Hiệp định EVFTA, cơ hội lớn cho ngành logistics Việt Nam Bắc Ninh: Chủ động tận dụng cơ hội từ EVFTA |
Tập trung vào sản phẩm chủ lực
Ngay khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch số 263/KH-UBND ngày 15/9/2020 về việc thực hiện Hiệp định EVFTA. Theo đó, lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị trên địa bàn phát huy tính chủ động, tích cực và khả năng sáng tạo của tất cả các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân. Xác định cụ thể nội dung công việc, trách nhiệm và sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành, bảo đảm chất lượng, tiết kiệm, tiến độ hoàn thành công việc.
Vụ vải thiều năm 2023, huyện Lục Ngạn đã có 20 tấn vải được xuất sang thị trường EU |
Đảm bảo bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phù hợp với định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng - an ninh, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, góp phần tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đặt ra lộ trình thực hiện cụ thể: Giai đoạn 1 (năm 2020) tập trung hoàn tất các công việc liên quan đến việc ban hành văn bản cần thiết để thực hiện Hiệp định EVFTA trên địa bàn; quán triệt về sự cần thiết, lợi ích của việc thực hiện Hiệp định EVFTA trong toàn bộ các sở, ban, ngành và yêu cầu tất cả các cơ quan xây dựng kế hoạch riêng của ngành trong việc triển khai thực hiện Hiệp định EVFTA; tổ chức hoạt động tuyên truyền về Hiệp định EVFTA với các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người dân trên phương tiện truyền thông.
Giai đoạn 2 (từ năm 2021 - 2025) tiếp tục triển khai thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, sửa đổi, ban hành văn bản để thực hiện hiệp định; tổ chức hoạt động tuyên truyền có hệ thống, bài bản về Hiệp định EVFTA ở các cấp độ khác nhau, đặc biệt lưu ý nội dung có tính chuyên sâu, mang tính cấp thiết với cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân; tập huấn, đào tạo cán bộ làm việc tại các sở, ban, ngành, doanh nghiệp về Hiệp định EVFTA; xây dựng chương trình hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp các ngành hàng trong tỉnh, tập trung vào những lĩnh vực tỉnh có thế mạnh.
Là địa phương có thế mạnh về nông sản, cụ thể hóa nội dung này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang đã chủ động biện pháp để đón bắt cơ hội đối với ngành hàng nông nghiệp.
Theo ông Lê Bá Thành - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, EU là thị trường yêu cầu khắt khe về chất lượng, do đó, sản phẩm muốn vào được thị trường này phải nâng chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn phía đối tác đề ra. Mặc dù có nhiều sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu vào EU như bưởi, dược liệu, nhãn, rau chế biến… song trước mắt Bắc Giang mắt tập trung vào sản phẩm chính là vải thiều.
Đối với vải thiều, Bắc Giang là địa phương có vùng trồng tập trung lớn nhất cả nước. Vải thiều từng được tiêu thụ tại Mỹ, EU và nhiều quốc gia khác đã cho thấy những tín hiệu tích cực, mở ra hướng đi mới, nhất là khi EVFTA có hiệu lực.
Nắm bắt cơ hội, ngay trong vụ vải thiều năm 2021, trên cơ sở hơn 200 ha được cấp mã vùng trồng, sản xuất theo quy trình GlobalGAP, ngành nông nghiệp Bắc Giang đã quan tâm hướng dẫn người dân chăm sóc, hạn chế ra lộc đông, phòng trừ sâu bệnh để cây có thể ra hoa, đậu quả cao, cho chất lượng tốt nhất. Cùng đó, duy trì ổn định tổng diện tích trồng vải thiều toàn tỉnh khoảng 28.000ha; mở rộng diện tích vải VietGAP, hữu cơ; ứng dụng công nghệ bảo quản tiên tiến phục vụ cho xuất khẩu vải thiều tươi đến các thị trường xa, khó tính và tiềm năng, trong đó có EU.
Kết quả, ngày 15/6/2021, lô vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đầu tiên đã chính thức được xuất đi 27 quốc gia EU. Chất lượng vải thiều của Bắc Giang vượt trội, an toàn, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, đẹp về màu sắc, hương vị.
Lô vải thiều Lục Ngạn đầu tiên “chinh phục” thị trường EU |
Nối tiếp thành công này, vụ vải thiều năm 2023, tính riêng tại huyện Lục Ngạn đã có 20 tấn vải được xuất sang thị trường EU, mang lại doanh thu lớn cho người dân trồng vải.
Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực
Với vai trò là cơ quan chủ quản trong việc triển khai thực hiện EVFTA, Sở Công Thương đã chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương xây dựng chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, nông dân, phù hợp với cam kết quốc tế.
Đồng thời, chuẩn bị giải pháp ứng phó, hỗ trợ đối với những ngành hàng, mặt hàng chịu tác động lớn, trực tiếp từ việc thực thi hiệp định; hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
Đặc biệt đẩy mạnh triển khai chương trình xúc tiến thương mại; xúc tiến đầu tư, du lịch; chương trình phát triển du lịch; phát triển thương mại điện tử; kế hoạch khuyến công của tỉnh để tăng cường khả năng giao dịch, tìm kiếm, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp, sản phẩm của tỉnh.
Đồng thời chủ động phối hợp với cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan liên quan để hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh mở rộng kênh phân phối, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước; tăng cường biện pháp, cơ chế khuyến khích, định hướng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kết nối với doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh, góp phần vào việc hình thành, phát triển chuỗi cung ứng.
Tập trung cơ cấu lại công nghiệp, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo mô hình sản xuất tiên tiến, ứng dụng khoa học - công nghệ, an toàn, thân thiện với môi trường.
Tiến hành đánh giá định lượng những tác động của Hiệp định EVFTA đối với các ngành sản xuất, cung cấp dịch vụ để từ đó đề xuất biện pháp cụ thể trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành.
Ngoài ra, Sở Công Thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cũng phối hợp với Bộ Công Thương trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu cần xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) vào các thị trường có tham gia trong Hiệp định EVFTA với Việt Nam. Kịp thời cung cấp thông tin liên quan việc cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu; tiếp tục duy trì, nâng cao đường dây nóng tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp và Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp được tháo gỡ khó khăn vướng mắc kịp thời, nhanh chóng, chính xác.
Ngành nông nghiệp cũng phối hợp với Sở Công Thương triển khai kế hoạch xuất khẩu hàng hóa nông sản của tỉnh giai đoạn năm 2021-2025. Đẩy mạnh cung cấp thông tin, dự báo về các thị trường xuất nhập khẩu, thị trường trong nước, cung cấp thông tin về thương mại đầu tư để doanh nghiệp nắm bắt yêu cầu kỹ thuật, quy định quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước EU về mặt hàng nông sản.
Bắc Giang đã tổ chức lớp tập huấn, đào tạo cán bộ làm việc tại các sở, ban, ngành, doanh nghiệp về Hiệp định EVFTA |
Thường xuyên thông báo đến doanh nghiệp thông tin về các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, qua đó tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường; đồng thời chuẩn bị những giải pháp ứng phó, hỗ trợ đối với những ngành hàng, mặt hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp chịu tác động lớn, trực tiếp từ việc thực thi Hiệp định, nhất là mặt hàng từ sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản…
Ông Ngô Biên Cương - Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Bắc Giang - chia sẻ: EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và bảo đảm cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU. Khi thực thi EVFTA là cú huých lớn cho xuất khẩu của Việt Nam nói chung trong đó có mặt hàng nông sản của Bắc Giang nói riêng, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh. |