Thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW: Tạo động lực bứt phá cho ngành Dầu khí
Dầu khí 12/09/2023 08:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam về Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban Kinh tế Trung ương làm việc tại Bà Rịa - Vũng Tàu về Nghị quyết 41-NQ/TW |
Ban Kinh tế Trung ương vừa phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) hội thảo đánh giá tình hình thực hiện các chủ trương, định hướng về chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam theo Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23/7/2015 của Bộ Chính trị và đề xuất các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cho giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2045”.
Phát biểu tại hội thảo, Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng cho biết, với 62 năm truyền thống và 48 năm hình thành và phát triển, Petrovietnam luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, đến nay Petrovietnam đã trở thành tập đoàn kinh tế hàng đầu của đất nước và đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Tổng giám đốc Petrovietnam nêu rõ, sau hơn 7 năm thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị, Petrovietnam đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết 41-NQ/TW.
![]() |
Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương và Petrovietnam tại hội thảo |
Theo đó, Petrovietnam đã giải quyết một số nhóm vấn đề gồm giải quyết được những thách thức, các khó khăn và tận dụng các cơ hội thông qua việc tập trung nguồn lực một cách có trọng tâm; xác định, định vị được vấn đề cốt lõi; tích cực đổi mới mô hình kinh doanh, xác định các sản phẩm mới, sản phẩm chủ lực của Tập đoàn; tập trung cải tiến hoạt động và tạo mức cạnh tranh trong những năm tiếp theo; tích cực phát huy và thực hiện hiệu quả vai trò đầu tàu kinh tế của đất nước; tích cực phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ ngành liên quan tham gia bảo vệ chủ quyền và biên giới quốc gia.
Cũng trong khoảng thời gian đó, Petrovietnam gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai nhiệm vụ của Nghị quyết 41, đó là việc phải ứng phó với 2 kỳ giá dầu suy giảm; tình hình Biển Đông nhiều biến động phức tạp; cơ chế, chính sách liên quan đến ngành Dầu khí còn nhiều bất cập; trữ lượng, tiềm năng dầu khí không như mong đợi; việc nhận bàn giao một số dự án yếu kém từ các đơn vị khác gây khó khăn cho Petrovietnam trong công tác quản lý, phân bổ nguồn lực…
Vượt qua những khó khăn đó, Petrovietnam thực hiện thành công các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó, xác định được mục tiêu và giá trị cốt lõi để xây dựng, phát triển Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong tương lai. “Xây dựng và phát triển Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn công nghiệp năng lượng hàng đầu đất nước, khu vực; có vị trí và vai trò nòng cốt trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia – đó là định hướng, là mục tiêu trong thời gian tới của Petrovietnam.
![]() |
Petrovietnam luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu trong Nghị quyết 41, tạo ra động lực phát triển cho ngành Dầu khí - Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW đã xuất hiện những tình huống mới, những khó khăn, thách thức tác động đến phát triển của ngành dầu khí Việt Nam, của Petrovietnam như phạm vi, địa bàn hoạt động, cơ chế chính sách, khó khăn về thị trường, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn… Những khó khăn, thách thức đó cần được phân tích, đánh giá toàn diện, khách quan, trên cơ sở đó đề xuất với Đảng, Nhà nước về các điều chính chiến lược của ngành dầu khí, của Petrovietnam trong thời gian tới.
Theo Tổng giám đốc Lê Mạnh Hùng để vượt qua khó khăn và tiếp tục thực hiện, hoàn thành các mục tiêu trong Nghị quyết 41-NQ/TW đã đưa ra 8 nhóm giải pháp để toàn Tập đoàn thực hiện. Một là, quản trị tốt nguồn nhân lực. Hai là, tập trung thúc đẩy hoàn thiện đồng bộ các thể chế và cơ chế. Ba là, phát triển công tác quản trị doanh nghiệp. Bốn là, tích cực chuyển đổi số. Năm là, đẩy mạnh khoa học công nghệ. Sáu là, tập trung mở rộng và tích hợp trong công tác mở rộng thị trường và nâng cao thị phần cho các sản phẩm chủ lực. Bảy là, tập trung tối ưu công tác đầu tư và tài chính. Tám là, đẩy mạnh xây dựng văn hoá doanh nghiệp.
Tại hội thảo các đại biểu đã tập trung đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, việc thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết . Đồng thời, tập trung thảo luận về một số vấn đề như: đánh giá tiềm năng dầu khí Việt Nam; Cách tiếp cận và tư duy mới về chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam trong tình hình mới; Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật phát triển ngành dầu khi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045; Phát triển hạ tầng dự trữ và hoàn thiện cơ chế chính sách kinh doanh xăng dầu đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước; Phát triển ngành dầu khí Việt Nam gắn liền với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh - đối ngoại… Các đại biểu đã có các kiến nghị, đề xuất nhằm đảm bảo bắt kịp xu hướng thời đại, cũng như tháo gỡ những tồn tại, xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù riêng đảm bảo phát triển ngành Dầu khí nhanh, bền vững, cần sớm trình Bộ Chính trị xem xét ban hành nghị quyết mới về “Định hướng chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Phát triển điện khí LNG: Cần sớm tháo gỡ vướng mắc để phát huy hiệu quả

Nga dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu xăng

Điều chưa biết về “siêu dự án” 12 tỉ USD sắp triển khai của Petrovietnam

Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam lập kỷ lục mới trong tháng 10

IEA: Thị trường dầu mỏ được nới lỏng do nguồn cung tăng
Tin cùng chuyên mục

Mỹ dự định tiếp tục mua 1,2 triệu thùng dầu dự trữ

Đoàn công tác của Bộ Công Thương kiểm tra giàn Công nghệ Trung tâm số 2

Lọc hóa dầu Nghi Sơn xuất bán 1,57 triệu tấn xăng dầu trong hai tháng cuối năm 2023.

Nhà nước và Ngân hàng sẽ giám sát Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Giá dầu về mức thấp nhất trong hai tháng

Cuộc thi ảnh “Petrovietnam trong tôi”: Nét đẹp của người lao động dầu khí qua góc nhìn của người trong cuộc

Dấu mốc quan trọng và bài học kinh nghiệm từ chuỗi dự án khí điện Lô B- Ô Môn

Ký kết và triển khai chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn

Khánh thành kho LNG đầu tiên tại Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, giai đoạn đến hết 2025

Ngành dầu khí Việt Nam trước cơ hội chuyển mình

Châu Phi dẫn đầu toàn thế giới về lắp đặt kho chứa LNG nổi

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí

Kho LNG 1 triệu tấn Thị Vải: Không gì là không thể

Giải pháp giúp gia tăng sản lượng khai thác và trữ lượng dầu khí

LNG - Bức tranh đa sắc màu của thị trường năng lượng Việt Nam

Chuyến tàu LNG đầu tiên đã đưa Việt Nam trở thành “điểm sáng” của thị trường LNG toàn cầu

Việt Nam – Algeria đẩy mạnh quan hệ hợp tác về dầu khí

Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn vận hành trở lại, sẵn sàng đảm bảo nguồn cung xăng dầu
