã của huyện Bắc Yên (Sơn La) có đường đến trung tâm được trải nhựa, đổ bê tông; 73,1% số xã có trường, lớp học kiên cố.
Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Năm 2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La đã thực hiện phân bổ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia cho các địa phương đảm bảo theo quy định.
Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Dự án "Cải thiện sinh kế của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La thông qua nông nghiệp và cải thiện dinh dưỡng" được triển khai đã và đang mang lại hiệu quả lớn.
Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Với nhiều cách làm sáng tạo, việc đưa con chữ đến từng bản làng đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả 'hai vai'

Lạng Sơn đã và đang thực hiện hiệu quả mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử”
Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (Lạng Sơn), cô gái Nùng - Vương Thị Thương, đã khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió.
Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam, với chuỗi hoạt động hấp dẫn diễn ra từ nay đến 1/1/2025.
Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Ngày 29/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mai Sơn (Sơn La) đã bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn của xã Chiềng Kheo.
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Đây là đề xuất tại Hội thảo Dân tộc học năm 2024 nhằm làm rõ lý luận về quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia - dân tộc trong phát triển kinh tế.
Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Các không gian đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng mang đến trải nghiệm ấn tượng về miền đất, con người và du lịch tỉnh Lai Châu.
Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Những năm qua, nhờ làm tốt chính sách dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Lạng Sơn xác định, đào tạo nghề là một trong những giải pháp căn cơ giúp người nghèo có việc làm, thu nhập, sinh kế bền vững.
Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Đoàn nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng Bằng khen tại liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc năm 2024.
Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Có thể nói, những quyết sách của Đảng, Nhà nước ta cũng đều vì nước, vì dân, mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc tạo niềm tin vững chắc cho đồng bào.
Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Mobile VerionPhiên bản di động